Diện tích các loại đất theo phát sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 43 - 45)

TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất phù sa glay chua 2.183,64 21,34 2 Đất phù sa chua glay 1.028,33 10,05

3 Đất phù sa chua glay sâu 1.360,62 13,29

4 Đất phù sa có tầng biến đổi 662,17 6,47

5 Đất phù sa chua nghèo bazơ 101,23 0,99

6 Đất phù sa chua có thành phần cơ giới trung bình 412,06 4,03

7 Đất phù sa chua có thành phần cơ giới nhẹ 265,60 2,59

8 Đất phù sa ít chua có thành phần cơ giới trung

bình 4.221,20 41,24

Tổng 10.234,85 100,00

Nguồn: Phịng nơng nghiệp huyện Lý Nhân (2015)

Hầu hết các loại đất của huyện có thành phần cơ giới thay đổi từ cát pha đến thịt nặng hay sét. Các loại đất phù sa lay chua có pHKCL 3,8 – 4,8. Đất phù sa ít chua phân bố ven sơng, pHKCL từ 5 – 6. Các loại đất này đều có dung tích hấp thu và độ no bazơ thấp. Hầu hết đất của huyện đều nghèo mùn, đạm, lân, kali. Hàm lượng mùn trung bình là 0,2 đến 1,5%, đạm từ 0,02 – 0,2%, lân tổng số từ 0,06 – 0,18%, lân dễ tiêu nghèo khoảng 10mg/100g đất, kali dễ tiêu 100mg/100g đất.

Đánh giá chung về tài nguyên đất đai:

Đất đai huyện Lý Nhân có nhiều loại, được phân bố khá đồng đều. Địa hình tương đối bằng phẳng, thích hợp với nhiều loại cây trồng, cho phép sản xuất được nhiều mặt hàng nông sản khác nhau.

Vị trí địa lý và địa hình nơi đây rất phù hợp thu hút các nhà máy xí nghiệp, các nhà doanh nghiệp đầu tư vào huyện để phát triển kinh tế. Thuận lợi

3.1.1.7. Tài nguyên nhân văn

Lý Nhân là huyện điển hình của vùng chiêm trũng Hà Nam. Đây là nơi có lịch sử khá lâu đời, được coi là cái nơi của văn hóa Việt. Những di tích khảo cổ cho thấy cách đây 4000 năm người Việt cổ đã từng bước khai thác vùng chiêm trũng này. Dần theo thời gian các làng nghề thủ công mỹ nghệ như dệt may, thêu ren, mộc… xuất hiện cùng với bản chất người Lý Nhân cần cù, hiếu học.

Lý Nhân là vùng đất hình thành sớm, mang đậm nét của nền văn minh Thăng Long. Huyện có nhiều cơng trình được cơng nhận là Di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc như: đình Văn Xá xã Đức Lý, đình Thọ Chương xã Đạo Lý, đình Đồng Lư, đền Bà Vũ Nương xã Chân Lý… Đặc biệt, Lý Nhân cịn có đền Trần Thương xã Nhân Đạo thờ Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Hàng năm, vào giờ tý ngày 15 tháng Giêng âm lịch được tổ chức Lễ Phát Lương Đức Thánh Trần; ngày 20 tháng 8 âm lịch tổ chức Lễ tưởng niệm ngày mất của vị Anh Hùng dân tộc. Cùng với khu tưởng niệm Nhà văn – Liệt sĩ Nam Cao và các di tích khác sẽ hình thành quần thể du lịch, điểm đến hấp dẫn của các du khách mọi miền của Tổ quốc.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động của huyện

- Dân số: Dân số huyện Lý Nhân hiện nay có 177.600 người (năm 2015). Huyện có 2 tơn giáo chính là Phật giáo với 25.867 tín đồ, Cơng giáo 32.658 tín đồ, chiếm 29,06% tổng dân số tồn huyện. Hai tơn giáo trên sống đan xen, khơng biệt lập và có truyền thống đồn kết, thân ái khơng bài xích lẫn nhau.

- Lao động là yếu tố cơ bản, quan trọng không thể thiếu được cho mọi quá trình sản xuất, đặc biệt ngành nơng nghiệp cần một số lượng lao động rất lớn. Lý Nhân là huyện có số nhân khẩu và lao động ngày càng có xu hướng tăng lên. Năm 2013 tổng số nhân khẩu của huyện là 176.850 người, đến năm 2015 số nhân khẩu tăng lên 177.600 người, tốc độ tăng bình quân 3 năm là 0,21%, được thể hiện ở (bảng 3.2). Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2013 là 103.950 người, chiếm 59% tổng số nhân khẩu; năm 2015 có 104.740 lao động chiếm 59% tổng số nhân khẩu, tốc độ tăng bình quân 3 năm là 0,38% (trong đó, lao động nơng nghiệp năm 2013 là 66.880 người, chiếm 64,34%; năm 2015 con số này là 66.373 người, chiếm 63,37% và có xu hướng giảm, tốc độ giảm bình quân 3 năm là 0,62%, đây là xu hướng phát triển tất yếu và nó phù hợp với q trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)