Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 40)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Lý Nhân là một huyện đồng bằng nằm ở phía đông tỉnh Hà Nam, nằm giữa 2 con sông là sông Châu Giang và sông Hồng với chiều dài là 78km. Phía bắc giáp với thành phố Hưng Yên, phía đông bắc giáp với huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên với sông Hồng là ranh giới tự nhiên. Phía tây và phía tây bắc giáp với huyện Duy Tiên, với sông Châu Giang làm đường phân ranh giới. Phía nam và tây nam giáp với huyện Bình Lục và phía nam giáp với huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định, cùng với sông Châu Giang làm đường phân ranh giới tự nhiên. Ở phía đông, đối diện với các huyện Hưng Hà và Vũ Thư thuộc tỉnh Thái Bình nằm bên tả ngạn sông Hồng.

Huyện Lý Nhân nằm cách thành phố Phủ Lý 14km về phía Tây, có các tuyến tỉnh lộ chạy qua đường 492, 491 và 499. Xung quanh huyện đều có sông bao bọc trong đó phía Bắc – Tây Bắc có sông Hồng, phía Tây – Tây Nam có sông Châu Giang. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để Lý Nhân phát triển kinh tế xã hội.

Vị trí địa lý huyện Lý Nhân khá thuận lợi so với các huyện khác trong tỉnh Hà Nam, có mạng lưới giao thông hợp lý tạo cho huyện có nhiều lợi thế để giao lưu hàng hóa, kinh tế, văn hóa và xã hội với các tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận như Nam Định, Thái Bình…

Trung tâm huyện Lý Nhân là thị trấn Vĩnh Trụ, là một thị trấn có từ lâu đời, người dân có nhiều kinh nghiệm phát triển kinh tế theo hướng thương mại – dịch vụ.

Với vị trí địa lý thuận lợi, mạng lưới giao thông đầy đủ thủy bộ, đặc biệt các tuyến tỉnh lộ và huyện lộ từng bước được sửa sang, nâng cấp làm cho Lý Nhân càng có thêm vị thế để nhanh chóng tiếp cận với các công nghệ mới tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh và bền vững. Tuy nhiên trước xu thế chuyển đổi sang kinh tế thị trường mạnh như hiện nay cũng sẽ tạo ra nhiều thách

thức cho huyện trong việc quản lý, hoạch định các kế hoạch phát triển sao cho phù hợp và cạnh tranh được trên thị trường, trong đó áp lực về nguồn tài nguyên đất đai và môi trường sẽ rất lớn.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Huyện Lý Nhân thuộc vùng đồng bằng sông hồng nên địa hình tương đối bằng phẳng. Địa hình của huyện được chia thành 2 nhóm là vùng trũng vùng cao. Huyện được bao bọc bởi hai sông lớn là sông Hồng và sông Châu Giang nên địa hình có dạng lòng chảo, càng cách xa sông địa hình càng trũng. Tuy nhiên công tác thủy lợi của huyện trong những năm gần đây được quan tâm chú trọng nên những vùng trũng của huyện vẫn có khả năng tiêu nước, không còn hiện tượng ngập úng.

Nhìn chung địa hình của huyện tương đối thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các loại cây trồng, dễ xây dựng công thức luân canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất và phát triển ngành công nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm để phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.

3.1.1.3. Khí hậu

Lý Nhân có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23 – 240C, số giờ nắng trung bình khoảng 1300 – 1500 giờ/năm. Trong năm thường có 8 – 9 tháng có nhiệt độ trung bình trên 200C ( trong đó có 5 tháng có nhiệt độ trung bình trên 250C) và chỉ có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 200C, nhưng không có tháng nào nhiệt độ dưới 160C. Hai mùa chính trong năm (mùa hạ, mùa đông) với các hướng gió thịnh hành: về mùa hạ gió nam, tây nam và đông nam; mùa đông gió bắc, đông và đông bắc. Độ ẩm trung bình hàng năm là 85%, không có tháng nào độ ẩm trung bình dưới 77%. Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất trong năm là tháng 3 với 95,5%, tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất trong năm là tháng 11 với 82,5%. Khí hậu có sự phân hóa theo chế độ nhiệt với 2 mùa tương phản nhau là mùa hạ và mùa đông cùng với 2 thời kỳ chuyển tiếp tương đối là mùa xuân và mùa thu. Mùa hạ thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mùa đông thường kéo dài từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 3, mùa xuân thường kéo dài từ giữa tháng 3 đến hết tháng 4 và mùa thu thường kéo dài từ tháng 10 đến giữa tháng 11.

3.1.1.4. Thủy văn

Huyện Lý Nhân nằm trong khu vực của hệ thống sông Hồng và sông Châu Giang với tổng chiều dài gần 78km, với diện tích lưu vực khoảng 1084 ha. Đây là mạng lưới sông suối quan trọng cung cấp nguồn nước và tiêu nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong huyện. Ngoài ra còn có sông Long Xuyên là kênh tiêu chính đóng vai trò quan trọng cho việc tiêu nước của các xã vùng trũng trong huyện.

3.1.1.5. Tài nguyên nước

Nguồn tài nguyên nước của huyện Lý Nhân khá dồi dào và phân bố khá đồng đều.

-Nguồn nước mặt:Lý Nhân có hệ thống sông ngòi quan trọng cung cấp nước, đó là sông Hồng và sông Châu Giang có tổng chiều dài là 78 km, với diện tích lưu vực là 1.084 ha. Hằng năm, sông Hồng bồi đắp phù sa tưới cho toàn bộ diện tích đất ngoài đê và vùng lúa trong đê qua hệ thống trạm bơm tưới từ sông Hồng. Sông Châu Giang là nhánh của sông Hồng. Hiện tại trên sông có một số đập ngăn nước để tưới cho đồng ruộng khi cần và làm nhiệm vụ thoát nước về mùa mưa. Ngoài ra trong huyện còn có sông Long Xuyên – kênh tiêu chính, đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu nước cho vùng trũng của Lý Nhân.

-Nguồn nước ngầm: Đến nay chưa có điều tra nguồn nước ngầm một cách hệ thống tại huyện Lý Nhân, nhưng qua thực tế điều tra cho thấy: Các giếng nước đào của dân trong vùng thường không quá sâu khoảng 7 – 9 m, chất lượng nước khá tốt có thể phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân trong vùng và hỗ trợ nước tưới cho thâm canh nông nghiệp. Nguồn nước ngầm của huyện đặc trưng cho vùng châu thổ sông Hồng, có 2 tầng nước ngầm là hệ Thái Bình và hệ Hà Nội.

Tóm lại nguồn nước mặt và nước ngầm ở huyện Lý Nhân khá phong phú, vấn đề ở chỗ cần quy hoạch khai thác nguồn nước ở đây sao cho hiệu quả, cần cải tạo hệ thống thủy lợi để phục vụ cho thâm canh, tăng diện tích tưới tiêu chủ động, hạn chế thấp nhất do ảnh hưởng của thiên tai.

3.1.1.6. Tài nguyên đất

Đất đai của huyện Lý Nhân thuộc nhóm đất phù sa sông Hồng. Theo phân loại của FAO UNESCO, toàn huyện có 1 nhóm đất chính, được chia ra 3 đơn vị đất, trong đó gồm 8 loại như sau

Bảng 3.1. Diện tích các loại đất theo phát sinh TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất phù sa glay chua 2.183,64 21,34 2 Đất phù sa chua glay 1.028,33 10,05

3 Đất phù sa chua glay sâu 1.360,62 13,29

4 Đất phù sa có tầng biến đổi 662,17 6,47

5 Đất phù sa chua nghèo bazơ 101,23 0,99

6 Đất phù sa chua có thành phần cơ giới trung bình 412,06 4,03

7 Đất phù sa chua có thành phần cơ giới nhẹ 265,60 2,59

8 Đất phù sa ít chua có thành phần cơ giới trung

bình 4.221,20 41,24

Tổng 10.234,85 100,00

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Lý Nhân (2015)

Hầu hết các loại đất của huyện có thành phần cơ giới thay đổi từ cát pha đến thịt nặng hay sét. Các loại đất phù sa lay chua có pHKCL 3,8 – 4,8. Đất phù sa ít chua phân bố ven sông, pHKCL từ 5 – 6. Các loại đất này đều có dung tích hấp thu và độ no bazơ thấp. Hầu hết đất của huyện đều nghèo mùn, đạm, lân, kali. Hàm lượng mùn trung bình là 0,2 đến 1,5%, đạm từ 0,02 – 0,2%, lân tổng số từ 0,06 – 0,18%, lân dễ tiêu nghèo khoảng 10mg/100g đất, kali dễ tiêu 100mg/100g đất.

Đánh giá chung về tài nguyên đất đai:

Đất đai huyện Lý Nhân có nhiều loại, được phân bố khá đồng đều. Địa hình tương đối bằng phẳng, thích hợp với nhiều loại cây trồng, cho phép sản xuất được nhiều mặt hàng nông sản khác nhau.

Vị trí địa lý và địa hình nơi đây rất phù hợp thu hút các nhà máy xí nghiệp, các nhà doanh nghiệp đầu tư vào huyện để phát triển kinh tế. Thuận lợi

3.1.1.7. Tài nguyên nhân văn

Lý Nhân là huyện điển hình của vùng chiêm trũng Hà Nam. Đây là nơi có lịch sử khá lâu đời, được coi là cái nôi của văn hóa Việt. Những di tích khảo cổ cho thấy cách đây 4000 năm người Việt cổ đã từng bước khai thác vùng chiêm trũng này. Dần theo thời gian các làng nghề thủ công mỹ nghệ như dệt may, thêu ren, mộc… xuất hiện cùng với bản chất người Lý Nhân cần cù, hiếu học.

Lý Nhân là vùng đất hình thành sớm, mang đậm nét của nền văn minh Thăng Long. Huyện có nhiều công trình được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc như: đình Văn Xá xã Đức Lý, đình Thọ Chương xã Đạo Lý, đình Đồng Lư, đền Bà Vũ Nương xã Chân Lý… Đặc biệt, Lý Nhân còn có đền Trần Thương xã Nhân Đạo thờ Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Hàng năm, vào giờ tý ngày 15 tháng Giêng âm lịch được tổ chức Lễ Phát Lương Đức Thánh Trần; ngày 20 tháng 8 âm lịch tổ chức Lễ tưởng niệm ngày mất của vị Anh Hùng dân tộc. Cùng với khu tưởng niệm Nhà văn – Liệt sĩ Nam Cao và các di tích khác sẽ hình thành quần thể du lịch, điểm đến hấp dẫn của các du khách mọi miền của Tổ quốc.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động của huyện

- Dân số: Dân số huyện Lý Nhân hiện nay có 177.600 người (năm 2015). Huyện có 2 tôn giáo chính là Phật giáo với 25.867 tín đồ, Công giáo 32.658 tín đồ, chiếm 29,06% tổng dân số toàn huyện. Hai tôn giáo trên sống đan xen, không biệt lập và có truyền thống đoàn kết, thân ái không bài xích lẫn nhau.

- Lao động là yếu tố cơ bản, quan trọng không thể thiếu được cho mọi quá trình sản xuất, đặc biệt ngành nông nghiệp cần một số lượng lao động rất lớn. Lý Nhân là huyện có số nhân khẩu và lao động ngày càng có xu hướng tăng lên. Năm 2013 tổng số nhân khẩu của huyện là 176.850 người, đến năm 2015 số nhân khẩu tăng lên 177.600 người, tốc độ tăng bình quân 3 năm là 0,21%, được thể hiện ở (bảng 3.2). Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2013 là 103.950 người, chiếm 59% tổng số nhân khẩu; năm 2015 có 104.740 lao động chiếm 59% tổng số nhân khẩu, tốc độ tăng bình quân 3 năm là 0,38% (trong đó, lao động nông nghiệp năm 2013 là 66.880 người, chiếm 64,34%; năm 2015 con số này là 66.373 người, chiếm 63,37% và có xu hướng giảm, tốc độ giảm bình quân 3 năm là 0,62%, đây là xu hướng phát triển tất yếu và nó phù hợp với quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn).

Bảng 3.2. Tình hình nhân khẩu và lao động huyện Lý Nhân năm 2013 - 2015

TT Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2014/2013 2015/2014 BQ

I Tổng số nhân khẩu khẩu 176.850 100,00 177.165 100,00 177.600 100,00 100,18 100,25 100,21

1 Khẩu nông nghiệp " 107.660 60,88 107.320 60,58 107.143 60,33 99,68 99,84 99,76 2 Khẩu phi nông nghiệp " 69.190 39,12 69.845 39,42 70.457 39,67 100,95 100,88 100,91

II Tổng số hộ hộ 56.150 100,00 56.380 100,00 56.580 100,00 100,41 100,35 100,38

1 Hộ nông nghiệp " 37.060 66,00 36.980 65,59 36.946 65,30 99,78 99,91 99,85 2 Hộ phi nông nghiệp " 19.090 34,00 19.400 34,41 19.634 34,70 101,62 101,21 101,42

III Tổng số lao động 103.950 100,00 104.220 100,00 104.740 100,00 100,26 100,50 100,38

1 Lao động nông nghiệp " 66.880 64,34 66.520 63,83 66.373 63,37 99,46 99,78 99,62 2 Lao động phi nông nghiệp " 37.070 35,66 37.700 36,17 38.367 36,63 101,70 101,77 101,73

IV Các chỉ tiêu bình quân

1 BQ khẩu/hộ khẩu 3,15 - 3,14 - 3,14 - 99,68 100,00 99,84 2 BQ lao động/hộ lđ 1,85 - 1,85 - 1,85 - 100,00 100,00 100,00 3 BQ khẩu NN/hộ NN khẩu 2,91 - 2,90 - 2,90 - 99,66 100,00 99,83 4 BQ lao động NN/hộ NN lđ 1,80 - 1,80 - 1,80 - 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Phòng thống kê huyện Lý Nhân (2013 - 2015)

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng của huyện

Đường giao thông: hệ thống giao thông đường bộ của huyện được nâng cấp và quản lý tốt đã tạo nên mạng lưới giao thông của huyện ngày càng phong phú và đa dạng. Phía Đông huyện có sông Hồng chạy dài từ đầu huyện đến cuối huyện các đường tỉnh lộ chạy qua với chiều dài là 26,25 km; đường quốc lộ 38B với tổng chiều dài là 31,75 km; đường huyện dài 50,2 km; đường liên thôn, liên xã dài 868,5 km. Trong những năm qua, hệ thống giao thông của huyện được đầu tư khá lớn, các tuyến đường trong huyện đã được nâng cấp, cứng hoá bằng cách trải nhựa và bê tông hoá. Xe ô tô có thể đến được tất cả các trung tâm xã, thị trấn và các khu dân cư. Như vậy, hệ thống giao thông của huyện khá thuận lợi, đáp ứng tốt hơn việc đi lại, giao lưu buôn bán hàng hoá thông thương với các thị trường trong khu vực.

Hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng: tương đối hoàn chỉnh, trên địa bàn huyện có 2 trạm bơm lớn làm nhiệm vụ tưới tiêu thuộc Công ty khai thác công trình thủy lợi Hà Nam quản lý là trạm bơm Quang Trung và trạm bơm Như Trác, có 48 trạm bơm nhỏ, công suất từ 1000 m3/h đến 4000 m3/h làm nhiệm vụ chống úng lụt và kết hợp tưới tiêu. Đồng thời trên toàn huyện có 10 máy bơm di động với công suất là 750 m3/h/máy. Hệ thống kênh mương rất tốt, thường xuyên được tu bổ, hệ thống mương máng đang dần được bê tông hóa. Toàn huyện có 432 tuyến/ 22 xã có đường giao thông trục chính nội đồng với tổng chiều dài hơn 239,85 km, đến nay đã đắp nền được 199,79 km (trong đó rải đá cấp phối được 56 km và bê tông hóa được 16,9 km).

Hệ thống nước sinh hoạt: Đã và đang được quan tâm chỉ đạo, đến nay toàn huyện đã có 6 nhà máy cung cấp nước sạch tập trung ở các đơn vị: Thị trấn Vĩnh Trụ, xã Xuân Khê, Nguyên Lý, Phú Phúc, Nhân Bình …; có 85% hộ dân dùng nước hợp vệ sinh; huyện đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các nhà máy cung cấp nước sạch ở các xã: Hợp Lý, Nhân Thịnh, Nhân Khang,Chân Lý.

Hệ thống điện: hệ thống lưới điện đã phủ kín trên toàn bộ địa bàn huyện, số máy biến áp được lắp đặt là 238 máy với tổng công suất 47.460 KVA. Có đường điện 110 KV và 35KV chạy qua, 100% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

Hệ thống thông tin liên lạc: Hệ thống Đài truyền thanh có một mạng lưới thống nhất ở 23/23 xã, thị trấn, đảm bảo cho việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và phục vụ cho điều hành, quản lý xã hội trên địa bàn huyện. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh đáp ứng ngày càng tốt hơn thông tin liên lạc, phục vụ sản xuất và đời sống. Hiện nay 100% số thôn, xóm đã có đầu cáp điện thoại cố định, với tổng số máy điện thoại là 7.311 máy

(trong đó máy cố định là 4.701 máy, máy di động là 2.610 máy), bình quân đạt tỷ lệ 4,1 máy điện thoại/100 dân. Toàn huyện có 22/22 = 100% xã có điểm Bưu điện văn hoá; 23/23 xã, thị trấn có điểm nối mạng Internet với 5.979 thuê bao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 40)