Tỷ lệ hộ điều tra theo cơ sở hạ tầng đầu tư cho sản xuất nấm ăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 60 - 63)

ĐVT: % TT Chỉ tiêu (*) Nhóm hộ I (n=30) Nhóm hộ II (n=30) Nhóm hộ III (n=30) 1 Lán trại 60,00 100,00 100,00 2 Giá treo 60,00 100,00 100,00 3 Bể xử lý rơm rạ, nhà chứa 70,00 100,00 100,00 4 Máy hấp 10 30,00 40,00 5 Máy sấy nấm - 10,00 30,00

6 Khu xử lý rác sau thu hoạch 20,00 40,00 50,00

7 Điện 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

(*Ghi chú:Câu hỏi có nhiều phương án trả lời)

4.1.3. Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân huyện Lý Nhân

Hiện nay hoạt động sản xuất nấm ăn ở huyện Lý Nhân đang trở thành phong trào và từng bước phát triển, bên cạnh đó Lý Nhân đang định hướng sản xuất nấm ăn mang lại thu nhập chính cho các hộ nông dân nên việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nấm ăn đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm nấm ăn. Công tác tập huấn chuyển giao KHKT sản xuất nấm ăn được chú trọng, hàng năm UBND huyện đã giành một phần kinh phí hỗ trợ và chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức lồng ghép với các chương trình dự án tổ chức được hàng trăm lớp tập huấn chuyển giao KHKT sản xuất nấm ăn.

Năm 2013 huyện Lý Nhân đã tổ chức được 25 lớp chuyển giao KHKT, năm 2014 tổ chức được 32 lớp, tăng 7 lớp so với năm 2013; năm 2015 tổ chức 33 lớp chuyển giao khoa học kĩ thuật, tăng 8 lớp so với năm 2013. Trong đó chủ yếu là các lớp do công ty mây tre đan Ngọc Động và trạm khuyến nông huyện Lý Nhân tổ chức, cụ thể: Số lớp tập huấn do công ty mây tre đan Ngọc Động tổ chức năm 2013 là 08 lớp (chiếm 32% số lớp); năm 2015 tổ chức 14 lớp (chiếm 42,42% số lớp), tăng 06 lớp so với năm 2013. Số lớp do ngân sách huyện tổ chức năm 2013 là 04 lớp (chiếm 16% tổng số lớp); năm 2014 có 03 lớp, giảm 01 lớp

so với năm 2013. Số lớp do trạm khuyến nông huyện Lý Nhân tổ chức năm 2013 là 11 lớp (chiếm 44% tổng số lớp); năm 2015 tổ chức 15 lớp (45,45% tổng số lớp) tăng 04 lớp so với năm 2013. Số lớp do sở Khoa học công nghệ tổ chức năm 2013 có 02 lớp (chiếm 6,67% số lớp), năm 2015 tổ chức 01 lớp giảm 01 lớp so với năm 2013.

Trong giai đoạn 2013 – 2015, chương trình tập huấn cho các hộ trồng nấm ăn đã quan tâm đến các chủ đề tập huấn, trong đó tập trung chủ yếu là chuẩn bị nguyên liệu và trồng chăm sóc nấm ăn do đây là giai đoạn đầu của chương trình phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn tỉnh Hà Nam nên yếu tố kinh nghiệm kỹ thuật đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, các lớp tập huấn theo chủ đề Vietgap, quản lý chất lượng đã được chú ý, nhằm góp phần nâng cao chất lượng sản xuất và sản phẩm nấm ăn. Về chủ đề tập huấn chuẩn bị nguyên liệu, năm 2013 huyện Lý Nhân tổ chức được 10 lớp (chiếm 33,33% số lớp), năm 2015 cũng vậy. Về chủ đề tập huấn chăm sóc nấm ăn, năm 2013 tổ chức được 10 lớp, năm 2015 tổ chức được 11 lớp. Về chủ đề thu hái và chế biến, năm 2013 tổ chức được 03 lớp, năm 2015 tổ chức được 06 lớp. Về chủ đề quản lý chất lượng, năm 2014 tổ chức được 02 lớp, năm 2015 tổ chức được 03 lớp. Về chủ đề Vietgap, năm 2013 huyện Lý Nhân chưa triển khai tập huấn, năm 2015 tổ chức được 03 lớp. Qua đây ta thấy được, cho đến nay huyện Lý Nhân đã chú trọng đến vấn đề nâng cao chất lượng sản xuất nấm thông qua số lớp tập huấn về thu hái, chế biến, VIETGAP, quản lý chất lượng đang dần tăng lên, giúp các hộ nâng cao được trình độ trong quản lý, cải thiện chất lượng sản phẩm góp phần nâng cao giá trị kinh tế. Các lớp tập huấn đã thu hút được sự quan tâm của các hộ dân muốn phát triển sản xuất nấm, số lượng người tham gia tập huấn ngày càng tăng lên, năm 2013 có 1802 lượt người tham gia tập huấn, năm 2014 có 3298 lượt người tham gia tập huấn, năm 2015 có 4503 lượt người tham gia tập huấn.

Cùng với sự chuyển giao khoa học kỹ thuật từ các lớp tập huấn, huyện Lý Nhân còn tổ chức cho các hộ đi tham quan mô hình điểm về sản xuất nấm để học hỏi kinh nghiệm, năm 2013 tổ chức được 01 buổi tham quan mô hình, năm 2015 tổ chức được 03 buổi tham quan mô hình, tăng 02 buổi so với năm 2013. Qua đó đã nâng cao được nhận thức, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển sản xuất nấm ăn được nhân rộng.

Tình hình chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hộ sản xuất nấm ăn ở huyện Lý Nhân qua 3 năm từ 2013 – 2015 được thể hiện qua bảng 4.4:

Bảng 4.4. Tình hình chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hộ sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân trong giai đoạn 2013 – 2015

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

2014/2013 2015/2014 BQ

Tổng số lớp Lớp 25 32 33 128,00 103,13 114,89

I Phân loại theo nguồn tài trợ

1 Số lớp của công ty Ngọc Động lớp 08 13 14 162,5 107,69 132,29 2 Số lớp do ngân sách huyện lớp 04 04 03 100,00 75,00 86,60 3 Số lớp khuyến nông lớp 11 13 15 118,18 115,38 116,77 4 Số lớp của sở KHCN lớp 02 02 01 100,00 50,00 70,71

II Phân loại theo chủ đề

1 Số lớp về chuẩn bị nguyên liệu lớp 10 11 10 110,00 90,91 100,00 2 Số lớp về chăm sóc lớp 10 12 11 120,00 91,67 104,88 3 Số lớp về thu hái, chế biến lớp 03 05 06 166,67 120,00 141,42 4 Số lớp quản lý chất lượng lớp 02 02 03 100,00 150,00 122,47 5 Lớp theo tiêu chuẩn Vietgap lớp - 01 03 - 300,00 -

III Tổng số người tham gia tập huấn người 1.802 3.298 4.503

IV Tham quan mô hình mô hình 01 03 03 300,00 100,00 173,21

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Lý Nhân (2013 - 2015)

Qua tìm hiểu thực tế về tình hình tiếp cận khoa học kỹ thuật sản xuất nấm ăn tại các hộ điều tra cho thấy các hộ tiếp cận qua nhiều nguồn khác nhau, mang tính thực tế như học hỏi qua người thân, xem trên internet, sách báo, tivi, tham gia các lớp tập huấn… các kênh thông tin này chứa đựng lượng thông tin dồi dào, phong phú. Tuy nhiên, không phải hộ nào cũng có thời gian để tìm hiểu qua tất cả các kênh. Đối với kênh thông tin là Tivi, internet, sách báo có 51,11% tổng số người nghiên cứu kiến thức qua kênh này, trong đó hộ nhóm I có 20% số người, hộ nhóm II có 53,33% số người, hộ nhóm III có 80% số người. Đối với kênh hội thảo tập huấn có 100% tổng số người tham gia. Đối với kênh học hỏi qua người thân có 68,89% tổng số người nghiên cứu qua kênh này, trong đó hộ nhóm I có 90% số người, hộ nhóm II có 60% số người, hộ nhóm III có 56,67% số người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 60 - 63)