Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.3. Nội dung phát triển sản xuất nấm ăn
Trên cơ sở lý luận về sự tăng trưởng và phát triển thì phát triển sản xuất nấm ăn là sự gia tăng về quy mô, sản lượng và hiệu quả kinh tế cũng như chất lượng sản phẩm nấm được sản xuất ra. Như vậy, phát triển ở đây bao hàm sự biến đổi về số lượng và chất lượng. Sự thay đổi về số lượng đó là sự tăng lên về quy mơ diện tích, sản lượng và tỷ trọng giá trị trồng nấm trong tổng giá trị ngành nông nghiệp. Nhưng phát triển sản xuất nấm trong tương lai phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của từng vùng, từng địa phương nhằm khai thác lợi thế so sánh, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Phát triển sản xuất nấm trong nền kinh tế thị trường phải chú ý đến quy luật cung cầu, giá cả, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh... thì sản xuất mới mang lại hiệu quả. Trong điều kiện hiện nay, phát triển sản xuất nấm phải gắn liền với chun mơn hố, tập trung hố và địi hỏi người sản xuất phải đạt tới trình độ cao, biết ứng dụng tri thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Phát triển sản xuất nấm ăn không chỉ biểu hiện ở sự chun mơn hóa trong sản xuất, tăng trưởng về quy mô hay về số lượng mà còn thể hiện ở mặt chất lượng của sản phẩm, đó là tỷ lệ nấm đạt tiêu chuẩn cả về kích cỡ và hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, thực hiện được vấn đề đó khơng đơn giản vì nó cịn liên quan đến hàng loạt các vấn đề như: tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, nhu cầu của thị trường, thị hiếu, tập quán tiêu dùng, thu nhập của người dân và hiệu quả kinh tế mang lại cho người ni trồng. Ngồi ra, tính hiệu quả kinh tế, những lợi ích về mặt môi trường, xã hội do phát triển trồng nấm mang lại cũng là biểu hiện của sự phát triển. Tức là phải đảm bảo hiệu quả một cách lâu dài. Muốn vậy, ngoài việc phải khai thác tốt các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội... nhằm tận dụng tối đa các lợi thế để tăng năng suất và chất lượng đồng thời phát triển và bảo vệ môi trường sinh thái (Trần Thị Kim Dung, 2009).
Việc phát triển sản xuất nấm ăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố truyền thống như vốn, lao động, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật... và các yếu tố của sản xuất trong thời đại mới như là tổ chức, quản lý, khoa học công nghệ, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin. Trong điều kiện lao động không thay đổi, tăng vốn sẽ tăng thêm năng suất, sản lượng. Vì vậy, trong nuôi trồng nấm cần tăng cường vốn, các trang thiết bị kỹ thuật. Bên cạnh đó, các hộ trồng nấm cũng là yếu tố tích cực khơng thể thay thế của sản xuất, là yếu tố đầu vào đặc biệt. Vì vậy lao động trong phát triển trồng nấm không chỉ đơn thuần về số lượng mà cả chất lượng, tức là tri thức, học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất, khả năng quản lý, ý thức tổ chức kỷ luật của họ. Như vậy, có thể hiểu phát triển sản xuất nấm là việc giải quyết những vấn đề cụ thể về việc làm để vừa khắc phục những khó khăn, hạn chế trong thực tế; vừa xây dựng sản xuất nấm ngày càng phát triển với mục tiêu cuối cùng là tăng năng suất, sản lượng, tăng tỷ trọng sản phẩm nấm ăn có chất lượng và giá trị kinh tế cao; nâng cao chất lượng, hiệu quả, đồng thời gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái (Nguyễn Hữu Đống và cs., 2002).
2.1.3.1. Quy hoạch sản xuất nấm ăn
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất nấm nói riêng, cơng tác quy hoạch có vai trị quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển. Quy hoạch hợp lý, kịp thời sẽ tạo ổn định về quỹ đất, tâm lý yên tâm của người dân. Qua đó, thúc đẩy phát triển lâu dài và bền vững trong sản xuất nấm ăn. Ngược lại nếu cơng tác quy hoạch khơng được tính tốn cẩn thận, khơng sát, thiếu đồng bộ có thể dẫn đến tình trạng đầu tư không hiệu quả, kém bền vững. Quy hoạch sản xuất bao gồm: Quy hoạch đất đai, quy hoạch vùng sản xuất, quy hoạch sử dụng công nghệ, quy hoạch theo chủng loại giống…
Để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ sản xuất nấm ăn trong thời gian tới được phát triển hơn địi hỏi phải có kế hoạch quy hoạch cụ thể và thực hiện tốt các quy trình. Quy hoạch phát triển sản xuất nấm ăn phải phù hợp với quy hoạch chung về phát triển kinh tế - xã hội và phù hợp với quy hoạch chung phát triển ngành nuôi trồng; quy hoạch cần tập trung đầu tư cho các vùng có điều kiện phát triển sản xuất hàng hoá theo phương thức thâm canh, chuyển đổi mạnh từ sản xuất phân tán, quy mô nhỏ sang quy mô vừa và lớn (gia trại, trang trại) theo hướng sản xuất hàng hố, cơng nghiệp trên cơ sở có quy hoạch vùng sản xuất tập trung cụ thể (Nguyễn Hữu Đống và cs., 2002).
2.1.3.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất nấm ăn
Cơ sở hạ tầng là yếu tố có tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đảm bảo chất lượng thì việc sản xuất kinh doanh thuận lợi. Nghiên cứu tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất nấm ăn chính là việc đi tìm hiểu việc quy hoạch đầu tư, cơ sở hạ tầng, trang bị cho vùng sản xuất nấm ăn như đường, điện, địa điểm xử lý chất thải sản xuất, số lượng và chất lượng lán trại, dịch vụ về phục vụ sản xuất, khoa học kỹ thuật... Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiệu quả sẽ đáp ứng cho yêu cầu nuôi trồng, chế biến, đảm bảo tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển cần được đầu tư theo hướng hiện đại và đạt chuẩn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình đầu tư xây dựng (Nguyễn Lân Dũng, 2004).
2.1.3.3. Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nấm ăn
Khoa học kỹ thuật là yếu tố quyết định đến thành công của sản xuất kinh doanh, việc áp dụng khoa học kỹ thuật giúp tiết kiệm thời gian, sức người, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phát triển sản xuất nấm ăn cần phát triển các giống theo hướng đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, phát triển các giống cho năng suất chất lượng sản phẩm cao... Ngoài ra, việc phát triển sản xuất nấm ăn, số lượng lớn do đó cơng tác chăm sóc, phịng trừ dịch bệnh cũng cần được nâng lên để hạn chế rủi ro do dịch bệnh xảy ra. Để góp phần đưa các giống mới cho năng suất, chất lượng, đáp ứng được nhu cầu sản phẩm, phổ biến những kỹ thuật, kiến thức khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất, phịng trừ dịch bệnh… đến người nơng dân thì cần phải tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất (Nguyễn Lân Dũng, 2004).
2.1.3.4. Liên kết trong sản xuất nấm ăn
Trong nền kinh tế thị trường, trước bối cảnh biến động phức tạp về chính trị, kinh tế - xã hội trên thế giới và trong nước, đã ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sản xuất kinh doanh của nước ta. Tình trạng giá đầu vào sản xuất cao, giá sản phẩm bán ra thấp, khó khăn trong tiêu thụ đang diễn ra thì việc liên kết trong sản xuất kinh doanh là hết sức quan trọng và cần thiết. Nó góp phần xóa bỏ tình trạng sản xuất đơn lẻ, phân tán, cắt khúc trong sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu tình hình liên kết trong sản xuất nấm
ăn chính là việc tìm hiểu các hoạt động liên kết trong quá trình đưa các yếu tố đầu vào sản xuất và liên kết trong tiêu thụ sản phẩm. Liên kết trong đưa các đầu vào sản xuất là số hộ liên kết với nhau, số doanh nghiệp liên kết, liên kết đầu tư như thế nào, các hộ liên kết như thế nào khi mua giống...liên kết trong quá trình sản xuất như chia sẻ kỹ thuật, giúp nhau trong quá trình xây dựng mơ hình sản xuất...Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm đó là sản phẩm được bán cho ai, cơ sở bán nào... hình thức bán, hình thức thanh tốn... (Nguyễn Hữu Đống và cs., 2002).
Liên kết trong sản xuất là xu thế tất yếu của nông nghiệp hiện đại.Điểm cơ bản và cốt lõi của các mơ hình sản xuất hiệu quả trong nơng nghiệp chính là xây dựng các mối liên kết ngang (nông dân với nông dân) để thực hiện hành động tập thể và liên kết dọc (nông dân với doanh nghiệp) để xây dựng kênh phân phối mới của các tác nhân trong chuỗi giá trị, đáp ứng yêu cầu thị trường hiệu quả nhất dựa trên nguyên tắc các bên tham gia bình đẳng, cùng có lợi (Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung, 2008).
Việc liên kết trong ngành sản xuất nấm ăn sẽ tạo ra chuỗi giá trị cao. Chính vì vậy cần phải có những chính sách và tun truyền để người dân thấy được lợi ích của việc liên kết ( nông dân với nông dân; nông dân với doanh nghiệp) trong sản xuất nấm ăn.
2.1.3.5. Nâng cao hiệu quả, kết quả sản xuất nấm ăn
Phát triển sản xuất nấm ăn đi đôi với phát triển về quy mô trồng nấm, phát triển về kỹ thuật trong quá trình sản xuất để thúc đẩy các hộ nuôi trồng mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất thì kết quả và hiệu quả nuôi trồng cần phải được nâng lên. Kết quả, hiệu quả sản xuất được nâng lên thể hiện qua việc tăng giá trị sản xuất, tăng thu nhập và hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động tăng lên (Minh Như Hiền và cs., 2013).