Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.4. Phương pháp phân tích thơng tin
Sau khi tổng hợp các số liệu sơ cấp và thứ cấp dùng phương pháp thống kê phân tổ để tổng hợp và phân tích các chỉ tiêu.
- Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp lâu đời và được sử dụng phổ biến. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu các hiện tượng kinh tế đã được lượng hố có cùng một nội dung, tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu. Trên cơ sở đó, đánh giá được các mặt phát triển, yếu kém từ đó tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong từng trường hợp.
Phương pháp này được sử dụng để so sánh tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch đất và quản lý dịch bệnh, hỗ trợ… kết quả, hiệu quả sản xuất nấm ăn của toàn huyện qua 3 năm 2013 – 2015.
-Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng số tương đối, số tuyệt đối, tốc độ phát triển liên hồn, tốc độ phát triển bình qn, số lớn nhất, số nhỏ nhất. Nhờ đó có thể phân tích ý nghĩa các con số, phản ánh đúng thực trạng của vấn đề theo không gian và thời gian.
Tốc độ phát triển liên hoàn: là tỷ lệ so sánh giữa mức độ kỳ nghiên cứu với mức độ của kỳ ngay trước đó trong dãy số. Chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển của hiện tượng trong giữa 2 thời gian liền nhau.
Công thức: ti = (i = 2,3,4,…,n) Trong đó ti: là lượng tăng lên định gốc kỳ i yi: là mức độ kỳ nghiên cứu
Tốc độ phát triển bình quân: Là bình quân hóa các tốc độ phát triển liên hồn trong các thời kì nghiên cứu. Chỉ tiêu này nhằm đánh giá nhịp độ phát triển trung bình của hiện tượng trong một thời gian.
Cơng thức: t = Trong đó:
t: tốc độ phát triển bình quân yn: là mức độ kỳ cuối cùng y1: là mức độ kỳ đầu
Phương pháp này được sử dụng để tính mơ tả tình hình quy hoạch đất đai, đầu tư lán trại, tình hình mua bán nấm ăn… chi phí, thu nhập, hiệu quả sản xuất nấm ăn của các nhóm hộ.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Là phương pháp phổ biến trong phân tích kinh tế, được vận dụng trong nghiên cứu đề tài nhằm phân tích từng nội dung qua bảng tổng hợp, nhận xét, đánh giá các hoạt động, các chỉ tiêu, … từ đó đưa ra các kết luận phù hợp.