Quy hoạch thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 53 - 63)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

4.1. Thực trạng quản lý công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình

4.1.2. Quy hoạch thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình

4.1.2.1. Nội dung quy hoạch thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình

Dự án “Rà soát Quy hoạch thuỷ lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” đã được lập trên cơ sở:

- Trên cơ sở Văn kiện đại hội đảng bộ tỉnh Thái Bình

- Quy hoạch của các ngành sử dụng đất, nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, thương mại- du lịch…

Trên cơ sở nhu cầu đặt ra của thực tế cũng như tính cấp thiết của vấn đề, ngày 15 tháng 12 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ký quyết định số 5512 giao cho Viện Quy hoạch Thuỷ lợi lập báo cáo "Rà soát quy hoạch thuỷ lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình". Nhằm mục đích đề xuất các phương án phát triển thuỷ lợi giai đoạn trước mắt, đến 2015 và định hướng đến năm 2020 với 4 mục tiêu chính như sau:

- Đáp ứng nhu cầu cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp đa canh, đa dạng theo hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt từ trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có hiệu ích kinh tế cao.

- Tăng mức bảo đảm cho sản xuất và đời sống với những thiên tai hạn hán vụ xuân, úng ngập vụ mùa.

- Đáp ứng tiêu thoát nước và phòng chống, giảm nhẹ thiên tai bão lũ, sóng biển, triều dâng, xâm nhập mặn, bảo vệ môi trường sinh thái....

- Đáp ứng khả năng khai thác tiềm năng kinh tế vùng ven biển nhằm nuôi trồng thuỷ sản mang lại hiệu quả kinh tế cao theo hướng phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất và nước không là cạn kiệt, ô nhiễm môi trường.

- Đáp ứng nhu cầu khai thác tài nguyên nước của các ngành kinh tế khác: nước sinh hoạt, công nghiệp, xây dựng đô thị...

Như vậy, để đáp ứng nhu cầu cho cấp nước tưới cho khu vực, kết hợp với việc cấp nước phục vụ các ngành kinh tế khác như cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, thuỷ sản, môi trường... Cần phải:

- Bổ sung và nâng cấp hệ thống công trình thuỷ lợi bao gồm các cống dưới đê, các trạm bơm tưới, các hệ thống kênh mương dẫn nước trong khu vực:

- Cải tạo các cống tưới hiện có do xây dựng từ lâu chưa thiết kế lấy nước khi sông có lũ cao.

với hiện tại, tốn điện, hiệu quả thấp. Cải tạo và nâng cấp hệ thống công trình trạm bơm tiếp nguồn cho vùng ven biển.

- Nạo vét các hệ thống sông trục, kênh mương cấp 2,3, nội đồng.

- Kiên cố hoá hệ thống kênh chính, cấp 1 và cấp 2, tập trung ưu tiên kênh máng nổi lấy phù sa vào vùng đất cát, vùng trồng màu nhằm nâng cao hiệu quả tưới.

Qua phân tích kết quả tính toán thuỷ lực cấp nước cho hệ thống Bắc Thái Bình, qua tình hình thực tế biện pháp công trình cụ thể cho khu vực này như sau:

+ Làm lại mới các cống dưới đê sông Luộc: Cống Đại Nẫm, cống Việt Yên, Tịnh Xuyên, Đồng Bàn, Quan Hoả, sửa chữa cống Nhâm Lang, nạo vét sông dẫn sau cống đảm bảo cấp nước tưới nước cho vùng Đại Nẫm (Quỳnh Phụ), Việt Yên (Hưng Hà).

+ Đầu tư nạo vét các trục sông, sông nhánh chính đảm bảo dẫn nước tưới cho toàn hệ thống như nạo vét sông Tiên Hưng, Sa Lung là sông trục tưới tiêu chính của cống Trà Linh I và Trà Linh II tiêu 50.332 ha.

+ Nạo vét sông trục cấp II của sông Tiên Hưng tăng khả năng dẫn và trữ nước: Yên Lộng, sông Ba Trai, sông Đồng Cống, sông Hoàng Nguyên, sông C.Bắc, sông 217, sông Sa Lung - Đông Xuân.

+ Xây mới cống Phú Lạc (B=3m, Zđ=-1,0) bổ sung nguồn nước cho vùng Hồng An - Hưng Hà.

Như vậy, quy hoạch thủy lợi đã được hoàn thiện theo tình hình thực tế.

4.1.2.2. Đánh giá kết quả quy hoạch phía Bắc tỉnh Thái Bình

a. Kết quả quy hoạch tưới

- Vụ Đông xuân: hầu hết các vùng thực hiện tưới tiêu kết hợp. Hệ thống sông ngòi nội đồng trữ và điều tiết nước tưới là chủ yếu. Khi nguồn nước ở vùng ven biển bị nhiễm chua mặn thì tiêu đuổi thải ra biển.

- Vụ mùa: đầu vụ tổ chức lấy phù sa đại trà, hệ thống dâng cao mực nước để lấy sa tự chảy. Giai đoạn lúa mùa đã cấy trở đi, hệ thống thực hiện phương thức tưới tiêu tách rời là chủ yếu. Mực nước ở các sông chìm được giữ ở mức thấp để phòng úng.

- Phân vùng tưới :

Nguồn nước cung cấp cho hệ thống để tưới trong các mùa, vụ đều do sông Hồng, sông Trà, sông Luộc, sông Hóa cung cấp qua các cống dưới đê. Nguồn nước dồi dào, chất lượng tốt. Đặc biệt nguồn nước vụ mùa có hàm lượng phù sa phong phú, nhiều chất dinh dưỡng.

Toàn hệ thống được phân chia ra thành 11 vùng tưới chính.

Do phương thức tưới tiêu của hệ thống là: tưới tiêu tách rời theo thời gian và không gian nên việc phân vùng chỉ có tính chất tương đối. Nguồn nước cấp cho các vùng ngoài việc lấy thẳng ở các cống cấp nước qua đê trực tiếp cho vùng, còn lấy ở hệ thống do các cống có nhiệm vụ tạo nguồn chung cung cấp, điển hình là cống Nhâm Lang, cống Hiệp và cống Thuyền Quan.

- Cống lấy nước qua đê :

+ Triền sông Luộc: 6 cống, tổng khẩu diện 45 m. + Triền sông Trà Lý: 10 cống, tổng khẩu diện 39m. + Triền sông Hóa: 9 cống, tổng khẩu diện 32,5m.

- Cống đập chính nội đồng: 39 cái với tổng khẩu diện 156m.

- Trạm bơm tưới : 629 trạm bơm do công ty KTTL Bắc Thái Bình và các HTX nông nghiệp quản lý với các loại máy bơm như sau

+ Máy 540 m3/h: 40 cái. + Máy 1700 m3/h: 118 cái. + Máy 800 m3/h: 5 cái. + Máy 2500 m3/h: 50 cái. + Máy 1000 m3/h: 415 cái. + Máy 4000 m3/h: 54 cái. + Máy 1200 m3/h: 127 cái. + Máy 8000 m3/h: 8 cái.

Kết quả quy hoạch mới đạt 80% thể hiện 21/26 hoàn thành, có 5 cống: Việt Yên, Đại Nẫm, Tịnh Xuyên, Đồng Bằng và Quan Hỏa phải làm lại quy hoạch tưới nước sông Hóa chảy qua các công ở huyện Quỳnh Phụ và Thái Thụy trước và sau quy hoạch đạt kết quả 100%, nước sông Luộc chảy qua các công thuộc huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ đạt 90% so với trước quy hoạch, quy hoạch tưới qua sông Trà Lý đạt trờn 99% so với trước quy hoạch, kết quả này thể hiện ở bảng sau.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện quy hoạch tưới vùng phía Bắc tỉnh Thái Bình

TT Tên cống Huyện

Trước QH Sau QH Sau QH/ TK trước QH (%) TK (ha) TT(ha) TT/TK (%) (ha) Tổng toàn vùng 54628 38551 70,57 59782 109,43 I Sông Luộc Hưng Hà, Quỳnh

Phụ 29204 20735 71,00 26784 91,71

II Sông Hoá Hưng Hà, Thái Thụy 6320 4488 71,01 13390 211,87 III S.Trà Lý Hưng Hà, Đông

Hưng 17005 12069 70,97 16939 99,61

IV S.Hồng Hưng Hà 0 0 - 570 -

V Bối, bãi Hưng Hà, Quỳnh

Phụ 2099 1259 59,98 2099 100,00

Nguồn: Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Thái Bình (2016)

Như vậy sau quy hoạch khu vực có 26 cống chính lấy nước tưới đảm bảo cho 59.782ha diện tích đất cần tưới, ngoài ra còn có rất nhiều cống hạ du ven sông Trà và sông Hoá hỗ trợ cung cấp nước cho toàn bộ yêu cầu về tưới và các ngành kinh tế khác trong vùng. Vì thế, diện tích thực tế phụ vụ tưới sau quy hoạch đã vượt 9,43%.

b. Kết quả quy hoạch tiêu

Hướng tiêu tự chảy cho các huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ và một phần Thái Thụy qua cống Trà Linh I và II ra biển. Trục tiêu chính của hướng này là sông Tiên Hưng, sông Sa Lung và hệ thống sông xương cá. Trong vùng tiêu tự chảy có những vùng thấp trũng nằm rải rác sâu trong nội đồng thì dùng trạm bơm điện nhỏ bơm tiêu đổ vào sông trục.

Hướng tiêu chảy ra hạ du sông Hóa, sông Trà bằng các cống nhỏ ven sông, ven biển của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Hướng tiêu bằng động lực cho những vùng úng trũng tập trung nằm ven đê sông Hồng, sông Trà Lý, sông Luộc, sông Hóa của các huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ.

- Cống tiêu chính:

+ Trà Linh I: B = 34 m; cao trình đáy: - 4.00 m. + Trà Linh II : B = 48 m; cao trình đáy: - 3.50 m.

- Các trạm bơm tiêu qua đê : Tổng số có 12 trạm, cụ thể như sau:

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện quy hoạch bơm tiêu qua đê phía bắc tỉnh Thái Bình

STT Chỉ tiêu ĐVT Tổng Max Min BQ

1 Công suất thiết kế m3/h 471.000 88.000 5.000 39.250,00 2 Công suất hiện trạng m3/h 466.000 88.000 5.000 38.833,33 3

Tỷ lệ đạt được của công suất

hiện trạng/công suất thiết kế % 98,94 - - 98,94

4 Diện tích tiêu ha 17.721 4.600 192 1.476,75

Nguồn: Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Thái Bình (2016)

Kết quả thực hiện quy hoạch bơm tiêu qua đê cho thấy: Có sự khác biệt không lớn giữa công suất thực tế với công suất hiện trạng (chênh lệch 417 m3/h) chính vì thế công suất hiện trạng chỉ đạt 98,94% so với công suất quy hoạch thiết kê. Sự sai khác này chỉ ở mức 1,06%. Điều đó chứng tỏ công tác quản lý quy hoạch bơm tiêu tại vùng phía Bắc tỉnh Thái Bình thời gian qua là đảm bảo.

c. Kết quả quy hoạch tưới – tiêu

Nhìn chung về quản lý tưới tiêu công ty đã có sự đầu tư và theo dõi sát sao tình hình hoạt động sản xuất mọi công tác quản lý vận hành công trình thủy lợi có ý nghĩa quan trọng trong điều hòa phân phối nước, tiêu nước công bằng, hợp lý trong hệ thống công trình thủy lợi, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp.

Tổng công suất hiện trạng là 341.701 m3/h, công suất này đạt 99,07% so với công suất thiết kế,có 16/18 trạm có công suất hiện trạng đạt 100% so với công suất thiết kế, chỉ có 2 trạm Xuân La và Thụy Quỳnh công suất hiện trạng chưa đạt công suất thiết kế.

Lựa chọn mô hình quản lý phù hợp, để khai thác hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh là vấn đề được thảo luận rộng rãi trong nhiều năm gần đây. Hệ thống công trình thủy lợi thường nằm trên địa bàn rộng, có những công trình chỉ phục vụ cho 1 thôn, 1 xã nhưng cũng có những công trình trải từ huyện này sang huyện khác, tỉnh này sang tỉnh khác. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp thì việc đổi mới mô hình và cơ chế quản lý khai thác công trình thủy lợi là rất cần thiết.

Bảng 4.6. Kết quả thực hiện quy hoạch tưới – tiêu phía Bắc tỉnh Thái Bình

STT Tên trạm Công suất thiết kế (m3/h) Công suất hiện trạng (m3/h) Tỷ lệ đạt được của CS hiện trạng/CS thiết kế (%) Diện tích tưới (ha) Diện tích tiêu (ha) Vùng tưới tiêu 1 Đại Nẫm 72.000 72.000 100,00 350 2.170 Đại Nẫm 2 Cao Nội 40.000 40.000 100,00 241 1.600 Cầu Quý Ninh 3 Quỳnh Hoa 32.000 32.000 100,00 1.500 0 Quỳnh Hoa 4 Quỳnh Hải 3.600 3.600 100,00 127 0 Quỳnh Hải

5 Me 1 3.600 3.600 100,00 70 0 Quỳnh Minh

6 Me 2 1.800 1.800 100,00 38 0 An Thái

7 Nam Đài 3.600 3.600 100,00 156 100 Quỳnh Bảo

8 Vũ Lễ 3.600 3.600 100,00 121 50 An Lễ 9 Đông Ba 3.600 3.600 100,00 104 100 An Bài 10 Đồng Linh 3.600 3.600 100,00 60 30 An Bài 11 Tô Đê 3.600 3.600 100,00 84 100 An Mỹ 12 Xuân La 2.400 2.200 91,67 100 0 Quỳnh Xá 13 Hệ 88.000 88.000 100,00 1.448 4.600 Đông Nam 14 Thụy Quỳnh 25.000 22.000 88,00 2.500 300 Thái Thụy 15 Thái Học 32.000 32.000 100,00 685 685 Thái Thịnh 16 Thái Thủy 9.000 9.000 100,00 70 250 Hồng Thủy 17 Thùy Dương 12.500 12.500 100,00 50 0 Thái Hòa

18 Thái Hòa 5.000 5.000 100,00 116 0 Xuyên An

Tổng 344.900 341.701 99,07 7.820 9.985

Qua bảng trên cho thấy việc tưới tiêu của 4 huyện thuộc phía bắc tỉnh Thái Bình ngày càng được quản lý tốt và theo dõi sát tình hình hơn tưới tiêu luôn được duy trì tuy nhiên còn có một số vùng vẫn còn nhiều hạn chế nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở cống tiêu chính Trà Linh

Tổng diện tích tiêu của 18 trạm là 9.985ha, trạm Hệ tiêu nhiều nhất là 88.000 ha, mức tiêu bình quân của 18 trạm là 554,72 ha.

Tổng diện tích tưới của 18 trạm là 7.820ha, trạm Hệ tưới nhiều nhất là 88.000 ha, trạm Me 2 tưới ít nhất là 1.800 ha, mức tiêu bình quân của 18 trạm là 434,44 ha.

- Cống tiêu chính:

+ Trà Linh I: B = 34 m; cao trình đáy: - 4.00 m + Trà Linh II : B = 48 m; cao trình đáy: - 3.70 m.

- Các cống nhỏ tiêu ra hạ du: số lượng: 55 cống; tổng khẩu độ: 138m

Bảng 4.7. Hệ thống sông phục vụ tưới tiêu chính phía Bắc tỉnh Thái Bình

Tên sông Từ - đến C. dài

(km)

C.rộng (m)

C.trình đáy (m) Tiên hưng Nhâm lang - Trà linh 61,86 40  140 -1,0  -4,0 Sa lung Lão khê - Tích thuỷ 40,64 15 30 -0,5  -1,8

Tà sa Hàng tổng – Rí 15,70 15  40 0,1  0,5

Việt yên Cống Việt yên - Tà sa 14,04 18  22 -1,5  -2,4 Yên lộng Cống Hiệp - Âu vĩnh 12,51 20  22 -0,8  -2,0 Đại nẫm Cống Đại nẫm - Đập Rồi công 16,21 17  20 -0,3  -0,5 Cô Cầu me - Đập Rồi công 14,84 25  30 -1,7 -2,0

Sinh Cầu cất-Diêm điền 18,90 35  38 -1,0  -2,0

Hộn Cống hộn- Cầu hồ 19,00 22  24 -0,3  0,5

Sông hoài Thuyền quan- Tích thủy 9,39 28  32 -1,2  -1,7 Đồng cống Đồng cống - K35 3,27 18  20 -1,3 -2,0 Sông sành Ngọc quế - Đò mom 26,45 28  30 -1,0 -1,5

Nguồn: Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Thái Bình (2016)

Mạng lưới sông ngòi dày đặc là một lợi thế rất lớn của Tỉnh Thái Bình nói chung và phía băc tỉnh Thái Bình nói riêng, chính vì có lợi thế lớn về thủy lợi nên

các công trình tưới tiêu ở phía bắc tỉnh Thái Bình phát triển khá đồng đều, phục vụ tốt được cho quá trình nông nghiệp của nhân dân trong vùng đặc biệt là Sông Tiên Hưng với tổng chiều dài phục vụ tưới tiêu lên tới 61,86 km tiếp tới là tới sông Sa lung với tổng chiều dài 40,64 km phục vụ tưới tiêu.

4.1.2.3. Đánh giá của cán bộ và người dân về công tác quy hoạch thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình

Trong những năm qua, trên hệ thống Bắc tỉnh Thái Bình đã có hàng trăm công trình thủy lợi được xây dựng và đưa vào sử dụng. Cũng nhờ đó, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã chủ động hơn, hạn chế đến mức thấp nhất tác động, rủi ro của thiên nhiên. Điểm lại những công trình, hệ thống thủy lợi đi vào phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân thì những công trình trọng điểm như : Cống Tân Đệ, cống Trà Linh 2, Cống Neo… là những minh chứng tiêu biểu nhất, đánh dấu sự phát triển của sản xuất nông nghiệp Thái Bình.

Quy hoạch thủy lợi là vấn đề quan trọng, có tính chiến lược dài hạn của các cấp ngành có liên quan, tuy nhiên thực tế quản lý quy hoạch chưa đạt hiệu quả điều này thể hiện qua đánh giá của các cán bộ khi được điều tra. Hiện tại công suất thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 53 - 63)