Sơ lược về Công ty TNHHMTV Khai thác thủy lợi Bắc Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 43)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm trên địa bàn phía bắc tỉnh thái bình

3.1.4. Sơ lược về Công ty TNHHMTV Khai thác thủy lợi Bắc Thái Bình

Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, chủ sở hữu là UBND tỉnh Thái Bình. Công ty hiện đang hoạt động theo Điều lệ tổ chức và hoạt động đã được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt tại Quyết định số 1164/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2016.

* Nhiệm vụ của Công ty được giao: tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh tế trên địa bàn 4 huyện phía Bắc tỉnh: với diện tích mặt bằng phục vụ 85.869 ha, trong đó diện tích canh tác 56.057 ha; cấp nước cho khu công nghiệp với công suất 6000 m3/ngày đêm; cấp nước cho các nhà máy nước sạch 20.000 m3/ngày đêm; đảm bảo môi trường nước cho dân sinh trên địa bàn khu vực phía Bắc tỉnh. Ngoài ra còn cung ứng vật tư, trang thiết bị, máy móc chuyên ngành; tư vấn khảo sát thiết kế; lập dự toán đầu tư; giám sát thi công công trình thủy lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật và phát triển nông thôn.

* Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty hiện nay gồm có:

Sơ đồ 3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Bắc Thái Bình

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017)

Lãnh đạo quản lý Công ty: Chủ tịch, Giám đốc, Kiểm soát viên, các Phó giám đốc và Kế toán trưởng Công ty.

Các đơn vị trực thuộc: 5 phòng Đội chuyên môn và 04 Xí nghiệp KTCTTL. Tổng số Cán bộ - CNLĐ toàn Công ty gồm: lao động thường xuyên 530 lao động và 210 lao động hợp đồng mùa vụ.

Công ty hiện nay được giao quản lý 369 cống, đập (trong đó có 96 cống dưới đê, 273 cống đập nội đồng ); 102,5 km sông trục chính , 249 Km sông cấp I, 649 Km sông cấp II; 33 trạm bơm điện, trong đó có 10 trạm bơm lớn tiêu qua đê.

* Chức năng nhiệm vụ chính được giao:

- Quản lý khai thác công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Bắc Thái Bình đảm bảo tưới tiêu, cải tạo đồng ruộng phục vụ cho nông nghiệp, diêm nghiệp, công nghiệp và kinh tế dân sinh.

- Xây dựng, tu bổ, sửa chữa, cải tạo nâng cấp, xây mới công trình thủy lợi nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Đội tư vấn Xí nghiệp xây lắp Chủ tịch công ty Quản lý nước & công trình Xí nghiệp KTCTTLợi Thái Thụy Phòng hành chính – tổ chức Phòng kế hoạch Ban giám đốc Xí nghiệp KTCTTLợi Hưng Hà Phòng tài vụ Xí nghiệp KTCTTLợi Quỳnh Phụ Xí nghiệp KTCTTLợi Đông Hưng

- Thu thủy lợi phí và các khoản thu khác do công trình thủy lợi tham gia phục vụ tổng hợp.

a. Những thuận lợi và khó khăn

* Thuận lợi:

- Là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước làm nhiệm vụ tưới - tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh tế trên địa bàn hệ thống thủy lợi Bắc Thái Bình trong những năm qua Công ty luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các Sở ngành liên quan của tỉnh.

- Từ năm 2013 thực hiện Nghị định 67/2012/NĐ-CP của Chính phủ mức kinh phí cấp bù thủy lợi phí được tăng thêm đã tạo điều kiện để Công ty có thêm vốn đầu tư cho duy tu, bảo dưỡng chống xuống cấp và từng bước hiện đại hóa các CTTLợi, giảm nhẹ sức lao động, nâng cao năng lực phục vụ của hệ thống.

- Hệ thống công trình thủy lợi đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây mới bằng các nguồn vốn khác nhau; trình độ quản lý, khai thác, vận hành được nâng lên đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày một cao của sản xuất và nhiệm vụ phục vụ đa mục tiêu.

- Nghị quyết của TW, của Tỉnh về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 đã tác động trực tiếp đến nhiệm vụ phục vụ của ngành Nông nghiệp & PTNT, của Công ty trong sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới

- Mọi hoạt động của Công ty đã ổn định và phục vụ tốt sản xuất; có sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Công ty; tập thể Cán bộ - CNLĐ trong Công ty có tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

*Khó khăn

- Thời tiết, khí hậu, thủy văn diễn biến bất thường, khó lường; nguồn nước ngày càng cạn kiệt, mưa bão bất thường do tác động của biến đổi khí hậu.

- Lạm phát và suy giảm kinh tế toàn cầu đã tác động đến kinh tế trong nước, giá các yếu tố đầu vào tăng cao, đời sống của người lao động gặp không ít khó khăn.

- Còn một số công trình trong hệ thống xây dựng đã lâu, qua thời gian dài khai thác nay đã xuống cấp do nguồn vốn hạn hẹp chưa được cải tạo, nâng cấp,

xây mới lại; nhiệm vụ phục vụ đa dạng và phức tạp hơn: phục vụ nước cho nông nghiệp, diêm nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, công nghiệp, làng nghề...

- Vi phạm pháp lệnh khai thác bảo vệ công trình thủy lợi ngày càng phức tạp và nghiêm trọng: nhiều vụ vi phạm lấn chiếm hành lang bảo vệ CTTL, lấn chiếm làn sông, lòng sông gây ách tắc dòng chảy ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thoát nước nhất trong mùa mưa bão và khi triển khai thi công xây dựng công trình nhưng chưa được các cấp chính quyền quan tâm sử lý triệt để. Tính đến hết năm 2016 có 671 vụ vi phạm sông trục, sông dẫn được Công ty phát hiện, ngăn chặn và lập văn bản kiến nghị cấp thẩm quyền sử lý, nhưng đến nay 513 vụ vẫn chưa được sử lý, trong đó có 75 vụ vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất và dân sinh kinh tế địa bàn hệ thống.

Bảng 3.5. Kết quả phục vụ sản xuất của Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Thái Bình

Nội dung ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tốc độ PTBQ (%) I. Tổng diện tích tưới – tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp Ha 130.671,8 131.034,1 129.596,8 130,13 Trong đó: - Vụ xuân - Vụ mùa ha 51.531,0 51.161,5 50.771,2 51,15 - Vụ hè ha 52.103,2 52.837,6 51.435,1 51,77 - Vụ đông ha 1.933,3 2.175,4 2.675,5 2,27 - Cây CN ha 22.510,2 22.965,3 21.781,0 22,14 - Muối ha 140 21,8 887 352,39 - Nuôi trồng thủy sản ha 529 52,9 529 529,00 ha 2.527,2 2.819,6 2.792,4 2,66

II. Cấp nước cho dân

sinh – kinh tế: m 3 136.619,0 680.871,0 663.924,0 301,17 - Công nghiệp: m 3/ngày đêm 10.000 13.000 20.000 14,14 - Nước sạch

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Phía Bắc tỉnh Thái Bình gồm 4 huyện: Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ và Thái Thụy. Để tiến hành điều tra nghiên cứu sâu, chúng tôi chọn 02 huyện là: Quỳnh Phụ và Thái Thụy, mỗi huyện sẽ chọn 2 xã để điều tra.

Bảng 3.6. Chọn điểm nghiên cứu

TT Huyện Xã Căn cứ chọn

1 Quỳnh

Phụ

An Lễ

Đông Hải Sản xuất nông nghiệp truyền thống

2 Thái

Thụy

Thụy Trường Thụy Xuân

Giáp biển, ảnh hưởng mạnh bởi biến đổi khí hậu, mạnh về nuôi trồng thủy sản

Tổng 2 4

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017)

Các công trình thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình quản lý gồm 4 huyện phía Bắc tỉnh Thái Bình gồm huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Thái Thụy .Các công trình 2 huyện Thái Thụy và Quỳnh phụ là 2 huyện có số lượng các công trình dưới đê nhiều hơn 2 huyện còn lại, đặc biệt huyện Thái Thụy là huyện giáp biển chịu ảnh hưởng của thủy triều và ảnh hưởng rất lớn do biến đổi khí hậu, thế mạnh của huyện Thái Thụy là nuôi trồng thủy sản gồm 2 xã Thụy Trường và Thụy Xuân. Huyện Quỳnh Phụ là huyện sản xuất truyền thống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và cây màu vụ đông sản lượng cây vụ đông có giá trị kinh tế cao đã góp phần nâng cao giá trị trên 2 xã điển hình An lễ và Đông Hải . Đây là 4 xã điển hình cho công tác quản lý các công trình thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình.

3.2.2. Thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Nguồn số liệu này được lấy từ các công trình nghiên cứu đã được công bố: sách, báo, tạp chí, các website: Các văn bản chính sách do Chính Phủ ban hành như: sắc lệnh, Pháp lệnh, Nghị định, Nghị quyết, Thông tư…; Số liệu về thực trạng hệ thống công trình thuỷ nông, tình hình quản lý công trình, Tổ chức và quản lý kinh tế, quản lý thủy lợi phí, kết quả thực hiện chính sách miễn giảm

thuỷ lợi phí trong cả nước; Tạp chí nghiên cứu …

- Các báo cáo của các cơ quan chức năng như UBND tỉnh, huyện, phòng thống kê và Công ty TNHHMTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình về:

+ Số liệu về khí hậu, thời tiết, thuỷ văn của phía Bắc tỉnh Thái Bình . + Đất đai và tình hình sử dụng đất đai của phía Bắc tỉnh Thái Bình + Số liệu về tình hình nhân khẩu và lao động phía Bắc tỉnh Thái Bình + Số liệu về hệ thống điện, nước, thuỷ lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Bảng 3.7. Tổng hợp điều tra

TT Đối tượng Số mẫu điều

tra/tham vấn Nội dung thu thập 1 Cán bộ Sở Nông nghiệp &

PTNT 5 người

Chính sách quản lý về quy hoạch 2 Cán bộ Công ty TNHH MTV

KTCTTL Bắc Thái Bình (lãnh đạo công ty, cán bộ các phòng ban)

8 người

Chính sách quản lý đầu tư, khai thác vận hành

3 Cán bộ quản lý thủy nông cấp huyện (lãnh đạo xí nghiệp, cụm trưởng, cán bộ kỹ thuật)

5 người

Quản lý công trình thủy lợi do huyện, cụm xã quản lý 4 Cán bộ thủy nông cấp xã (chủ nhiệm HTX DVNN, cán bộ thủy nông) 5 người

Quản lý công trình thủy lợi do xã quản lý

5 Hộ dân các xã điều tra tại Thái Thụy và Quỳnh Phụ (Bao gồm: Hộ nuôi trồng thủy hải sản, hộ sản xuất nông nghiệp truyền thống)

80 hộ

Đánh giá về: Đóng góp trong xây dựng công trình thủy lợi; Chi phí sử dụng dịch vụ thủy lợi; Chất lượng dịch vụ thủy lợi; Đề xuất của hộ đối với thủy lợi

3.2.3. Phương pháp xử lý tài liệu

Tổng hợp và xử lý với phần mềm EXCEL.

3.2.4. Phương pháp phân tích

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Dùng phương pháp này để mô tả hệ thống quản lý công trình thủy lợi, mô tả các hoạt động, thực trạng quản lý công trình thủy lợi ở phía Bắc tỉnh Thái Bình, đặc biệt là công tác quản lý công trình thủy lợi của Công ty KTCTTL Bắc Thái Bình trong giai đoạn vừa qua.

3.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

+ So sánh trước và sau khi đầu tư các công trình thủy lợi + So sánh giữa các công trình thủy lợi…

+ So sánh giữa năm trước và năm sau ...

Để làm rõ công tác quản lý công trình thủy lợi trên các khía cạnh quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng công trình thủy lợi và quản lý khai thác vận hành công trình thủy lợi tại khu vực phía Bắc tỉnh Thái Bình.

3.2.4.3. Đánh giá dự án

Đánh giá trước và sau khi có dự án thủy lợi để làm rõ vai trò của đầu tư phát triển thủy lợi trong phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng như dân sự và kinh tế trên địa bàn phía Bắc tỉnh Thái Bình.

3.2.4.4. Hạch toán kinh tế

Trong nghiên cứu này hạch toán kinh tế được sử dụng để rà soát, tính toán các khoản mục thu và chi theo từng công đoạn quản lý công trình thủy lợi, đặc biệt là quản lý đầu tư và quản lý khai thác vận hành. Thông qua hoạch toán kinh tế để có nhận định sau về kết quả và hiệu quả của những thay đổi trong công tác quản lý công trình thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện hiện trạng công trình thủy lợi

- Số lượng các công trình xây dựng/dự kiến xây dựng - Số km sông trục cấp 1

- Số lượng trạm bơm.

3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện về quy hoạch công trình thủy lợi

- Tỷ lệ công suất hiện trạng tưới/công suất thiết kế - Tỷ lệ công suất hiện trạng tiêu/công suất thiết kế

- Tỷ lệ công suất hiện trạng tưới - tiêu/công suất thiết kế.

3.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện quản lý đầu tư xây dựng công trình thủy lợi

- Tỷ lệ tiến độ kế hoạch/ dự kiến

- Tỷ lệ phản ánh chất lượng các công trình xây dựng.

3.2.5.4. Nhóm chỉ tiêu thể hiện quản lý khai thác, vận hành công trình thủy lợi

-Tỷ lệ diện tích được tưới thực tế = Diện tích tưới chủ động được nghiệm thu / Tổng diện tích tưới theo kế hoạch (khả năng tưới chủ động của công trình).

-Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch diện tích = Diện tích nghiệm thu được của hệ thống / Diện tích tưới theo kế hoạch (phản ánh trạng thái công trình).

3.2.5.5. Nhóm chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng

- Các chính sách về thủy lợi được triển khai, thực hiện. - Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch so với mục tiêu đề ra - Việc triển khai chính sách thủy lợi phí của địa phương

- Mức độ hoàn thành quản lý các công trình thủy lợi của Công ty - Năng lực cán bộ quản lý công trình thủy lợi các cấp.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI PHÍA BẮC TỈNH THÁI BÌNH

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI PHÍA BẮC TỈNH THÁI BÌNH TỈNH THÁI BÌNH

4.1.1. Giới thiệu về hệ thống công trình thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình

Thái Bình nằm trong châu thổ sông Hồng bao bọc 3 mặt sông, 1 mặt biển. Diện tích mặt bằng: 163.900 ha, diện tích canh tác 103.034 ha, diện tích cấy lúa 82.000-84.000 ha. Hệ thống thủy lợi của tỉnh Thái Bình hình thành từ sông ngòi tự nhiên, được bổ sung hoàn thiện theo thời gian, tập trung vào những năm (1930- 1940) và thời kỳ hoàn chỉnh thủy nông (1972-1978). Nhằm khai thác lũ sông, triều biển để tưới, tiêu thau chua rửa mặn, tạo lên vùng đất màu mỡ sản xuất lúa nước, có truyền thống luôn đứng vào tốp đầu về năng suất, chất lượng.

Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Thái Bình quản lý hệ thống thuỷ lợi Bắc có nhiệm vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh kinh tế và phòng chống lụt bão cho 4 huyện: Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Thái Thụy. Tổng diện tích mặt bằng lưu vực: 85.869 ha, trong đó có 53.813 ha đất canh tác.

Bảng 4.1. Hệ thống trạm bơm ở các huyện do Công ty quản lý

ĐVT: Trạm Số

TT Trạm bơm

Hưng

Hà Đông Hưng Quỳnh Phụ

Thái Thuỵ 1 Tưới 71 64 16 2 2 Tiêu 1 3 Kết hợp 11 2 30 2 Cộng 83 66 46 4

Nguồn: Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Thái Bình (2016)

Hệ thống trạm bơm ở Thái Bình chủ yếu là trạm bơm điện, đa số là quy mô vừa và nhỏ và nằm trong phạm vi xã, hệ thống trạm bơm chủ yếu là trạm bơm tưới và kết hợp tưới tiêu, trạm bơm tiêu số lượng ít. Trạm bơm vận hành bơm nước từ

sông vào hệ thống kênh mương, sau đó nước được phân phối tới đồng ruộng. Hệ thống trạm bơm cung cấp nước tưới 88.000 ha và tiêu thoát nước 28.900 ha trong toàn tỉnh. Đảm bảo cung cấp nước tưới cho cây trồng mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Đa số trạm bơm không bị ảnh hưởng bởi triều, riêng chỉ có huyện Quỳnh Phụ toàn bộ hệ thống trạm bơm bị ảnh hưởng của triều.

Bảng 4.2. Tổng hợp trạm bơm các huyện phía Bắc do HTX quản lý

Số TT Trạm bơm Hưng Hà Đông Hưng Quỳnh Phụ Thái Thụy

1 Tưới 49 155 90 196

2 Tiêu 1 0 1 0

3 Kết hợp 6 3 38 11

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 43)