Xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 57 - 60)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.2.Xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh

4.1.2.Xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân

Cùng với phong trào thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung và các cơ sở hạ tầng giúp cho phát triển sản xuất nấm nói riêng ngày các hoàn thiện như hệ thống điện, đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc. Trong giai đoạn 2013 – 2015, huyện Lý Nhân đã nâng cấp, sửa chữa 22 trạm biến áp nhằm nâng cao chất lượng điện đến các địa phương trong huyện. Bên cạnh đó, huyện cùng với các xã Nhân Khang, Chân Lý và Phú Phúc đầu tư xây mới, nâng cấp các tuyến đường liên xã giúp cho hoạt động giao thông giao thương thuận lợi hơn, việc vận chuyển sản phẩm nấm ăn nhanh hơn. Đó là tuyến đường liên xã qua xã Phú Phúc dài 3 km với mức kinh phí đầu tư là 5 tỷ đồng, tuyến đường qua xã Nhân Khang dài 2,5 km với mức kinh phí là 5 tỷ đồng, tuyến đường qua xã Chân Lý mới mức kinh phí là 4 tỷ đồng. Mặc dù vậy, trên địa bàn huyện vẫn chưa có cơ sở thu mua nấm ăn để chế biến mà chỉ phụ thuộc vào công ty mây tre đan Ngọc Động và một số thương lái nhỏ lẻ từ nơi khác đến, đây có thể coi là một khó khăn trong q trình phát triển sản xuất nấm ăn.

Bảng 4.2. Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển sản xuất nấm ăn của huyện Lý Nhân trong giai đoạn 2013 – 2015

TT Hạng mục đầu tư Số lượng Kinh phí

(tỷ vnđ)

1 Điện nơng thơn 23 biến áp 29

2 Đường giao thông xã Phú Phúc 3 km 5 3 Đường giao thông xã Nhân Khang 2,5 km 5 4 Đường giao thông thị trấn Vĩnh Trụ 3,5 km 7 5 Đường giao thông xã Chân Lý 2 km 4 6 Cơ sở thu mua chế biến nấm ăn 0 cơ sở -

Để phát triển sản xuất thì đầu tư cho cơ sở vật chất là điều kiện cần, sản xuất nấm ngoài vấn đề nguyên liệu, đất đai cần phải đầu tư xây dựng lán trại, giá treo meo nấm, bể xử lý rơm rạ, nhà chứa nguyên vật liệu, máy hấp meo mùn cưa, máy sấy khô nấm tươi, khu xử lý rác sau thu hoạch, hệ thống điện… Về lán trại, với sự đổi mới về khoa học kỹ thuật, việc xây dựng lán trại sản xuất nấm để nâng cao hiệu suất trồng nấm, đảm bảo cho nấm phát triển ổn định hơn, tránh được côn trùng, chuột… phá hại. Hiện nay, lán trại để sản xuất nấm ăn có thể được tận dụng từ các căn nhà, phịng, lều mà hộ khơng sử dụng tới, hoặc có thể hộ đầu tư xây dựng mới với các nguyên vật liệu bằng tre, lá với mức chi phí thấp, là điều kiện tốt nhất đảm bảo môi trường cho nấm ăn phát triển bình thường.

Hộp 4.2. Ý kiến của hộ về đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất nấm ăn

“Lần xây lán trại nhà tơi được chính quyền hỗ trợ cho vay 200.000 đồng/m2, nhưng chi phí xây dựng cao q, gia đình tơi vẫn phải bù thêm. Rồi thì phải đầu tư xây bể xử lý rơm rạ, lán để chứa nguyên liệu, với chỗ để chứa phế thải sau khi thu hoạch nấm.”

(Nguồn: Phỏng vấn ông Trương Văn Quang, 15h ngày 25 tháng 11 năm 2015, xã Phú Phúc, Lý Nhân, Hà Nam) “Nhà tôi sản xuất nấm ngay trên đất của gia đình nên tận dụng tất cả cơ sở vật chất có thể sử dụng được như nhà ngang không sử dụng đến dùng làm nơi trồng nấm, bể nước mưa cũ sửa đi làm chỗ xử lý ngun liệu, tơi cịn trồng nấm dưới gốc cây to trong vườn, những khoảng đất trống có thể… để bớt đi chi phí.”

Nguồn: Phỏng vấn bà Hoàng Thị Lý, 14h30 ngày 26 tháng 11 năm 2015, xã Nhân Khang, Lý Nhân, Hà Nam

Nhìn vào bảng 4.3 về tình hình quy hoạch sản xuất nấm ăn ở các hộ điều tra năm 2015 cho thấy: Hộ nhóm II và hộ nhóm III đều đầu tư xây dựng lán trại 100% do quy mô sản xuất của 2 nhóm hộ này lớn mang tính lâu dài, cịn hộ nhóm I có 60% số hộ có lán trại do nhóm hộ này có nhiều hộ sản xuất nhỏ lẻ, có thể tận dụng nhưng khoảng đất trống trong vườn nhà, dưới tán cây to để trồng trực tiếp vào meo nấm trên mặt đất. Về giá treo, các hộ thường sử dụng tre luồng hoặc thân cây nhỏ làm khung, mỗi giá thường có 3 tầng giúp cho số lượng meo nấm nhiều hơn so với để trồng meo nấm trên

mặt đất, giá treo thường sử dụng cho các hộ làm lán trại. Về bể xử lý rơm rạ, để sản xuất các loại nấm ăn bằng rơm rạ, yêu cầu phải có bể xử lý rơm rạ trước khi đưa vào ủ rơm rạ làm meo nấm, bể xử lý khơng cần làm to nhưng bắt buộc phải có và được xây dựng khá đơn giản có tác dụng chứa nước và cho rơm rạ vào xử lý. Ngoài ra, các hộ tích trữ nhiều nguyên vật liệu cần phải có nhà chứa để đảm bảo chất lượng cho nguyên vật liệu không bị hỏng như rơm rạ không bị mục thối, mùn cưa không bị rửa trôi, mất dinh dưỡng… Tuy nhiên, có nhiều hộ nhóm I khơng có bể xử lý rơm rạ và nhà chứa nguyên liệu do quy mô sản xuất nhỏ lẻ nên hoạt động xử lý thủ cơng, qua tìm hiểu số hộ điều tra, hộ nhóm I có 70% số hộ, 100% số hộ nhóm II và nhóm III có bể xử lý rơm rạ và nhà chứa nguyên vật liệu. Đối với các hộ sử dụng mùn cưa làm meo nấm, nhất là meo nấm trồng mộc nhĩ là phổ biến, yêu cầu phải làm máy hấp để xử lý meo nấm, với thực trạng sản xuất nấm ăn như hiện nay ở Lý Nhân thì số hộ đầu tư xây dựng máy hấp chưa nhiều do số lượng mùn cưa làm nấm còn hạn chế về nguồn cung. Qua tìm hiểu chỉ có 10% số hộ nhóm I, 30% số hộ nhóm II, 40% số hộ nhóm III có đầu tư xây dựng máy sấy meo nấm. Cùng với đó là máy sấy nấm cũng vậy, nấm sau khi thu hoạch, các hộ thường tập trung bán cho công ty mây tre đan Ngọc Động hoặc một số thương lái, các hộ vẫn chưa đầu tư cho hoạt động chế biến nấm ăn để nâng cao giá trị của sản phẩm nấm ăn. Qua tìm hiểu các hộ điều tra cho thấy chỉ có 10% số hộ nhóm II và 30% số hộ nhóm III có máy sấy nấm ăn. Sản xuất nấm tạo ra một lượng rác thải lớn đó là các giá thể như rơm rạ, mùn cưa làm meo nấm, tuy nhiên lượng rác này có thể chuyển hóa thành phân hữu cơ tốt cho phát triển trồng trọt. Như vậy các hộ sản xuất nấm cần có khu xử lý các meo nấm sau thu hoạch như phối trộn các hoạt chất ngay ủ phân. Khu vực này cũng chiếm một phần diện tích trong khn viên trồng nấm. Qua tìm hiểu các hộ điều tra cho thấy có 20% số hộ nhóm I, 40% số hộ nhóm II, 50% số hộ nhóm III có khu xử lý chất thải sau thu hoạch nấm ăn, các hộ cịn lại có thể cho hoặc bán lượng chất thải này cho các hộ sản xuất nông nghiệp hoặc đưa trực tiếp ra ruộng. Để sản xuất nấm ăn, hệ thống điện rất cần thiết, 100% các hộ đều đầu tư hệ thống điện để thắp sáng…

Bảng 4.3. Tỷ lệ hộ điều tra theo cơ sở hạ tầng đầu tư cho sản xuất nấm ăn ĐVT: % ĐVT: % TT Chỉ tiêu (*) Nhóm hộ I (n=30) Nhóm hộ II (n=30) Nhóm hộ III (n=30) 1 Lán trại 60,00 100,00 100,00 2 Giá treo 60,00 100,00 100,00 3 Bể xử lý rơm rạ, nhà chứa 70,00 100,00 100,00 4 Máy hấp 10 30,00 40,00 5 Máy sấy nấm - 10,00 30,00

6 Khu xử lý rác sau thu hoạch 20,00 40,00 50,00

7 Điện 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

(*Ghi chú:Câu hỏi có nhiều phương án trả lời)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 57 - 60)