Giới thiệu về hệ thống công trình thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 51 - 53)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

4.1. Thực trạng quản lý công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình

4.1.1. Giới thiệu về hệ thống công trình thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình

Thái Bình nằm trong châu thổ sông Hồng bao bọc 3 mặt sông, 1 mặt biển. Diện tích mặt bằng: 163.900 ha, diện tích canh tác 103.034 ha, diện tích cấy lúa 82.000-84.000 ha. Hệ thống thủy lợi của tỉnh Thái Bình hình thành từ sông ngòi tự nhiên, được bổ sung hoàn thiện theo thời gian, tập trung vào những năm (1930- 1940) và thời kỳ hoàn chỉnh thủy nông (1972-1978). Nhằm khai thác lũ sông, triều biển để tưới, tiêu thau chua rửa mặn, tạo lên vùng đất màu mỡ sản xuất lúa nước, có truyền thống luôn đứng vào tốp đầu về năng suất, chất lượng.

Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Thái Bình quản lý hệ thống thuỷ lợi Bắc có nhiệm vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh kinh tế và phòng chống lụt bão cho 4 huyện: Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Thái Thụy. Tổng diện tích mặt bằng lưu vực: 85.869 ha, trong đó có 53.813 ha đất canh tác.

Bảng 4.1. Hệ thống trạm bơm ở các huyện do Công ty quản lý

ĐVT: Trạm Số

TT Trạm bơm

Hưng

Hà Đông Hưng Quỳnh Phụ

Thái Thuỵ 1 Tưới 71 64 16 2 2 Tiêu 1 3 Kết hợp 11 2 30 2 Cộng 83 66 46 4

Nguồn: Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Thái Bình (2016)

Hệ thống trạm bơm ở Thái Bình chủ yếu là trạm bơm điện, đa số là quy mô vừa và nhỏ và nằm trong phạm vi xã, hệ thống trạm bơm chủ yếu là trạm bơm tưới và kết hợp tưới tiêu, trạm bơm tiêu số lượng ít. Trạm bơm vận hành bơm nước từ

sông vào hệ thống kênh mương, sau đó nước được phân phối tới đồng ruộng. Hệ thống trạm bơm cung cấp nước tưới 88.000 ha và tiêu thoát nước 28.900 ha trong toàn tỉnh. Đảm bảo cung cấp nước tưới cho cây trồng mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Đa số trạm bơm không bị ảnh hưởng bởi triều, riêng chỉ có huyện Quỳnh Phụ toàn bộ hệ thống trạm bơm bị ảnh hưởng của triều.

Bảng 4.2. Tổng hợp trạm bơm các huyện phía Bắc do HTX quản lý

Số TT Trạm bơm Hưng Hà Đông Hưng Quỳnh Phụ Thái Thụy

1 Tưới 49 155 90 196

2 Tiêu 1 0 1 0

3 Kết hợp 6 3 38 11

Cộng 56 158 129 207

Nguồn: Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Thái Bình (2016)

Hệ thống cống bao gồm cống nội đồng và cống qua đê được các xí nghiệp các huyện quản lý. Cống nội đồng chủ yếu làm nhiệm vụ điều tiết nước phục vụ tưới, tiêu trong toàn tỉnh, quy mô công trình đa số là vừa và nhỏ. Cống trên các triền đê chủ yếu là loại cống hộp và cống vòm dùng để tháo nước tiêu úng từ trong đồng ruộng vùng nuôi trồng thủy sản, qua đê ra. Hệ thống sông trục dày đặc, rộng trung bình khoảng từ 2,0 m đến 8,0m độ sâu trung bình khoảng 1,0 m đến 1,5 m. Mục đích chủ yếu cung cấp nước tưới, tiêu cho đồng ruộng thông qua hệ thống trạm bơm.

Hệ thống công trình thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình tưới tiêu cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trong điều kiện thời tiết bình thường, bảo đảm không úng, cấp đủ nước cho sinh hoạt, công nghiệp và một phần cho nuôi trồng thủy sản. Đồng thời góp phần cải tạo đất, giữ gìn môi trường sinh thái nước trong sạch bền vững.

Hệ thống trạm bơm điện : Phần lớn là trục ngang, công trình kiến trúc thủy nông đã xuống cấp trong đó chủ yếu là các trạm bơm điện nhỏ do xí nghiệp thủy nông quản lý đại đa số đã được cải tạo thành trục đứng. Điều đáng quan tâm là các trạm bơm tiêu qua đê có quy mô lớn và vừa hầu hết là trạm bơm trục ngang, tình trạng xuống cấp rất nghiêm trọng, chi phí tu bổ sửa

Bảng 4.3. Công suất các trạm bơm điện ở phía Bắc tỉnh Thái Bình

Công suất trạm (m3/h) Số lượng (trạm) Tỷ lệ (%)

<3.000 14 60,86

3.000 – 5.000 3 13,04

5.000 - 50.000 4 17,39

>50.000 2 8,70

Tổng 23 100,00

Nguồn: Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Thái Bình (2016)

Số trạm bơm có công suất nhỏ dưới 3.000 m3/h chiếm tỷ lệ cao là 60,86%, số trạm bơm có công suất từ 3.000 đến 50.000m3/h chiếm 30,43%, điều này cho thấy đến trên 90% số trạm bơm điện ở phía bắc tỉnh Thái Bình có công suất trung bình và nhỏ lên khó tiêu thoát nước khi mùa mưa lũ đến, nhất là trạm bơm ở xã Lô Giang, Minh Châu có công suất 1.000 m3/h thường xuyên xẩy ra ngập úng. Số trạm bơm có công suất lớn trên 50.000m3/h chiếm có 8,7% chỉ có trạm ở xã Quỳnh Thọ có công suất 72.000 m3/h và trạm bơm ở xã Thụy Ninh có công suất 88.000 m3/h. Các trạm bơm này đều được xây dựng từ rất lâu trước những năm 1988 lên đã bị xuống cấp điều này gây khó khăn trong công tác quản lý vận hành các công trình thủy lợi. Cần đầu tư và nâng cấp cải tạo các trạm bơm nhỏ, cũ nhằm đáp ứng sản xuất nông nghiệp trong tình hình mới và phục vụ dân sinh.

Hệ thống sông trục: Hầu hết các tuyến sông trục của Thái Bình đều bị nông và hẹp điển hình là hệ thống sông Tiên Hưng, sông Sa Lung và các trục sông xương cá của nó. Nguyên nhân chính là do hàng năm lấy nước phù sa bị bồi lắng mà nhiều năm lại chưa được nạo vét. Do đó làm giảm khả năng dẫn và tháo nước, dẫn đến tình trạng úng, hạn thường xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 51 - 53)