Số hộ theo tình hình sử dụng lao động sản xuất nấm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 71 - 73)

TT Chỉ tiêu (*) Hộ nhóm I (n=30) Hộ nhóm II (n=30) Hộ nhóm III (n=30) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 1 LĐ gia đình 30 100,00 30 100,00 30 100,00

2 LĐ thuê thường xuyên 12 40,00 14 46,67 15 50,00

3 LĐ thuê thời vụ 07 23,33 11 36,67 14 46,67

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2015) (*Ghi chú: Câu hỏi có nhiều phương án trả lời)

4.1.4.2. Liên kết trong tiêu thụ nấm ăn

Việt Nam đã là thành viên của tổ chức WTO và vừa kí hiệp định TPP, hoạt động mở cửa thị trường và giảm thuế đã tạo điều kiện cho sản phẩm nông

nghiệp các nước khác tràn vào Việt Nam, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa sản phẩm nông nghiệp trong nước và sản phẩm nơng nghiệp nước ngồi. Bên cạnh đó, các vùng sản xuất nấm trong nước đã mọc lên dày đặc cũng tạo ra rất nhiều khó khăn trong q trình tiêu thụ sản phẩm của các hộ sản xuất nấm trên địa bàn huyện Lý Nhân nói riêng và tỉnh Hà Nam nói chung. Bài tốn làm thế nào để các hộ sản xuất nấm có thể phát triển số lượng và quy mô sản xuất, nâng cao sản lượng và tiêu thụ mạnh mẽ sản phẩm ra thị trường cần được tính tốn.

Qua bảng 4.16 về tình hình tiêu thụ nấm ăn cho thấy các hộ trồng nấm ở huyện Lý Nhân tiêu thụ qua 3 kênh chính là cơng ty mây tre đan Ngọc Động, thương lái tự do và người dân tự mang đi tiêu thụ. Về tiêu thụ nấm ăn cho cơng ty mây tre đan Ngọc Động có 90% hộ nhóm I và 100% hộ nhóm II và nhóm III. Về tiêu thụ nấm ăn cho thương lái có 40% hộ nhóm I ; 53,33% hộ nhóm II ; 56,67% hộ nhóm III. Về tự mang nấm ăn đi bán có 6,67% hộ nhóm I ; 3,33% hộ nhóm II ; 10% hộ nhóm III. Sản phẩm nấm ăn tiêu thụ chủ yếu là sản phẩm thô, do các hộ dân chưa có điều kiện để đầu tư cơng nghệ, kĩ thuật chế biến nấm ăn ; bên cạnh đó có 3,33% số hộ nhóm II và 13,33% số hộ nhóm III có tiêu thụ nấm ăn dưới dạng sơ chế.

Hoạt động tiêu thụ nấm ăn vẫn tồn tại dưới hình thức thuận mua vừa bán, các hình thức thanh tốn đa dạng, có thể trả tiền trước, có thể trả tiền ngay khi lấy hàng, có thể trả tiền sau. Tuy nhiên, số hộ thanh tốn theo hình thức đặt tiền trước lấy hàng sau là rất ít, hầu như các hộ đều liên kết tiêu thụ cho công ty mây tre đan Ngọc Động là chủ yếu, các thương lái tự do tới mua đều lo sợ về sản lượng và chất lượng nấm nên có tâm lý e ngại khi đặt tiền trước. Qua điều tra có 13,33% hộ nhóm I và 16,67% hộ nhóm II ; 16,67% hộ nhóm III thanh tốn theo hình thức trả tiền trước. Hình thức thanh tốn tiền khi lấy hàng vẫn chiếm ưu thế hơn do ảnh hưởng của chất lượng nấm và giá nấm tại từng thời điểm nên đây vẫn là giải pháp an tồn khi thu mua nấm. Qua điều tra có 90% số hộ nhóm I ; 93,33% số hộ nhóm II và hộ nhóm III thanh tốn theo hình thức trả tiền khi lấy hàng. Hình thức trả tiền chậm thường áp dụng cho những nhà tiêu thụ nấm với số lượng lớn hoặc với những thương lái có mối quan hệ thân quen, qua điều tra có 56,67% hộ nhóm I ; 66,675% hộ nhóm II ; 73,33% hộ nhóm III thanh tốn theo hình thức này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 71 - 73)