Nguồn lực của địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 85 - 90)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.1.Nguồn lực của địa phương

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện

4.2.1.Nguồn lực của địa phương

4.2.1.1. Lao động

Qua bảng 3.2 cho thấy số lao động của huyện Lý Nhân không ngừng tăng (kèm theo đó là chất lượng lao cũng có sự chuyển dịch nhưng mức tăng không cao, phần lớn số lao động vẫn chưa qua đào tạo, lao động đang chuyển dần theo hướng giảm dần tỷ lệ nông nghiệp và tăng dần phi nông nghiệp, như vậy những

người tham gia vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu làm những người lớn tuổi (Trung bình từ 39 – 44 tuổi) đây là những lao động đã có kinh nghiệm trong sản xuất nơng nghiệp, nhưng lại có tâm lý sợ rủi ro. Như vậy đã ảnh hưởng tới sự đầu tư mở rộng sản xuất nấm ăn hay tiếp thu khoa học kĩ thuật.

Lao động là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến quy mô sản xuất nấm. Qua điều tra tình hình lao động của các hộ điều tra, ta thấy số lao động bình quân / hộ và số lao động sản xuất nấm ăn bình quân / hộ của các nhóm hộ có sự khác biệt. Số lao động sản xuất nấm ăn bình quân / hộ tăng dần theo quy mơ tăng dần. Trung bình một hộ nhóm I có 2,3 lao động sản xuất nấm, hộ nhóm II có 2,4 lao động sản xuất nấm, hộ nhóm III có 2,6 lao động sản xuất nấm. Như vậy với quy mơ lao động lớn thì việc mở rộng quy mô sản xuất nấm ăn càng thuận lợi. Bên cạnh đó, thu nhập bình qn/lao động của các nhóm hộ lại khác nhau. Như phân tích ở phần 4.1.1.7 nhóm I là nhóm đạt hiệu quả về sử dụng lao động.

Bảng 4.25. Tình hình lao động của các hộ được điều tra

TT Lao động Đơn vị Hộ nhóm I Hộ nhóm II Hộ nhóm III

1 Tổng số nhân khẩu người 142 147 145

Trong đó, nữ % 46,9 47,3 47,3

2 Số lao động sản xuất nấm người 69 72 78

3 Số lao động sản xuất nấm bình quân / hộ

người 2,3 2,4 2,6

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

4.2.1.2. Ngân sách hỗ trợ

Để thực hiện chính sách đòi hỏi nhà nước cần có nguồn ngân sách để thực thi. Thực hiện quyết định 74 về phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn tỉnh Hà Nam, tỉnh Hà Nam đã trích nguồn ngân sách 3,8 tỷ đồng để thực hiện, trong đó năm 2013 chi 1,8 tỷ đồng, năm 2014 chi 1,6 tỷ đống, năm 2015 chi 0,4 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn tập trung cho phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn tỉnh, các hộ có nhu cầu phát triển sản xuất nấm ăn có thể làm thủ tục vay vốn từ nguồn ngân sách này khá dễ dàng. Ngồi ra, huyện Lý Nhân cịn có nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng chính sách, tuy lượng vốn vay có giới hạn nhưng cũng có thể giúp các hộ mở rộng quy mô sản xuất nấm do chi phí cho sản xuất nấm thấp. Bên cạnh đó người dân cịn có thể sử dụng linh hoạt các nguồn vốn từ nguồn vốn của chương trình nơng thơn mới, có vay từ quỹ tín dụng…

Bảng 4.26. Các nguồn vốn hỗ trợ cho phát triển sản xuất nấm ăn ĐVT: tỷ đồng ĐVT: tỷ đồng TT Nguồn vốn Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 20114/2013 2015/2014 BQ 1 Nguồn vốn từ QĐ 74 của tỉnh Hà Nam 1,8 1,6 0,4 88,89 25,00 47,14 2 Ngân hàng chính sách 29 31,3 33 107,93 105,43 106,67

Nguồn: Thống kê huyện Lý Nhân (2013 - 2015)

4.2.1.3. Đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nó có vị trí đặc biệt trong sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất nấm nói riêng. Nghiên cứu quỹ đất của hộ giúp chúng ta đưa ra được giải pháp về quy mô sản xuất và quy hoạch sản xuất tập trung. Qua tìm hiểu tình hình sử dụng đất đai sản xuất nấm ăn, các nhóm hộ đều đi thuê thêm đất để mở rộng sản xuất nấm ăn. Như vậy quỹ đất của các hộ đang dần thiếu so với nhu cầu về đất để mở rộng sản xuất nấm ăn.

4.2.1.4. Điều kiện của chủ hộ

Qua bảng 4.27 ta thấy, tất cả các thông tin về chủ hộ được điều tra có sự khác nhau theo quy mơ sản xuất. Về tuổi trung bình của chủ hộ, chủ hộ của nhóm I có độ tuổi trung bình cao nhất (43,7 tuổi), chủ hộ nhóm II có độ tuổi trung bình thấp nhất (39,8), chủ hộ nhóm III có độ tuổi trung bình là 40,5 – thấp hơn chủ hộ nhóm I và cao hơn chủ hộ nhóm II. Độ tuổi của chủ hộ ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sản xuất nấm ăn, đặc biệt là khả năng tiếp thu KHKT, độ năng động, mức độ đầu tư, và khả năng chấp nhận rủi ro. Độ tuổi trung bình của nhóm I cao nhất (43,7 tuổi), ở độ tuổi này, xét về mặt sức khỏe và tâm lý, các chủ hộ lựa chọn quy mô nhỏ là phù hợp. Đối với các chủ hộ ở nhóm II, độ tuổi trẻ nhất nhưng do điều kiện kinh tế, kinh nghiệm sản xuất chưa cao nên lựa chọn quy mơ trung bình để tích lũy thêm kinh nghiệm và kinh tế để mở rộng quy mơ. Độ tuổi của nhóm III là 40,5 tuổi, các chủ hộ đã vững chắc về kinh tế và điều kiện kinh tế nên việc mở rộng quy mơ là phù hợp.

Khơng chỉ có độ tuổi mà về trình độ của các chủ hộ cũng có sự ảnh hưởng tương tự. Chỉ có hộ nhóm I cịn 6,67 % số người ở trình độ tiểu học, phần lớn các chủ hộ có trình độ trung học cơ sở, nhóm I có 66,66%, nhóm II có 70%, nhóm III có 66,67%. Về trình độ chun mơn, đa số các chủ hộ đều học qua các lớp sơ cấp về sản xuất nấm do huyện phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, sở Khoa học công nghệ tỉnh… tổ chức, nhóm I có 90 %, nhóm II có 93,33%, nhóm III có 93,33%. Số chủ hộ có trình độ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Nhìn chung, về trình độ, xét theo chiều tăng quy mô, tỷ lệ các chủ hộ có trình độ học vấn THPT và trình độ chun mơn trung cấp tăng lên. Điều này ảnh hưởng đến nhận thức về xã hội, thị trường đầu vào sản xuất, hình thức, quy mơ sản xuất và thị trường đầu ra cho nấm ăn. Như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất nấm ăn ở các hộ.

Lao động trong nông nghiệp với phương thức làm ăn tiểu nông là lao động giản đơn. Nhưng khi chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế, muốn làm giàu từ kinh tế nơng nghiệp khơng có cách nào khác là phát triển sản xuất hàng hóa với quy mơ lớn, sản xuất ra những sản phẩm nơng nghiệp cạnh tranh. Chính do vậy, đòi hỏi lao động trong các hộ sản xuất nấm phải có kiến thức nhất định để có thể áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hoạt động sản xuất nơng nghiệp có những việc địi hỏi cần có những lao động trực tiếp, máy móc khơng thể thay thế được. Khơng có lao động hoặc lao động thiếu kinh nghiệm là nguyên nhân hạn chế sự phát triển của trang trại.

Bên cạnh đó, trình độ chun mơn, quản lý của các chủ hộ cũng ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sản xuất và hiệu quả sản xuất của các hộ. Những chủ hộ nào có trình độ chun mơn, học vấn cao, có trình độ quản lý tốt thì sẽ dễ dàng áp dụng các công nghệ tiến bộ vào sản xuất, dám đầu tư và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quản lý và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất một cách hợp lý và có hiệu quả hơn các chủ hộ có trình độ học vấn và trình độ quản lý thấp hơn.

Thực tế điều tra cho thấy, các chủ hộ ở huyện Lý Nhân mới chủ yếu học hết phổ thơng và tỷ lệ các chủ hộ có trình độ chun mơn là rất thấp. Chình vì vậy, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc áp dụng các quy trình sản xuất, quản lý quy trình sản xuất, sử dụng các nguồn lực vào sản xuất một cách kém hiệu quả, làm cho kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ chưa cao. Đa số các chủ hộ đều chưa qua đào tạo, tập huấn nào về quản lý, đàm phán, nắm bắt thông tin thị trường, khả năng sử dụng tin học và hạch toán kinh tế trong sản xuất kinh doanh

cịn kém. Chính vì điều này đã hạn chế rất lớn đến việc phát triển kinh tế hộ theo hướng bền vững trên địa bàn huyện. Ngoài ra, lao động làm việc trong các hộ chủ yếu là lao động phổ thơng khơng có trình độ, nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hay việc thực hiện các quy trình sản xuất mới, tính kỷ luật trong khi làm việc còn kém nên hiệu quả làm việc của lao động không cao.

Bảng 4.27. Một số thông tin chung về chủ hộ được điều tra

TT Thông tin Đơn vị Hộ nhóm

I Hộ nhóm II Hộ nhóm III

1 Tổng số chủ hộ người 30 30 30

2 Tuổi trung bình tuổi 43,7 39,8 40,5

3 Giới tính % Nam % 43,33 40,00 36,67 Nam % 43,33 40,00 36,67 Nữ % 56,67 60,00 63,33 4 Trình độ học vấn Tiểu học % 6,67 - - Trung học cơ sở % 66,66 70,0 66,67 Trung học phổ thông % 26,67 30,0 33,33 5 Trình độ chun mơn - - - -

Chưa qua đào tạo % 6,67 - -

Sơ cấp % 90 93,33 93,33

Trung cấp % 3,33 6,67 6,67

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

4.2.1.5. Trình độ của lãnh đạo địa phương

Tuy chính sách phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng hóa đã được Đảng và Nhà nước ta mới thực hiện trong thời gian ngắn nhưng cũng đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cũng như đưa ra được nhiều chính sách liên quan phù hợp. Từ đó cũng là nền tảng cho tỉnh Hà Nam nói chung và huyện Lý Nhân nói riêng thực hiện các biện pháp phát triển sản xuất nơng sản hàng hóa, đặc biệt là sản xuất nấm ăn. Vì vậy, xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển sản xuất nấm ăn ở huyện Lý Nhân cũng có phần hồn thiện, phù hợp hơn với địa phương mình. Tuy nhiên cũng có một số hạn chế trong lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyền đối với các vấn đề giải quyết việc làm thể hiện ở khâu hoạch định chính sách và tổ chức thực thi chính sách.

Trình độ chun mơn của các cán bộ đứng đầu các tổ chức có chức năng trong việc quyết định thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất nấm ăn của huyện Lý Nhân. Ta thấy trưởng các ban ngành đồn thể đều có trình độ đại học trở lên. Điều này có ảnh hưởng tới việc thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất nấm ăn trong huyện. Đứng đầu chính quyền huyện là chủ tịch huyện có trình độ thạc sĩ, nó ảnh hưởng tới khả năng quyết định liên quan đến kinh tế xã, các dự án thu hút đầu tư vào địa phương. Đứng đầu cấp Đảng ủy là bí thư có trình độ thạc sĩ, có ảnh hưởng tới việc đề đạt và thực hiện các chính sách của địa phương trong đó có các chính sách phát triển sản xuất nấm ăn. Đứng đầu hội Nơng dân, trạm khuyến nơng có trình độ đại học, có ảnh hưởng tới khả năng tuyên truyền, thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất nấm ăn mà mình đảm nhiệm. Đối với trưởng phịng NN & PTNT có trình độ thạc sĩ, nó ảnh hưởng tới các quyết định thành lập, cho phép hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất... Đối với trưởng phịng Kinh tế có trình độ thạc sĩ, nó ảnh hưởng tới tầm nhìn, các quyết định về kinh tế của địa phương.

Đối với khâu tổ chức thực hiện chương trình phát triển sản xuất nấm ăn cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế: hệ thống tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất nấm còn đơn giản, đội ngũ cán bộ năng lực hạn chế không có chun trách, cịn kiêm nhiệm. Cơ chế phối kết hợp giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ, nhiều đầu mối trung gian, thiếu sự kiểm tra giám sát nên hiệu quả thấp. Các tiềm năng phát triển sản xuất nấm ăn của địa phương rất lớn nhưng chưa được khai thác triệt để; chưa có phương pháp giúp khích lệ tinh thần tạo việc làm của lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 85 - 90)