Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.2. Khái quát tình hình phát triển sản xuất nấm ă nở Việt Nam
Ở Việt Nam, ngành sản xuất nấm ăn đang ngày càng phát triển, các loại nấm được trồng phổ biến là: Mộc nhĩ, nấm Rơm, nấm Mỡ, nấm Sò, nấm Linh chi,...
Nước ta có tiềm năng lớn về sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu do có nguồn nguyên liệu trồng nấm phong phú, nguồn lao động nông thôn dồi dào, điều kiện thời tiết thuận lợi cho phát triển nhiều chủng loại nấm và có thể trồng nấm quanh năm. Chúng ta đã cơ bản làm chủ được công nghệ nhân giống và sản
xuất nấm đối với các loại nấm chủ lực, thị trường tiêu thụ nấm ngày càng rộng mở. Chính vì vậy, ngày 16/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 439, đưa nấm ăn, nấm dược liệu vào Danh mục sản phẩm quốc gia được ưu tiên đầu tư phát triển.
Thời gian qua đã có nhiều mơ hình sản xuất, kinh doanh nấm có hiệu quả ở quy mơ hộ gia đình, trang trại, gia trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nấm. Sản xuất nấm đang từng bước phát triển theo hướng chun nghiệp, quy mơ hàng hóa; gắn kết đồng bộ các khâu sản xuất, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ. Nhờ vậy đã có nhiều mơ hình bền vững, đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Đồng thời, việc phát triển ngành nấm cịn góp phần bảo vệ mơi trường, nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất trồng trọt nhờ sử dụng các phụ phẩm của trồng trọt.
Theo TS. Phạm Văn Dư, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), Việt Nam đang nuôi trồng khoảng 16 loại nấm, sản lượng đạt 250.000 tấn nấm tươi/năm, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 là 60 triệu USD, năm 2011 tăng lên 90 triệu USD, nhưng vẫn cịn rất khiêm tốn so với những mặt hàng nơng sản khác. Hiện nay, giao dịch nấm trên thế giới (bao gồm nấm tươi, nấm chế biến ăn liền và nấm khô) khoảng 1,26 triệu tấn (3,3 tỷ USD).
Tuy nhiên, so với các nước sản xuất nấm trong khu vực và thế giới thì sản xuất nấm nước ta cịn gặp nhiều hạn chế trong cơng nghệ, năng suất, chất lượng và sự đa dạng sản phẩm. Việc sản xuất vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ nên chưa đảm bảo về số lượng, chất lượng; chưa có sự đầu tư đúng mức cho sơ chế, chế biến, bảo quản. Do đó, chất lượng sản phẩm chưa cao, khó có thể cạnh tranh với một số nước.
Chính vì vậy, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn đang hồn thiện Đề án phát triển nấm ăn và nấm dược liệu đến năm 2020. Nhằm đáp ứng mục tiêu chung trong thời gian tới là xây dựng ngành sản xuất nấm theo hướng hàng hóa, tập trung quy mô công nghiệp; từng bước ứng dụng cơng nghệ cao, có sự gắn kết chặt chẽ từ khâu nghiên cứu, sản xuất, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ, tạo thương hiệu nấm Việt Nam trên trường quốc tế; góp phần giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tạo ra nguồn hàng hóa có giá trị cao, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phấn đấu năm 2015, cả nước sản xuất và tiêu thụ khoảng 400 ngàn tấn nấm các loại, xuất khẩu đạt 150-200 triệu USD/năm. Đến năm 2020, sản xuất tiêu thụ nấm tăng lên 1 triệu tấn/năm
tạo thêm 1 triệu việc làm cho lao động nông thôn và đưa giá trị xuất khẩu lên 450-500 triệu USD/năm.
Dưới đây là một số mơ hình trồng nấm ở Việt Nam đạt kết quả cao:
2.2.2.1. Mơ hình sản xuất nấm ăn ở Cơng ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động, tỉnh Hà Nam
Đang thành công ở lĩnh vực mây tre song với cách nhìn xa trơng rộng, doanh nhân Nguyễn Xuân Mai giám đốc công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động đã đưa ra nhận định về tương lai của nghề. Đó là, nguồn nguyên liệu dần sẽ cạn kiệt. Vì vậy, ơng đã nghiên cứu và mở rộng sang lĩnh vực mới là sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm. Đây là một nghề đem lại giá trị kinh tế cao cho vùng nông thôn nhưng lại dễ làm do tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ như rơm, rạ, mùn cưa, lõi ngô…
Với quyết tâm làm, ông Nguyễn Xuân Mai đã bắt tay xây dựng Dự án “Xây dựng mơ hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu theo
hướng công nghiệp tại tỉnh Hà Nam”. Được Bộ Khoa học và Công nghệ tin
tưởng nên đã giao cho Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam chủ trì dự án này. Có lẽ đây là một dự án cấp Nhà nước hiếm hoi được giao trực tiếp cho một công ty tư nhân. Dự án thực hiện từ tháng 4/2011 đến tháng 4/2013.
Trong thời gian thử nghiệm, cơng ty đã tạo ra tồn bộ cơ cấu giống tương đương với khoảng 12 loại. Đó là giống nấm dược liệu cao cấp linh chi, nấm chân dài, nấm sò hương, nấm đùi gà, nấm chân châu, nấm mỡ, nấm rơm, nấm sò, mộc nhĩ. Trong q trình làm, cơng ty đã áp dụng khoa học cơng nghệ vào hai công đoạn: hấp sấy, cấy giống; thay đổi một số công đoạn đang làm chân tay bằng máy móc hiện đại. Với dây chuyền tự động đóng bịch trồng nấm, trong 10 giờ có thể cho ra 10 nghìn bịch. Trong một năm, cơng ty đã sản xuất được khoảng 1,7 triệu bịch và thu được 700 tấn nấm.
Mơ hình thử nghiệm thành công, Nguyễn Xuân Mai tiếp tục xây dựng dự án cấp tỉnh mang tên: Xây dựng mơ hình sản xuất nấm ăn theo quy mơ lớn ở tỉnh Hà Nam từ 2012 – 2015. Trong dự án này, tỉnh hỗ trợ tiền cho dân trong việc trồng nấm. Hình thức hỗ trợ một lần sau đầu tư cho 4 loại nấm: mộc nhĩ, nấm sò, nấm rơm, nấm mỡ. Vai trị của cơng ty là chịu trách nhiệm toàn bộ khâu cung ứng giống theo bịch cũng như tập huấn, chuyển giao KHCN cho bà con trong toàn tỉnh. Đồng thời, bao tiêu toàn bộ sản phẩm, kể cả quy mô lên đến hàng
nghìn hộ. Cơng ty cịn đứng ra ký hợp đồng với từng hộ nông dân về việc chỉ đạo sản xuất và bao tiêu sản phẩm, có sự chứng kiến của chính quyền.
Được sự tận tâm hướng dẫn của công ty cùng với bài tốn kinh tế mà ơng Mai đã tính tốn chi li và cơng khai nên bà con tin tưởng. Nhờ đó, kể từ tháng 9/2012 đến nay, tỉnh Hà Nam đã có trên 400 hộ tham gia trồng nấm. Dự kiến, năm nay có thể thu được 6 tấn nấm rơm, 1.000 tấn mộc nhĩ tươi và 100 tấn nấm mỡ.
Ông Nguyễn Xuân Mai cho biết: “Bà con nơng dân có tư duy rất thực tế.
Khơng dễ gì mà thuyết phục được họ tin theo mình trừ khi họ nhìn thấy rõ ràng lợi ích đem lại”.Ơng cũng khẳng định, trồng nấm có thể đem lại lợi nhuận 2 tỷ
đồng trên một héc ta. Theo tính tốn của ơng thì đầu tư diện tích nhỏ khoảng 150m2 trồng 4 loại nấm: nấm Sò, nấm Mỡ, Mộc nhĩ, nấm Rơm với 280 cơng, có thể cho lãi từ 35 – 50 triệu đồng/hộ. Ngoài giá trị kinh tế cao, trồng nấm tạo ra ngành nghề mới ở nơng thơn, góp phần giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường.
Hiện nay, toàn bộ sản phẩm được tiêu thụ hết tại thị trường trong nước. Chủ yếu là thị trường Hà Nội chiếm đến 90%. Công ty đưa sản phẩm tiếp cận thị trường bằng cách đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, đưa vào siêu thị và các chợ đầu mối. Cơng ty cũng đang chuẩn bị lộ trình để đến năm sau nữa đem cây nấm Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Với những lợi ích thiết thực mà doanh nhân Nguyễn Xuân Mai cùng Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam đem lại cho nơng dân, mơ hình trồng nấm cũng như mây tre đan nhiều lần được các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Nhà nước về thăm và khen ngợi (Kim Thanh, 2015).
2.2.2.2. Mơ hình sản xuất nấm ăn ở huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An
Huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An vốn nổi tiếng là vựa thóc lớn của Nghệ An. Trải qua nhiều năm sản xuất lúa, hiện nay bà con nông dân Yên Thành đã có thêm một hướng đi mới đó là sản xuất nấm ăn. Nhiều người dân nơi đây đã vươn lên thoát nghèo nhờ nghề mới này. Xuất phát điểm từ 80 hộ, tính đến đầu năm 2013, tồn thành phố đã có tới 300 hộ tham gia sản xuất nấm với 5 loại nấm chính là nấm rơm, nấm sị,nấm mỡ, nấm mộc nhĩ và nấm linh chi. Phó chủ tịch thành phố Yên Thành cho biết: trong tương lai, toàn thành phố tập trung hơn nữa nguồn nhân lực, vật lực nhằm phát triển nghề nấm trên diện rộng. UBND thành phố Yên Thành đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với 7 nhà máy phía bắc và Trung tâm Giống nấm Bắc Giang cùng các đầu mối tiêu thụ nấm trong thành phố, đồng thời xây dựng "Ðề án Phát triển sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu
trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011- 2015. Mục tiêu đến năm 2015 tồn thành phố có hơn một nghìn hộ sản xuất nấm theo quy mơ hộ gia đình, 100 hộ sản xuất theo mơ hình trang trại, gia trại, tổ hợp tác; từ một đến hai mơ hình quy mơ cơng nghiệp với tổng sản lượng nấm đạt hơn năm nghìn tấn, giá trị khoảng 50 tỷ đồng, tạo việc làm cho 1.500 lao động (VT, 2013).