Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nấm ăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 31 - 33)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nấm ăn

2.1.4.1. Nguồn lực của địa phương

a. Lao động

Nguồn lao động của địa phương cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự đầu tư mở rộng sản xuất nấm ăn hay tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật.

Lao động là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến quy mô sản xuất nấm. Số lao động trong các hộ sản xuất càng nhiều thì việc đầu tư vào quy mô sản xuất lớn

càng thuận tiện. Ngồi lao động của gia đình tham gia vào quá trình sản xuất, các hộ sản xuất có thể thuê thêm lao động ngoài để tăng khả năng sản xuất (Nguyễn Lân Dũng, 2004).

b. Ngân sách hỗ trợ

Các chính sách hỗ trợ các hộ sản xuất giúp cho các hộ sản xuất có thêm vốn để đầu tư vào quá trình sản xuất. Nguồn ngân sách hỗ trợ của nhà nước từ cho vay, quỹ tín dụng làm cho các hộ sản xuất muốn mở rộng quy mô sản xuất (Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung, 2008).

c. Đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nó có vị trí đặc biệt trong sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất nấm nói riêng (Nguyễn Hữu Đống và cs., 2003).

d. Điều kiện của chủ hộ

Trong hộ nông dân, chủ hộ là người có vai trị rất quan trọng, quyết định các phương thức sản xuất của hộ, phương hướng phát triển sản xuất của hộ trong tương lai. Trong sản xuất nấm ăn việc lựa chọn phương thức sản xuất, với qui mô nào phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất thì phần lớn các quyết định là do chủ hộ. Trình độ chun mơn, quản lý của các chủ hộ cũng ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sản xuất và hiệu quả sản xuất của các hộ. Những chủ hộ nào có trình độ chun mơn, học vấn cao, có trình độ quản lý tốt thì sẽ dễ dàng áp dụng các công nghệ tiến bộ vào sản xuất, dám đầu tư và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quản lý và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất một cách hợp lý và có hiệu quả hơn các chủ hộ có trình độ học vấn và trình độ quản lý thấp hơn (Như Minh Hiền và Phạm Đình Dự, 2013).

e. Trình độ của lãnh đạo địa phương

Trình độ của lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn đến q trình sản xuất nấm của các hộ sản xuất. Những người lãnh đạo có trình độ chun mơn cao được đào tạo về kỹ thuật sản xuất nấm, nắm rõ các chủ trương chính sách về phát triển sản xuất nấm để tuyên truyền tới các hộ sản xuất. Bên cạnh đó họ cịn được trang bị kiến thức pháp luật về những vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nấm góp phần cho sản xuất nấm ăn phát triển.

2.1.4.2. Thị trường tiêu thụ nấm ăn

Thị trường nông sản là sự tổng hòa của mối quan hệ giữa cung và cầu nông sản. Với nền kinh tế thị trường hiện nay, thị trường nơng sản trở nên “ khó

tính “ hơn. Với lượng cung nông sản ngày càng nhiều, mẫu mã, chất lượng sản phẩm ngày được cải thiện, nhất là các sản phẩm nông nghiệp được nhập khẩu từ nước ngồi vào, bên cạnh đó, mức sống của xã hội nâng cao nên cầu có xu hướng sử dụng hàng hoa chất lượng cao, đòi hỏi người sản xuất hàng hóa chất lượng cao trong nước phải có các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín với người tiêu dùng (Nguyễn Hữu Đống và cs., 2003).

2.1.4.3. Hình thức tổ chức sản xuất nấm ăn

Tùy điều kiện kinh tế xã hội cũng như lợi thế so sánh của địa phương, của từng tiểu vùng và của từng hộ mà quyết định tổ chức hình thức sản xuất khác nhau. Đối với quy mô trang trại, cần đầu tư ban đầu lớn, nhưng lại có thể đa dạng sản phẩm, tập trung sản xuất nên mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tuy nhiên nếu bị ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh thì sẽ thiệt hại nặng. Đối với quy mơ nhỏ lẻ, đầu tư ban đầu ít, khi bị ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh sẽ không bị thiệt hại nhiều, tuy nhiên hiệu quả kinh tế không cao (Đường Hồng Giật, 2002).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 31 - 33)