Diện tích đất canh tác: m2, Đất trồng cây lương thực (m2):

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 84)

tưới – tiêu vùng phía Bắc Thái Bình

Nội dung ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 BQ

Diện tích

tưới tiêu Ha 221.642 218.506 219.432 219.86

Kinh phí

công 1000đ 198.526.000 192.962.000 195.142.000 195.543.33

Nguồn: Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Thái Bình (2016)

Với nguồn kinh phí cấp trong 3 năm ổn định do diện tích thay đổi nên việc cấp bù thuỷ lợi phí thay đổi theo nguyên nhân một phần diện tích chuyển dịch cơ cấu từ sản xuất nông nghiệp sang khu công công nghiệp. Với nguồn cấp bù thuỷ lợi phí ổn định trong 3 năm qua các công trình từ phía Bắc tỉnh Thái Bình đã dần dần được tu bổ sửa chữa nâng cấp và xây mới bằng nguồn cấp bù các khoản chi phí cho quản lý khai thác như lương, khấu hao và các khoản chi khác phục vụ quản lý, nguồn thu cho khai thác vận hành các công trình thủy lợi đều giảm dần qua các năm, tốc độ giảm bình quân ba 3 năm là

9,7%. Nguyên nhân là do phần diện tích phục vụ của đơn vị giảm dần do chuyển dịch cơ cấu, thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho dân sinh, phúc lợi công nghiệp. Với doanh thu giảm gây không ít khó khăn cho việc duy tu bảo dưỡng và quản lý khai thác trong khi đó chi phí lương, chi phí nguyên vật liệu, chi phí đầu vào tăng cao.

Phần chi phí trong 3 năm giảm dần theo doanh thu trong khi đó chi phí lương tăng và chi phí khác tăng. Vì vậy, kinh phí cấp bù trên chỉ đủ để duy tu bảo dưỡng, chống xuống cấp còn việc xây mới hoặc tu bổ sửa chữa lớn xin nguồn cấp của trung ương hoặc ngân nhà nước.

Tổng chi giảm, giảm nhiều hơn thu với tốc độ giảm bình quân ba năm là 10,05%, dẫn đến cân đối thu trừ chi có sự tăng nhẹ, tăng bình quân ba năm là 6,03%.

Bảng 4.18. Quản lý tài chính trong khai thác vận hành công trình thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình

ĐVT: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

2015/2014 2016/2015 BQ

Thu 84.235 73.998 69.295 87,85 93,64 90,70

Chi 80.634 71.088 65.247 88,16 91,78 89,95

Cân đối 3.601 2.910 4.048 80,81 139,11 106,03

Nguồn: Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Thái Bình (2016)

Qua bảng số liệu trên cho thấy về khía cạnh quản lý tài chính trong khai thác vận hành CTTL tại phía Bắc tỉnh Thái Bình vẫn đảm bảo, song giá trị không lớn từ 2,9 triệu đến hơn 4 triệu đồng. Chính sách cấp bù thuỷ lợi phải đáp ứng được chi lương giảm bớt phần chi phí cho người dân trong sản xuất tạo nguồn kinh phí ổn định cho các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi chủ động trong sản xuất, dân sinh, duy tu, sửa chữa công trình và tạo diện tích tưới tiêu năng suất lúa tăng lên, tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi từng bước được sắp xếp củng cố và kiện toàn.

4.1.4.4. Đánh giá quản lý khai thác vận hành công trình thủy lợi

Trong giai đoạn 2014 – 2016 đã có nhiều công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như công trình Cống Trà Linh 2 cũng là một công trình có tầm cỡ so với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng, một công trình mà người nông dân

mong đợi. Cống Trà Linh 2 có vai trò tiêu, thoát nước và chống xâm mặn của nước biển, góp phần quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp của các huyện phía Bắc Thái Bình. Có thể khẳng định, những công trình thủy lợi được đầu tư, xây dựng đã cải thiện rất nhiều trong việc điều tiết nước, hạn chế được rủi ro, ngập úng, lụt lội.

Từ những đổi thay trên các công trình thủy lợi trọng điểm ở Thái Bình trong những năm qua đã khẳng định rất rõ sự nhanh nhạy, tích cực trong nắm bắt, tranh thủ từ nhiều nguồn vốn của ngành nông nghiệp. Nhờ đó, trong những năm gần đây, tuy thời tiết diễn biến phức tạp, mưa bão bất thường những lĩnh vực trồng trọt đã hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ngập úng, đảm bảo nguồn nước gieo cấy đúng lịch thời vụ. Nhiều vụ lúa liên tiếp ở tỉnh Thái Bình đạt năng suất cao, duy trì sản lượng lương thực trên 1 triệu tấn, diện tích cây vụ đông được mở rộng lên tới 40.000 ha. Đó chính là lợi ích trước mắt và lâu dài của những công trình thủy lợi trọng điểm.

Bảng 4.19. Tự đánh giá của cán bộ về quản lý khai thác vận hành công trình thủy lợi

STT Tiêu chí Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Tổ chức bộ máy Gọn nhẹ 9 39,13 Cồng kềnh 14 60,87 2 Quản lý vận hành Rất tốt 8 34,78 Bình thường 11 47,83 Kém 4 17,39

3 Quản lý tài chính Minh bạch 14 60,87

Không minh bạch 9 39,13

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Đến nay việc tổ chức vận hành các công trình thủy lợi là một bộ máy vận hành, tuy nhiên bộ máy vận hành này tương đối cồng kềnh gồm nhiều ban bệ, nhưng việc quản lý lại chưa đạt hiệu quả cao có 17,39% số ý kiến đánh giá quản lý vận hành kém, chưa làm hết công suất của máy lên nhiều nơi bị ngập úng, việc quản lý tài chính chưa thật sự minh bạch chiếm 39,13% làm thất thu NSNN.

Bộ máy tổ chức vận hành các công trình thủy lợi người dân đánh giá là rất cồng kềnh chiếm 86,25%, chỉ có một số bộ phận gọn nhẹ chiếm 26,25%. Việc quản lý lại chưa đạt hiệu quả cao có 21,25% số ý kiến đánh giá quản lý vận hành

kém, chưa làm hết công suất của máy lên nhiều nơi bị ngập úng, việc quản lý tài chính chưa thật sự minh bạch chiếm 71,25% làm thất thu NSNN.

Bảng 4.20. Đánh giá của người dân về quản lý khai thác vận hành công trình thủy lợi

STT Tiêu chí Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Tổ chức bộ máy Gọn nhẹ 21 26,25 Cồng kềnh 69 86,25 2 Quản lý vận hành Rất tốt 11 13,75 Bình thường 52 65,00 Kém 17 21,25

3 Quản lý tài chính Minh bạch 23 28,75

Không minh bạch 57 71,25

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Qua sự đánh giá của dân về quản lý các công trình thủy lợi của Công ty KTCTTL Bắc Thái Bình từ quy hoạch, đến vận hành chưa đạt hiệu quả cao có trên 75% số ý kiến đánh giá ở mức trung bình và yếu kém, chỉ có trên 25% số ý kiến đánh giá tốt. Để khắc phục được những hạn chế này cần phải có những giải pháp cho việc quản lý công trình thủy lợi tỉnh Thái Bình.

Công tác quản lý khai thác vận hành công trình thủy lợi đã có sự phân cấp cho các bộ phận chức năng từ tỉnh xuống các tổ sử dụng nước, quản lý khai thác bám sát dự báo khí tượng thuỷ văn mùa kiệt và các kỳ triều cường, nguồn nước chủ động được tưới và tiêu, việc cân đối thu chi đã đảm bảo không bị mất cân đối. Bên cạnh kết quả đạt được công tác quản lý khai thác vận hành công trình thủy lợi còn một số hạn chế là do bộ máy quản lý cồng kềnh và một số bộ phận chưa tiết kiệm trong quản lý chi phí.

4.1.5. Một số thuận lợi và khó khăn trong quản lý công trình thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình Bắc tỉnh Thái Bình

4.1.5.1. Thuận lợi trong quản lý công trình thủy lợi

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, bằng nhiều nguồn vốn trong và

nước ngoài (như vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn vay tín dụng, Chương trình 135, Kiên cố hoá kênh mương, JBIC, 3PAD...) đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Đến nay hệ thống công trình thuỷ lợi của

tỉnh bao gồm khoảng 130 công trình phục vụ tưới tiêu cho khoảng 2.000ha lúa/năm. Trong đó, số công trình đã được kiên cố, bán kiên cố là 55 công trình (13 hồ chứa, 19 công trình đập dâng, kênh, 23 trạm bơm các loại), tưới cho 1.726ha lúa/năm. Số còn lại là các công trình tạm, phục vụ tưới cho hơn 100 ha lúa/năm.

Có nguồn kinh phí cấp bù thuỷ lợi phí nên thuận lợi cho việc đầu tư sửa chữa các công trình nhỏ, việc đầu tư xây dựng hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh làm tăng hệ số sử dụng đất từ 1,3 lần năm 1997 lên 1,96 lần năm 2010, sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 16.515 tấn năm 2016, góp phần ổn định an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Nhờ hỗ trợ từ việc thực hiện chính miễn thuỷ lợi phí, nhiều địa phương, đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi đã có kinh phí để duy tu, sửa chữa kịp thời các công trình bị hư hỏng, xuống cấp.

Chủ động kinh phí để đầu tư cho công tác sửa chữa, duy tu, vận hành công trình thuỷ lợi, để giành kinh phí sự nghiệp thuỷ lợi (vẫn phải chi trước kia) để đáp ứng cho các nhu cầu chi phí khác của địa phương đã có kinh phí để sửa chữa lớn công trình và có kinh phí để thực hiện nạo vét hệ thống kênh mương, góp phần quan trọng trong việc chống hạn và chống xâm nhập mặn khá hiệu quả.

Tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi từng bước được sắp xếp, củng cố và kiện toàn; đời sống cán bộ công nhân quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ngày càng ổn định và nâng cao

Các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi đã đảm bảo chế độ tiền lương cho cán bộ, công nhân viên thuỷ nông, không còn tình trạng chậm lương, nợ lương đối với cán bộ, công nhân viên thuỷ nông như ở một số công ty khai thác công trình thuỷ lợi trước đây. Bên cạnh đó, ở một số địa phương, nhiều hợp tác xã nông nghiệp có hoạt động dịch vụ thuỷ lợi đã được hình thành để thực hiện chức năng quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi nhỏ, kênh mương nội đồng, phù hợp với các quy định hiện hành.

4.1.5.2. Khó khăn trong quản lý công trình thủy lợi

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đặc biệt là vùng ven biển, khi mưa bão làm phá hủy các công trình thủy lợi.

Các công trình thuỷ lợi trên địa bàn nhỏ lẻ, phân tán nên công tác quản lý, bảo vệ, khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn.

Khoa học công nghệ phục vụ quản lý công trình thủy lợi hiện tại rất hạn chế, lạc hậu.

Trạm thuỷ nông mới được thành lập, số lượng cán bộ ít và còn thiếu kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, quản lý vì vậy chưa thực hiện tốt công tác phối hợp ở một số xã.

Diễn biến thời tiết khí tượng thủy văn có xu hướng ngày càng bất lợi, vì vậy một số công trình mặc dù đã được kiên cố hóa nhưng không phát huy được năng lực tưới để phục vụ cho sản xuất.

Bất cập trong mức thuỷ lợi phí tạo nguồn và đối với diện tích phải thực hiện bơm 2 cấp hay 3 cấp. Không tách được chi phí của diện tích được tưới riêng, tiêu riêng

Trong thực tế, việc tạo nguồn tưới rất đa dạng, có công trình tạo nguồn đến đầu mối công trình do tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi khác quản lý, có công trình tạo nguồn đến đến kênh cấp 2, 3 của tổ chức hợp tác dùng nước, hoặc có công trình chỉ tạo nguồn đến bể hút trạm bơm tưới của tổ chức hợp tác dùng nước, do vậy, dễ nảy sinh tranh chấp. Các quy định hiện hành chưa đề cập đến khu vực phải bơm tưới nhiều bậc, chỉ một diện tích nhưng phải tưới nhiều bậc cũng chỉ được hưởng mức thuỷ lợi phí như các vùng bơm một cấp, từ đó dẫn tới mức miễn không đủ bù đắp cho các chi phí bơm tưới tiêu đối với các vùng diện tích được tưới từ 2 bậc trở lên.

Việc xác định một số chỉ tiêu chuyên môn theo quy định còn rất khó áp dụng đối với hệ thống công trình thuỷ lợi nhỏ

Việc xác định cống đầu kênh đối với nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi là rất khó khăn, có hệ thống khó có thể xác định được trong thực tế. Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT đã quy định việc xác định cống đầu kênh của tổ chức hợp tác dùng nước, tuy vậy việc triển khai cụ thể ở các địa phương còn nhiều vướng mắc. Quy định mức trần của thuỷ nông nội đồng có nơi cũng khó áp dụng được do công trình thuỷ lợi nhỏ, công trình chỉ gồm đầu mối, kênh cấp 1 và tưới trực tiếp cho ruộng, do tổ chức của người dân trực tiếp quản lý, vận hành.

Việc sử dụng kinh phí miễn giảm thuỷ lợi phí còn nhiều bất cập do các chính sách hiện hành

Theo quy định, thuỷ lợi phí chỉ dùng cho duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng và vận hành công trình thuỷ lợi, có bao gồm sửa chữa lớn, sau khi sử dụng kinh phí thuỷ lợi phí cho công tác vận hành, duy tu, bảo dưỡng sửa chữa công trình thuỷ lợi còn dư rất muốn sử dụng cho việc xây dựng cơ bản thuỷ lợi, nhưng khó thực

hiện do vướng mắc về cơ chế.

Một số công trình do xây dựng từ lâu không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên hiện nay đã xuống cấp và một số công trình bị thất lạc hồ sơ… Nhận thức của nhân dân còn nhiều hạn chế do trước đây không thu thuỷ lợi phí nay thực hiện chính sách cấp bù thuỷ lợi phí vì vậy coi việc thực hiện nạo vét kênh mương là nhiệm vụ của Trạm thuỷ nông….

Hiện tượng thiếu nước vẫn thường xuyên xảy ra, đặc biệt ở các vùng cao, vùng xa, cuối các kênh tưới của các trạm bơm tưới lớn nguyên nhân là do:

+Nguồn nước trong các sông bị suy giảm.

Phần lớn các công trình đầu mối của hệ thống đã được xây dựng trên 35 năm, máy bơm đã cũ, lạc hậu, các thiết bị bị hao mòn, nhà máy xuống cấp, kênh mương bị sạt lở bồi lắng, khả năng dẫn nước kém. Những hư hỏng này hàng năm đều được tu sửa nhưng do nguồn vốn có hạn, nên chỉ sửa chữa chắp vá, không đồng bộ do đó công trình ngày càng xuống cấp.

+ Cùng với sự phát triển nhanh của công nghiệp, đô thị và các khu dân cư trong vùng. Diện tích đô thị, công nghiệp tăng mạnh, diện tích mặt nước ao hồ, lòng dẫn thu hẹp, dung tích trữ nước giảm. Tình trạng vi phạm pháp lệnh khai thác các công trình thủy lợi như lấn chiếm thu hẹp lòng kênh, xả thải vào kênh tưới, tiêu gây ách tắc và ô nhiễm nguồn nước đang ở mức báo động gây khó khăn lớn cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất.

+ Công tác tu bổ tôn cao bờ vùng, phân khu tiêu không được quan tâm, thậm trí còn bị xâm hại, khiến cho lưu vực tiêu không khép kín ảnh hưởng đến khả năng chống úng của nhiều khu.

Nhìn chung trong quản lý công trình thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình đã đạt được nhiều kết quả đáng kích lệ nhờ sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ đối với các ông trình thủy lợi của tỉnh Thái Bình thông qua nguồn ngân sách cấp hang năm và giao quyền tự chủ cho Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Thái Bình, bên cạnh đó thì công tác quản lý công trình thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình còn gặp rất nhiều khó khăn đó là sự thiếu thốn về kinh phí để tu sửa và xây dựng mới các công trình thủy lợi đã cũ xuống cấp và sự hạn chế về nguồn nhân lực của Công ty và ý thức bảo vệ và khai thác công trình thủy lợi còn nhiều hạn chế .

4.2. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI PHÍA BẮC TỈNH THÁI BÌNH PHÍA BẮC TỈNH THÁI BÌNH

4.2.1. Thuộc về chủ trương chính sách

Cơ chế chính sách đầu tư chưa hợp lý mới chú trọng đầu tư xây dựng công trình mới, đầu tư xây dựng công trình đầu mối chưa chú trọng đến việc nâng cấp tu bổ công trình, hiện đại hóa hệ thống nên việc các công trình thiếu đồng bộ đã ảnh hưởng đến QLCT, cơ chế chính sách chưa đồng bộ còn nhiều bất cập. Nhiều hệ thống CTTL lớn được xây dựng xong công trình đầu mối, kênh chính nhưng còn thiếu công trình điều tiết nước, kênh mương nội đồng nên chưa khai thác hết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 84)