Tình hình sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 41 - 43)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm trên địa bàn phía bắc tỉnh thái bình

3.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình

Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng bình quân 3 năm ước đạt 4,3%/năm, đạt mục tiêu Đại hội đề ra; trong đó trồng trọt tăng 0,5%/năm, chăn nuôi tăng 7,0%/năm, thủy sản tăng 12,1%/ năm. Cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch tích cực: giảm tỷ trọng trồng trọt từ 58,9% năm 2013 xuống 49,88% năm 2016; tăng tỷ trọng chăn nuôi từ 38,9% năm 2013 lên 42,9% năm 2016; chăn nuôi tăng từ 2,2% năm 2013 lên 7,3% năm 2016. Diện tích lúa ngắn ngày, lúa chất lượng cao tăng nhanh, năm 2015 diện tích lúa dài ngày chỉ còn trên 3,5%, giảm 7,32% so với năm 2013; lúa chất lượng cao chiếm 30% tổng diện tích.

Năng suất lúa hàng năm mặc dù bị ảnh hưởng của thiên tai (bão lụt) nhưng vẫn đạt trên 130 tạ/ha, sản lượng thóc giữ vững trên 1 triệu tấn/ năm.

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013

Sơ đồ 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2016

Sản xuất cây vụ đông và cây màu tuy bị giảm về diện tích (do ảnh hưởng của thiên tai và thực hiện chỉnh trang đồng ruộng xây dựng nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đất ở dân cư) nhưng tỉnh đã kịp thời ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích sản xuất những cây màu có giá trị kinh tế cao (như khoai tây, bí xanh, dưa các loại…) nên giá trị vẫn tăng khá, chiếm 24,6% giá trị sản xuất trồng trọt và 12,4% giá trị sản xuất nông nghiệp. Xây dựng và phát triển cánh đồng mẫu đạt kết quả khá tích cực, kết quả bước đầu đã giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân và hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn và mối liên kết giữa nhà sản xuất và nhà tiêu thụ sản phẩm nông sản. Công tác quản lý đê điều và phòng chống lụt bão được tăng cường, Ngành Nông nghiệp và các địa phương, đơn vị đã ra soát, kiểm tra và xử lý khẩn cấp các đoạn đê, kè, cống, đặc biệt là các đoạn đê xung yếu, trực diện với biển và các công trình xây dưng khắc phục hậu quả của thiên tai. Chương trình trồng và bảo

vệ rừng phòng hộ ven biển, trồng cây phân tán nội đồng được triển khai thực hiện có hiệu quả đã góp phần quan trọng bảo vệ các tuyến đê sông, đê biển và môi trường sinh thái.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được các cấp, các ngành quan tâm, đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện rộng khắp toàn tỉnh và được nhân dân tích cực hưởng ứng. Đến nay, Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh đạt được kết quả khá tích cực: 100% số xã trong tỉnh hoàn thành quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới và quy hoạch chi tiết giao thông thủy lợi nội đồng

Bên cạnh những kết quả đạt được của tỉnh, thì sản xuất nông nghiệp chưa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, chưa gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ; quy hoạch và xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung và xây dựng mô hình cánh đồng mẫu mới đạt kết quả bước đầu; chế biến các sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế, chủ yếu là tiêu thụ sản phẩm thô, hiệu quả chưa cao. Chăn nuôi gia trại, nhỏ lẻ phân tán vẫn chiếm tỷ trọng lớn nên còn tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh, khó kiểm soát. Công tác quản lý đất đai, môi trường ở một số địa phương còn hạn chế. Xây dựng nông thôn mới ở một số xã còn biểu hiện coi trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; chưa làm tốt việc huy động nội lực và tạo ra các phong trào sâu rộng trong nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 41 - 43)