Tình hình tiêu thụ nấm ăn ra thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 73 - 75)

TT Diễn giải Hộ nhóm I Hộ nhóm II Hộ nhóm III SL (TT) CC (%) (TT) SL (%) CC SL (TT) CC (%) Dạng sản phẩm tiêu thụ 1 Thô 30 100,00 30 100,00 30 100,00 2 Sơ chế - - 01 3.33 04 13,33 Kênh tiêu thụ 1 Công ty Ngọc động 27 90,00 30 100,00 30 100,00 2 Thương lái 12 40,00 16 53,33 17 56,67

3 Tự mang đi tiêu thụ 02 6,67 01 3,33 03 10,00

Phương thức thanh toán

1 Trả tiền trước 04 13,33 05 16,67 05 16,67

2 Trả tiền ngay khi mua hàng 24 80,00 28 93,33 28 93,33

3 Trả tiền chậm 17 56,67 20 66,67 22 73,33

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

4.1.5. Kết quả, hiệu quả sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân

4.1.5.1. Tình hình sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân trong giai đoạn 2013 - 2015

Là một trong hai địa bàn trọng điểm nông nghiệp của tỉnh, Lý Nhân đã đang hội tụ đầy đủ những tiềm năng, thế mạnh để phát triển nông nghiệp. Những năm qua, kinh tế và xã hội của Lý Nhân đã có bước phát triển đáng kể, đời sống người dân được nâng cao, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động đang có sự dịch chuyển rõ nét. Với sự định hướng của Đảng và nhà nước cùng các chính sách phát triển của tỉnh Hà Nam, sự lãnh đạo của các cấp chính quyền, huyện Lý Nhân đang nỗ lực thực hiện các chủ trương chính sách, hịa mình cùng sự phát triển của đất nước.

Nhận thấy nhu cầu sử dụng các loại nấm ăn ngày càng tăng, thị trường tiêu thụ nấm đang ngày càng được mở rộng cả trong nước và xuất khẩu, giá sản phẩm nấm ổn định và tăng cao qua các năm. Để nâng cao thu nhập và tạo công ăn việc làm cho nông dân, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 724/QĐ- UBND ngày 29/5/2012 về việc phê duyệt Đề án Phát triển sản xuất nấm ăn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012 - 2015, với cơ chế hỗ trợ rất cụ thể trên 04 loại nấm Sò, nấm Rơm, nấm Mỡ và nấm Mộc nhĩ. Ngay từ khi tỉnh phê duyệt đề án, chương trình sản xuất nấm ăn đã được triển khai đồng bộ, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, tập trung chỉ đạo từ khâu chuyển giao công nghệ, tư vấn chuẩn bị lán trại, cung ứng giống, vật tư đầu vào đảm bảo chất lượng, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp với các hộ nông dân, tạo điều kiện cho các hộ nông dân yên tâm đầu tư sản xuất. Tỉnh sẽ hỗ trợ từ 100% tiền giống đối với nấm Mỡ, nấm Rơm, nấm Sò; 50% đối với Mộc nhĩ và 30% vật tư, 100% chi phí tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho tất cả các hộ sản xuất nấm. Cụ thể hỗ trợ 200.000 đồng/m2 đối với mơ hình Mộc nhĩ, nấm Sò 32.200 đồng/m2, nấm Mỡ 16.400 đồng/m2, nấm Rơm 15.000 đồng/m2. Để triển khai, tỉnh đã giao cho Sở NNPTNT Hà Nam phối hợp với Sở Khoa học – Công nghệ, Viện Di truyền (Bộ NNPTNT) và các Hội Nông dân, Cựu Chiến binh… tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao cơng nghệ, cách trồng, chăm sóc nấm.

Khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương để trồng nấm Sị, nấm Rơm, nấm Mỡ, Mộc nhĩ, huyện Lý Nhân là huyện dẫn đầu trong sản xuất nấm của tỉnh Hà Nam. Qua bảng 4.17 cho thấy, quy mơ diện tích sản xuất nấm, số hộ sản xuất nấm, số xã sản xuất nấm, sản lượng nấm của huyện Lý Nhân đã tăng lên theo thời gian. Cụ thể, năm 2013 có 05 xã sản xuất nấm, năm 2015 có 12 xã sản xuất nấm, tăng 240%; năm 2013 có 104 hộ sản xuất nấm với diện tích là 15.217 m2, năm 2015 có 208 hộ với 63.561 m2 trồng nấm, tăng 104 hộ với 48.344 m2. Số hộ trồng nấm và diện tích trồng nấm tăng lên kéo theo sản lượng nấm của huyện Lý Nhân tăng lên, năm 2013 sản lượng nấm là 89,86 tấn; năm 2015 là 225,15 tấn. Như vậy diện tích sản xuất nấm bình quân/hộ, sản lượng nấm bình quân/ hộ cũng tăng lên trong giai đoạn 2013 – 2015.

Bảng 4.17. Tình hình sản xuất nấm trên địa bàn huyện Lý Nhân giai đoạn 2013 - 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 73 - 75)