Mực nước bình quân sông Luộc, sông Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 39 - 40)

ĐVT: m

Vị trí Mùa khô Mùa mưa Mực nước cao mùa lũ

Đỉnh Chân Lửng Đỉnh Chân BĐ1 BĐ2 BĐ3

L. Khê 1.51 0.26 0.63 2.84 1.65 4.7 5.4 6.1

N. Lang 1.46 0.23 0.56 2.50 1.07 4.0 4.5 5.2

B. Hiệp 1.40 0.17 0.48 2.54 1.19 3.1 3.8 4.5

Hệ 1.18 0.00 0.21 1.46 0.81 1.32 1.59 1.61

Nguồn: Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Thái Bình (2016)

b. Triều biển

* Chế độ thủy triều đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình mực nước cũng như điều hành tưới tiêu của hệ thống. Thủy triều ở vùng là chế độ nhật triều có chu kỳ 11 đến 15 ngày/1 chu kỳ ( 1 chu kỳ con nước ):

- Những ngày triều lửng rơi vào ngày cuối kỳ thứ nhất và 3 ngày tiếp theo của đầu kỳ sau. Những ngày triều lửng mực nước đỉnh triều và chân triều không chênh nhau nhiều, biến động từ 0,2  0,4 m và mực nước thấp, thường chỉ từ + 0.30  + 0.40 m.

- Những ngày triều cường là những ngày có đỉnh triều cao trội, chân triều rất thấp: tại Trà linh, đỉnh triều thường từ +1,40 m đến +1,70 m; chân từ -1,30 m đến -1,60 m. Thời gian triều cũng diễn ra khoảng 5 ngày từ ngày thứ 7 đến ngày 11.

- Thời kỳ triều trung bình là thời kỳ triều từ ngày thứ 4 đến thứ 6.

*Mực nước Hòn Dấu bình quân 1, 3, 5, 7 ngày đỉnh và chân triều trong các tháng mùa lũ (VX) với P=5%, 10%, 20% như sau:

c. Thủy văn nội đồng:

* Sông trục chính nội đồng lấy trục Tiên hưng làm chủ đạo. Các sông chính khác là: Sa lung, Tà sa, Đô kỳ, sông Sành, sông Cô, sông Diêm hộ, sông Sinh và các sông dẫn nguồn từ các cống tưới dưới đê vào hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 39 - 40)