Tình hình quản lý công trình thuỷ lợi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 29 - 33)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý các công trình thủy lợi

2.2.2.Tình hình quản lý công trình thuỷ lợi ở Việt Nam

2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý các công trình thủy lợi

2.2.2.Tình hình quản lý công trình thuỷ lợi ở Việt Nam

Trong những thập kỷ qua đặc biệt sau ngày thống nhất đất nước được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đã đầu tư xây dựng được hệ thống công trình thuỷ lợi đồ sộ: 1967 hồ chứa, 10.000 trạm bơm, 8.000 km đê sông đê biển phục vụ phát triển các ngành kinh tế, phát triển nông nghiệp, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, đào tạo gần trăm nghìn cán bộ làm công tác thuỷ lợi từ Trung ương đến địa phương ... Do vậy đã góp phần quan trọng đưa Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Bộ mặt nông thôn mới không ngừng đổi thay, an ninh lương thực, an toàn trước thiên tai, ổn định xã hội, sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường được cải thiện. Tuy nhiên, do tốc độ nhanh của quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đã khiến cho nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi không đáp ứng kịp kể cả về quy mô lẫn sự lạc hậu của nó. Trước một thách thức mới của nhân loại là cuộc chiến chống biến đổi khí hậu mà Việt Nam là một trong 5 nước được đánh giá là ảnh hưởng nặng nề nhất, đòi hỏi cái nhìn toàn diện, một giải pháp tổng thể kể cả trước mắt và lâu dài. Báo cáo đề cập đến hiện trạng hệ thống công trình thuỷ lợi, những thách thức và đề xuất các giải pháp phát triển thuỷ lợi Việt Nam trong điều kiện mới (Phí Quốc Việt, 2014).

2.2.2.1. Tình hình phát triển thuỷ lợi của nước ta

a. Hiện trạng đầu tư xây dựng thuỷ lợi

Đến nay đã xây dựng 75 hệ thống thủy lợi lớn, 1967 hồ chứa dung tích trên 0.2 triệu m3, hơn 5.000 cống tưới, tiêu lớn, trên 10.000 trạm bơm lớn và vừa có tổng công suất bơm 24,8x106m3/h, hàng vạn công trình thủy lợi vừa và nhỏ.

Đã xây dựng 5.700 km đê sông, 3.000 km đê biển, 23.000 km bờ bao và hàng ngàn cống dưới đê, hàng trăm km kè và nhiều hồ chứa lớn tham gia chống lũ cho hạ du, các hồ chưa lớn thuộc hệ thống sông Hồng có khả năng cắt lũ 7 tỷ m3, nâng mức chống lũ cho hệ thống đê với con lũ 500 năm xuất hiện một lần. Tổng năng lực của các hệ thống đã bảo đảm tưới trực tiếp 3,45 triệu ha, tạo nguồn cho 1,13 triệu ha, tiêu 1,4 triệu ha, ngăn mặn 0,87 triệu ha và cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha; cấp và tạo nguồn cấp nước 5-6 tỷ m3/năm cho sinh hoạt, công

nghiệp, du lịch, dịch vụ...; Cấp nước sinh hoạt nông thôn đạt 70-75% tổng số dân (Phí Quốc Việt, 2014).

b. Hiệu quả đầu tư phát triển thủy lợi

- Tạo điều kiện quan trọng cho phát triển nhanh và ổn định diện tích canh tác, năng suất, sản lượng lúa để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu.

Các công trình thủy lợi đã góp phần, cải tạo đất chua, phèn, mặn, cải tạo môi trường nước như vùng Bắc Nam Hà, Nam Yên Dũng; vùng Tứ Giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười...

Phát triển thuỷ lợi đã tạo điều kiện hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi như lúa, ngô ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, cao su và cà phê ở miền Đông nam Bộ, Tây Nguyên, chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ...

Nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững tại những vùng có hệ thống thủy lợi bảo đảm nguồn cấp và thoát nước (nước ngọt, mặn) chủ động.

- Phòng chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai (lũ lụt, úng, hạn, sạt lở ...), bảo vệ tính mạng, sản xuất, cơ sở hạ tầng, hạn chế dịch bệnh:

Hệ thống đê biển ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có thể ngăn mặn và triều tần suất 10% gặp bão cấp 9. Hệ thống đê Trung Bộ, bờ bao đồng bằng Sông Cửu Long chống được lũ sớm và lũ tiểu mãn để bảo vệ sản xuất vụ Hè Thu và Đông Xuân.

Các công trình hồ chứa lớn và vừa ở thượng du đã từng bước đảm bảo chống lũ cho công trình và tham gia cắt lũ cho hạ du.

Các công trình chống lũ ở ĐBSH vẫn được duy tu, củng cố.

- Hàng năm các công trình thuỷ lợi bảo đảm cấp 5-6 tỷ m3 nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế khác:

Cấp nước sinh hoạt cho đồng bằng, trung du miền núi. Đến nay khoảng 70-75% số dân nông thôn đã được cấp nước hợp vệ sinh với mức cấp 60 l/ngày đêm.

Cấp nước cho các khu công nghiệp, các làng nghề, bến cảng.

Các hồ thuỷ lợi đã trở thành các điểm du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế như: Đại Lải, Đồng Mô - Ngải Sơn, hồ Xuân Hương, Dầu Tiếng...

- Góp phần lớn vào xây dựng nông thôn mới: thủy lợi là biện pháp hết sức hiệu quả đảm bảo an toàn lương thực tại chỗ, ổn định xã hội, xoá đói giảm nghèo nhất là tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới.

- Góp phần phát triển nguồn điện: hàng loạt công trình thuỷ điện vừa và nhỏ do ngành Thuỷ lợi đầu tư xây dựng. Sơ đồ khai thác thuỷ năng trên các sông do ngành Thuỷ lợi đề xuất trong quy hoạch đóng vai trò quan trọng để ngành Điện triển khai chuẩn bị đầu tư, xây dựng nhanh và hiệu quả hơn.

- Góp phần cải tạo môi trường: các công trình thủy lợi đã góp phần làm tăng độ ẩm, điều hòa dòng chảy, cải tạo đất chua, phèn, mặn, cải tạo môi trường nước, phòng chống cháy rừng.

- Công trình thuỷ lợi kết hợp giao thông, quốc phòng, chỉnh trang đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; nhiều trạm bơm phục vụ nông nghiệp góp phần đảm bảo tiêu thoát nước cho các đô thị và khu công nghiệp lớn (Nguyễn Văn Tuấn, 2015).

c. Những tồn tại chính

- Thuỷ lợi chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của các đô thị lớn:

5 tỉnh, thành phố lớn đang bị ngập lụt nặng do ngập triều (TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau, Hải Phòng và Vĩnh Long). Thành phố Huế và các đô thị khu vực Trung Bộ, ngập úng do lũ. Thành phố Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng sông Hồng ngập úng nặng do mưa.

- Các công trình phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, mặc dù cũng đã đầu tư xây dựng nhiều hồ chứa thượng nguồn kết hợp hệ thống đê dưới hạ du nhưng hiện nay hệ thống đê biển, đê sông và các cống dưới đê vẫn còn nhiều bất cập, phần lớn đê chưa đủ mặt cắt thiết kế, chỉ chống lũ đầu vụ và cuối vụ, chính vụ (miền Trung), các cống dưới đê hư hỏng và hoành triệt nhiều.

Hiện tượng bồi lấp, xói lở các cửa sông miền Trung còn diễn ra nhiều và chưa được khắc phục được.

- Nước thải không được xử lý hoặc xử lý không triệt để đổ vào kênh gây ô nhiễm nguồn nước trong hệ thống thủy lợi: Bắc Đuống, Sông Nhuệ...

- Quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và nuôi trồng thủy sản làm thay đổi diện tích và cơ cấu sự dụng đất tạo ra những yêu cầu mới đối với công tác thuỷ lợi. Nhu cầu cấp nước sinh hoạt ở nông thôn, thành thị, nhu cầu tiêu thoát

tại nhiều khu vực tăng lên nhanh chóng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mâu thuẫn quyền lợi, thiếu sự phối kết hợp giữa các ngành, địa phương nên công trình chưa phát huy hiệu quả phục vụ đa mục tiêu. Nhiều công trình hồ chứa lớn trên dòng chính có hiệu quả cao về chống lũ, phát điện, cấp nước đã được nghiên cứu, đề xuất trong các quy hoạch thủy lợi nhưng sau này do yêu cầu cấp bách về năng lượng nên nhiệm vụ của công trình tập trung chủ yếu vào phát

- Công trình thuỷ lợi kết hợp giao thông, quốc phòng, chỉnh trang đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; nhiều trạm bơm phục vụ nông nghiệp góp phần đảm bảo tiêu thoát nước cho các đô thị và khu công nghiệp lớn (Lê Thị Hương, 2014).

2.2.2.2. Quản lý công trình thủy lợi ở tỉnh Quảng Ngãi

Trạm quản lý thủy lợi số 2 nhờ làm tốt công tác quản lý khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi nên không những đảm bảo cung cấp nước phục vụ sản xuất, làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng góp phần đáng kể trong việc thực hiện chuyển dịch mùa vụ và cơ cấu cây trồng mà còn đảm bảo nguồn lực tài chính để duy tu bảo dưỡng và nâng cấp các công trình thủy lợi trên địa bàn.

Trạm quản lý thủy lợi số 2 là đơn vị trực thuộc Công ty khai thác công trình thủy lợi Quảng Ngãi, có nhiệm vụ quản lý và khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất và thu thủy lợi phí trên 43 tuyến kênh cấp I, cấp II với tổng chiều dài hơn 185 km phục vụ nước tưới cho gần 10 nghìn ha đất canh tác mỗi năm. Để đạt được kết quả này, hàng năm trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch công ty giao, trạm thủy lợi số 2 của huyện lập kế hoạch chi tiết giao khoán cho từng cụm sản xuất. Trong đó, các chỉ tiêu khoán cơ bản là: khoán diện tích tưới, khoán thu thủy lợi phí, khoán quản lý kênh và bảo vệ công trình thủy lợi được đưa ra thảo luận công khai và có quy chế trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong đơn vị (Phí Quốc Việt, 2014).

Để làm tốt nhiệm vụ này, hàng năm Trạm thực hiện việc phô tô bản đồ giải thửa ở từng tuyến kênh giao cho từng vụ sản xuất. Công nhân quản lý từng tuyến kênh dựa theo bản đồ này để khoanh vùng khép kín diện tích, số thửa để tạo cơ sở cho việc ký kết hợp đồng cung cấp nước và nghiệm thu diện tích tưới. Trạm thủy lợi huyện còn quy định trách nhiệm cho từng cán bộ, công nhân quản lý kênh phải thực hiện đầy đủ công tác quan trắc, kiểm tra để kịp thời xử lý các sự cố, theo dõi mực nước và nhu cầu sử dụng nước để điều tiết nguồn nước một

cách hợp lý, đồng thời khống chế tưới đối với diện tích bị cá nhân, tập thể không ký hợp đồng sử dụng nước hoặc hợp đồng không đúng, không đủ diện tích được tưới trên thực tế. Đối với những vùng có khả năng tự khai thác nguồn nước tưới, Trạm tiến hành làm việc với các địa phương và HTXDVNN ở địa phương đó để hướng dẫn kỹ thuật cho địa phương huy động nhân dân làm kênh mương dẫn nước. Nhờ làm cách đó mỗi năm ở huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi có thêm từ 7 -10% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp được chủ động nguồn nước tưới.

Quản lý và khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi tại Sơn Tịnh đã và đang giữ một vai trò đặc biệt trong quá trình tổ chức sản xuất, để vừa đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ trên cơ sở từng bước thu hẹp dần diện tích đất canh tác lúa đơn thuần để chuyển sang trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn đang được nhân dân ở các địa phương trong huyện tích cực hưởng ứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 29 - 33)