Kết quả, hiệu quả sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 73 - 85)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.5.Kết quả, hiệu quả sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh

4.1.5.Kết quả, hiệu quả sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân

4.1.5.1. Tình hình sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân trong giai đoạn 2013 - 2015

Là một trong hai địa bàn trọng điểm nông nghiệp của tỉnh, Lý Nhân đã đang hội tụ đầy đủ những tiềm năng, thế mạnh để phát triển nông nghiệp. Những năm qua, kinh tế và xã hội của Lý Nhân đã có bước phát triển đáng kể, đời sống người dân được nâng cao, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động đang có sự dịch chuyển rõ nét. Với sự định hướng của Đảng và nhà nước cùng các chính sách phát triển của tỉnh Hà Nam, sự lãnh đạo của các cấp chính quyền, huyện Lý Nhân đang nỗ lực thực hiện các chủ trương chính sách, hịa mình cùng sự phát triển của đất nước.

Nhận thấy nhu cầu sử dụng các loại nấm ăn ngày càng tăng, thị trường tiêu thụ nấm đang ngày càng được mở rộng cả trong nước và xuất khẩu, giá sản phẩm nấm ổn định và tăng cao qua các năm. Để nâng cao thu nhập và tạo công ăn việc làm cho nông dân, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 724/QĐ- UBND ngày 29/5/2012 về việc phê duyệt Đề án Phát triển sản xuất nấm ăn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012 - 2015, với cơ chế hỗ trợ rất cụ thể trên 04 loại nấm Sò, nấm Rơm, nấm Mỡ và nấm Mộc nhĩ. Ngay từ khi tỉnh phê duyệt đề án, chương trình sản xuất nấm ăn đã được triển khai đồng bộ, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, tập trung chỉ đạo từ khâu chuyển giao công nghệ, tư vấn chuẩn bị lán trại, cung ứng giống, vật tư đầu vào đảm bảo chất lượng, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp với các hộ nông dân, tạo điều kiện cho các hộ nông dân yên tâm đầu tư sản xuất. Tỉnh sẽ hỗ trợ từ 100% tiền giống đối với nấm Mỡ, nấm Rơm, nấm Sò; 50% đối với Mộc nhĩ và 30% vật tư, 100% chi phí tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho tất cả các hộ sản xuất nấm. Cụ thể hỗ trợ 200.000 đồng/m2 đối với mơ hình Mộc nhĩ, nấm Sị 32.200 đồng/m2, nấm Mỡ 16.400 đồng/m2, nấm Rơm 15.000 đồng/m2. Để triển khai, tỉnh đã giao cho Sở NNPTNT Hà Nam phối hợp với Sở Khoa học – Công nghệ, Viện Di truyền (Bộ NNPTNT) và các Hội Nông dân, Cựu Chiến binh… tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ, cách trồng, chăm sóc nấm.

Khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương để trồng nấm Sị, nấm Rơm, nấm Mỡ, Mộc nhĩ, huyện Lý Nhân là huyện dẫn đầu trong sản xuất nấm của tỉnh Hà Nam. Qua bảng 4.17 cho thấy, quy mơ diện tích sản xuất nấm, số hộ sản xuất nấm, số xã sản xuất nấm, sản lượng nấm của huyện Lý Nhân đã tăng lên theo thời gian. Cụ thể, năm 2013 có 05 xã sản xuất nấm, năm 2015 có 12 xã sản xuất nấm, tăng 240%; năm 2013 có 104 hộ sản xuất nấm với diện tích là 15.217 m2, năm 2015 có 208 hộ với 63.561 m2 trồng nấm, tăng 104 hộ với 48.344 m2. Số hộ trồng nấm và diện tích trồng nấm tăng lên kéo theo sản lượng nấm của huyện Lý Nhân tăng lên, năm 2013 sản lượng nấm là 89,86 tấn; năm 2015 là 225,15 tấn. Như vậy diện tích sản xuất nấm bình qn/hộ, sản lượng nấm bình quân/ hộ cũng tăng lên trong giai đoạn 2013 – 2015.

Bảng 4.17. Tình hình sản xuất nấm trên địa bàn huyện Lý Nhân giai đoạn 2013 - 2015 2013 - 2015

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

So sánh (%) 2014/2013 2015/2014 BQ 1 Tổng số xã xã 5 7 12 140,00 171,43 154,92 2 Tổng số hộ hộ 104 137 208 131,73 151,82 141,42 3 Sản lượng tấn 89,86 132,42 225,15 147,36 170,03 158,29 4 Diện tích m2 15.217 30.846 63.561 202,71 206,06 204,38 Một số chỉ tiêu Số hộ bình quân/xã hộ 20,80 19,57 17,33 - - - Sản lượng bình quân/hộ tấn 0,86 0,97 1,08 - - - Diện tích bình quân/xã m2 3043,40 4406,57 5296,75 - - - Diện qn/hộ tích bình m2 146,32 225,15 305,58 - - - Nguồn: Thống kê huyện Lý Nhân (2015)

Qua số liệu bảng 4.18 về số hộ trồng nấm trên địa bàn huyện Lý Nhân theo phân loại quy mơ diện tích cho thấy: tổng số hộ sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân qua 3 năm tăng từ 104 hộ sản xuất năm 2013 lên 208 hộ sản xuất năm 2015 với tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 41,42%. Cụ thể: đối với số hộ trồng nấm có diện tích nhỏ hơn 150 m2 tăng từ 32 hộ năm 2013 lên 61 hộ năm 2015 với tốc độ tăng bình quân là 38,07%. Số hộ trồng nấm có diện tích từ 150 m2 – 250m2 tăng từ 39 hộ năm 2013 lên 75 hộ năm 2015 với tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm là 38,68%. Số hộ sản xuất nấm có diện tích lớn hơn 250 m2 tăng từ 33 hộ năm 2013 đến 72 hộ năm 2015 với tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 47,71%.

Bảng 4.18. Số hộ trồng nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân theo phân loại

quy mơ diện tích TT Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) SL (hộ) CC (%) (hộ) SL CC (%) (hộ) SL (%) CC /2013 2014 /2014 2015 BQ 1 Nhỏ hơn 150 m2 32 30,77 43 31,39 61 29,33 134,38 141,86 138,07 2 Từ 150 m2 – 250m2 39 37,50 50 36,49 75 36,06 128,21 150,00 138,68 3 Lớn hơn 250 m2 33 31,73 44 32,12 72 34,62 133,33 163,64 147,71 Tổng 104 100,00 137 100,00 208 100,00 131,73 151,82 141,42

(Nguồn: Thống kê huyện Lý Nhân, 2013 - 2015)

Nhìn vào bảng 4.19 về số hộ trồng nấm trên địa bàn huyện Lý Nhân phân loại theo nguyên liệu đầu vào ta thấy: Số hộ trồng nấm có nguyên liệu đầu vào nhỏ hơn 2 tấn có số hộ trồng nấm tăng từ 33 hộ năm 2013 lên 58 hộ năm 2015 với tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 32,57%. Số hộ trồng nấm có nguyên liệu đầu vào từ 2 tấn – 5 tấn tăng từ 40 hộ năm 2013 lên 95 hộ năm 2015 với tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 54,11%. Đối với hộ trồng nấm có nguyên liệu đầu vào lớn hơn 5 tấn tăng từ 31 hộ năm 2013 lên 55 hộ năm 2015 với tốc độ tăng bình quân là 33,20%.

Bảng 4.19. Số hộ trồng nấm trên địa bà huyện Lý Nhân theo phân loại quy mô nguyên liệu đầu vào

TT Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 2014 /2013 2015 /2014 BQ 1 Nhỏ hơn 2 tấn 33 31,73 37 27,01 58 27,88 112,12 156,76 132,57 2 Từ 2 tần – 5 tấn 40 38,46 62 45,26 95 45,67 155,00 153,23 154,11 3 Lớn hơn 5 tấn 31 29,81 38 27.73 55 26,44 122,58 144,74 133,20 Tổng 104 100,00 137 100,00 208 100,00 131,73 151,82 141,42

Nguồn: Thống kê huyện Lý Nhân (2013 - 2015)

Tiềm năng sản xuất nấm ở huyện Lý Nhân là rất lớn, cùng với sự hỗ trợ của tỉnh Hà Nam, các hộ đã nhận thức được hiệu quả kinh tế từ sản xuất nấm ăn, số lượng

hộ và quy mơ diện tích tăng lên kéo theo sản lượng nấm ăn tăng lên, các loại giống đa dạng hơn. Thực hiện Quyết định số 724/QĐ-UBND ngày 29/5/2012 về việc phê duyệt Đề án Phát triển sản xuất nấm ăn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012 – 2015, trong giai đoạn 2013 – 2015 huyện Lý Nhân tập trung phát triển 4 loại nấm là nấm Rơm, nấm Mộc nhĩ, nấm Sò, nấm Mỡ. Qua số liệu bảng 4.20 cho thấy nấm Rơm, nấm Sị, nấm Mỡ có sản lượng cao hơn hẳn so với nấm Mộc nhĩ, nguyên nhân là do nấm Mộc nhĩ sản xuất chủ yếu bằng mùn cưa, trong khi lượng mùn cưa trên địa bàn huyện Lý Nhân lại có giới hạn, các hộ phải đi thu mua từ nơi khác về để bổ sung nguyên liệu, bên cạnh đó, Lý Nhân lại là huyện thuần nơng nên lượng rơm rạ sẵn có dư thừa lại là nguyên liệu tốt cho sản xuất nấm Rơm, nấm Sò, nấm Mỡ. Nấm Rơm có sản lượng cao nhất trong các loại nấm ở huyện Lý Nhân năm 2013 có 29,27 tấn; năm 2015 có 62,9 tấn tăng 33,63 tấn so với năm 2013. Lượng nấm Sò năm 2013 là 29,08 tấn; năm 2015 có 60,67 tấn tăng 31,59 tấn so với năm 2013. Lượng nấm Mỡ năm 2013 là 19,02 tấn; năm 2015 có 51,08 tấn tăng 32,06 tấn so với năm 2013. Lượng nấm Mộc nhĩ năm 2013 là 12,49 tấn; năm 2015 có 39,45 tấn; tăng 26,96 tấn so với năm 2013; sở dĩ lượng nấm mộc nhĩ tăng nhanh vậy là do giá bán nấm Mộc nhĩ luôn cao hơn các loại nấm khác, dễ tiêu thụ hơn. Năm 2015, một số hộ trên địa bàn huyện Lý Nhân đã mở rộng quy mơ, hình thức sản xuất nấm bằng một số loại nấm khác có giá trị kinh tế cao hơn như nấm linh chi… với sản lượng là 11,05 tấn.

Bảng 4.20. Sản lượng nấm theo từng giống trên địa bàn huyện Lý Nhân

TT Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So Sánh (%) SL (tấn) CC (%) (tấn) SL (%) CC (tấn) SL CC (%) /2013 2014 /2014 2015 BQ Tổng 89,86 100,00 132,42 100,00 225,15 100,00 147,36 170,03 158,29 1 Nấm mộc nhĩ 12,49 13,90 23,83 18,00 39,45 17,52 190,79 165,55 177,72 2 Nấm mỡ 19,02 21,17 27,67 20,90 51,08 22,69 145,48 184,60 163,88 3 Nấm sò 29,08 32,36 37,57 28,37 60,67 26,95 129,20 161,49 144,44 4 Nấm rơm 29,27 33,67 39,04 29,48 62,9 27,94 133,38 161,12 146,59 5 Nấm khác - 4,31 3,25 11,05 4,91 - 256,38 -

Nguồn: Thống kê huyện Lý Nhân (2013 - 2015)

4.1.5.2. Kết quả, hiệu quả sản xuất nấm ăn ở các hộ trồng nấm trên địa bàn huyện Lý Nhân

Nấm rơm là loại nấm khá quen thuộc với nước ta, nấm rơm có thể trồng được quanh năm. Mùa Đông Xuân giáp Tết Ngun đán có gió lạnh thì phải chắn gió, giữ ấm và làm mơ nấm lớn hơn. Mùa mưa cần làm mái che hoặc ủ rơm dầy hơn để giảm độ ẩm, làm nền mô cao để tránh ngập úng. Ở những nơi có nhiều

gió, gió mạnh cần làm rào chắn gió, bố trí các mơ nấm thẳng góc với hướng gió. Người ta có thể dùng nhiều vật liệu khác nhau để trồng nấm rơm như: rơm rạ, bã mía, thân và lá chuối, lục bình, bơng gịn. Nhưng thường ta hay dùng rơm rạ. Chất nấm bằng rơm, lúa mùa hoặc thần nông, lúa tẻ hoặc lúa nếp đều dùng được cả. Có thể dùng rơm mới suốt cịn tươi hoặc rơm rạ đã khô, miễn đừng mục nát (đã biến thành màu nâu đen) sẽ cho năng suất không cao.

Sản xuất nấm Rơm ở huyện Lý Nhân phát triển khá nhanh do điều kiện sản xuất, chăm sóc dễ dàng, nguồn nguyên liệu dồi dào. Tuy nhiên cũng tùy quy mô của từng hộ để sản xuất nấm Rơm. Nấm Rơm cho năng suất trung bình 150kg nấm tươi/1 tấn rơm rạ khơ/100m2. Theo số liệu bảng 4.21 về kết quả hiệu quả sản xuất nấm Rơm của các nhóm hộ cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về kết quả và hiệu quả giữa các nhóm hộ. Về chi phí sản xuất, đối với hộ nhóm I tổng chi phí trung bình là 4009,5 nghìn đồng; trong đó chi phí về giống chiếm 13,7%; nguyên liệu chiếm 7,48%; vôi chiếm 1,23%; công lao động chiếm 61,35%; các chi phí khác chiếm 16,21%. Đối với hộ nhóm II chi phí trung bình là 6426 nghìn đồng, trong đó chi phí về giống chiếm 18,67%; chi phí về nguyên liệu chiếm 10,08%; chi phí về lao động chiếm 52,28%. Đối với hộ nhóm III tổng chi phí trung bình là 9108 nghìn đồng trong đó chi phí về giống chiếm 17,57%; chi phí về nguyên liệu chiếm 9,49%; chi phí về cơng lao động chiếm 49,41%. Lợi nhuận của hộ nhóm I là 2686,5 nghìn đồng; lợi nhuận của hộ nhóm II là 7866 nghìn đồng; lợi nhuận của hộ nhóm III là 10396 nghìn đồng. Như vậy xét về quy mơ, hộ nhóm II cho hiệu quả kinh tế cao hơn thể hiện từ chỉ tiêu GTSX/chi phí là 2,22 và lợi nhuận/ chi phí là 1,22.

Nấm Sò là một loại nấm khá phổ biến hiện nay, với nhiều thành phần dinh dưỡng có trong nấm thì nấm Sị tươi thuộc loại thực phẩm được ưa chuộng. Tuy nhiên giá bán của nấm Sò khá rẻ trên thị trường. Qua điều tra về kết quả, hiệu quả sản xuất nấm Sò của các hộ dân trên địa bàn huyện Lý Nhân, qua bảng 4.22 cho thấy chi phí cho sản xuất nấm Sị cao hơn nấm Rơm. Chi phí sản xuất nấm Sị của hộ nhóm I là 4772 nghìn đồng, trong đó chi phí về giống chiếm 18,61%; chi phí về nguyên liệu chiếm 7,54%; chi phí về lao động chiếm 59,09%. Chi phí sản xuất nấm Sị của hộ nhóm II là 7661 nghìn đồng, trong đó chi phí về giống chiếm 25,11%; chi phí về nguyên liệu chiếm 10,18%; chi phí về lao động chiếm 46,21%. Chi phí sản xuất của nhóm III là 9719 nghìn đồng, trong đó chi phí về giống chiếm 25,89%; chi phí về nguyên liệu chiếm 10,49% chi phí về lao động chiếm 41,98%. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất nấm sò chênh lệch rõ rệt giữa các nhóm hộ, hộ nhóm I có lợi nhuận là 2584 nghìn đồng, lợi nhuận hộ nhóm II là 8227 nghìn đồng, lợi nhuận hộ nhóm III là 11089 nghìn đồng. Như vậy hiệu quả kinh tế từ hoạt động sản xuất nấm sị cho thấy quy mơ càng lớn thì hiệu quả càng cao thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận/chi phí của hộ nhóm III là 1,14.

Bảng 4.21. Kết quả và hiệu quả sản xuất nấm Rơm ở hộ nông dân trên địa bàn huyện Lý Nhân

TT Chỉ tiêu ĐVT Hộ nhóm I Hộ nhóm II Hộ nhóm III

SL Tiền (1000đ) SL Tiền (1000đ) SL Tiền (1000đ)

Chi phí - 4.009,5 - 6.426 - 9.108

1 Giống kg 22 550 48 1.200 64 1.600 2 Nguyên liệu (rơm) tấn 1,1 300 2,4 648 3,2 864 3 Vôi kg 16,5 49,5 36 108 48 144 4 Công công 20,5 2.460 28 3.360 37,5 4.500 5 Điện, nước, dây 1000đ - 150 - 300 - 500 6 Khấu hao 1000đ - 500 - 1000 - 1500 Giá trị sản xuất 1 Sản lượng kg 167,4 - 357,3 - 487,6 - 2 Giá 1000đ 40 - 40 - 40 - 3 Thành tiền 1000đ 6.696 - 14.292 - 19.504 - Lợi nhuận 1000đ 2.686,5 - 7.866 - 10.396 - Hiệu quả 1 GTSX/Chi phí lần 1,67 - 2,22 - 2,14 - 2 Lợi nhuận/ Chi phí lần 0,67 - 1,22 - 1,14 -

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Nấm Mộc nhĩ là loại nấm có giá bán cao nhất, mang lại lơi nhuận cao nhất so với các loại nấm còn lại, tuy nhiên sản xuất nấm Mộc nhĩ ở huyện Lý Nhân vẫn còn hạn chế do gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu và phải đầu tư thêm chi phí về bao bì và dây buộc. Qua bảng 4.23 cho thấy chi phí về sản xuất nấm mộc nhĩ ở hộ nhóm I là 5949 nghìn đồng, trong đó chi phí về giống là 9,24%; chi phí về nguyên liệu là 18,49%; chi phí về lao động là 52,44%; chi phí về điện, nước dây buộc, nilon chiếm 10,86%. Chi phí sản xuất của hộ nhóm II là 8831 nghìn đồng, trong đó chi phí về giống chiếm 10,19% chi phí về nguyên liệu chiếm 20,38%; chi phí về lao đơng chiếm 46,20%; chi phí về điện, nước, nilon, dây chiếm 11,29%. Lợi nhuận của hộ nhóm I là 19636 nghìn đồng, lợi nhuận của hộ nhóm II là 32644 nghìn đồng, lợi nhuận của hộ nhóm III là 49591 nghìn đồng. Hiệu quả kinh tế của hộ nhóm III cao nhất, thể hiện chỉ tiêu lợi nhuận/chi phí là 4,24.

Nấm Mỡ cũng là một loại nấm khá phổ biến hiện nay, với nhiều thành phần dinh dưỡng có trong nấm. Qua điều tra về kết quả, hiệu quả sản xuất nấm mỡ của các hộ dân trên địa bàn huyện Lý Nhân, qua bảng 4.24 cho thấy chi phí cho sản xuất nấm Mỡ cao hơn nấm Rơm. Chi phí sản xuất nấm Mỡ của hộ nhóm I là 4183,1 nghìn đồng; trong đó chi phí về giống chiếm 7,46%; chi phí về nguyên liệu chiếm 9,32%; chi phí về lao động chiếm 63,11%. Chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 73 - 85)