Thuộc về chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 92 - 93)

Nhiều địa phương chưa nhận thức đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của công tác thuỷ lợi, chủ yếu quan tâm về xây dựng, ít quan tâm về công tác quản lý, đồng thời có xu hướng nặng về bao cấp, coi nhẹ sự tham gia của người dân, dẫn đến tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi và cả người dân. Yêu cầu sử dụng nước tiết kiệm chưa quan tâm đúng mức trong quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.

Theo quy định của nhà nước trong quá trình khai thác các công trình thủy lợi: Phần từ cống đầu kênh đến công trình đầu mối do Công ty quản lý (phần để tính thuỷ lợi phí) và phần từ sau cống đầu kênh đến mặt ruộng (phần để tính thu phí dịch vụ sử dụng nước) do tổ chức hợp tác sử dụng nước của các địa phương quản lý và thu phí dịch vụ sử dụng nước. Tuy nhiên, hiện tại 100% địa phương chưa thành lập tổ chức sử dụng nước nên việc quản lý hệ thống mương dẫn nước từ sau cống đầu kênh gặp nhiều khó khăn và có biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm.

Hộp 4.3. Có biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm

Hiện nay công tác quản lý nước của xã An Lễ làm việc không hiệu quả. Một số cán bộ được giao nhiêm vụ làm chưa tròn trách nhiệm, nhất là việc quản lý nguồn nước từ sau cống đầu kênh đến mặt ruộng, cán bộ cứ mặc định nước đầu nguồn chảy về là qua cống khi đó dân tự khai thác, nhiều khi dẫn tới những mương bị khô hạn vài ngay bà con không có nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, hoặc việc quản lý nguồn nước còn lãng phí, còn đùn đẩy trách nhiệm giữa Xí nghiệp thủy nông và hợp tác xã, cán bộ thủy nông .

Nguồn: Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Lan, cán bộ xã An Lễ, Quỳnh Phụ (2017)

Hiện nay có khoảng trên 240 công trình thuỷ lợi do địa phương quản lý. Do được phân cấp quản lý nên các địa phương chủ động huy động mọi nguồn lực, kể cả đóng góp sức lao động của dân để đảm bảo cung ứng nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định, công trình thuỷ lợi phân cấp cho xã thì xã thành lập tổ dùng nước để quản lý, đối với công trình liên xã thì huyện thành lập tổ dùng nước quản lý, nhưng các địa phương chưa thực hiện. Vì vậy, việc quản lý, bảo dưỡng hàng năm, các địa phương tự cân đối nguồn sửa chữa nên rất khó khăn. Trong khi thực tế có nguồn kinh phí cấp bù thuỷ lợi phí hàng năm nhưng chưa thành lập được các tổ hợp tác sử dụng nước, chưa xác định diện tích quản lý nên chưa được cấp nguồn để thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 92 - 93)