Xuất giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 95 - 107)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

4.3. Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thá

4.3.2. xuất giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi trên địa bàn

địa bàn phía Bắc tỉnh Thái Bình

4.3.2.1. Rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch cho toàn bộ hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Theo quyết định phê duyệt số 733/QĐ-TTg ngày 17/05/2011 về quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020 mục tiêu đề ra là xây dưng tỉnh Thái Bình đến năm 2020 có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, đồng thời nâng cao chất lượng tăng trưởng. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, công nghệ cao, gắn với xây dựng nông thôn mới; tập trung phát triển công nghiệp với nhịp độ tăng trưởng cao, mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ. Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống.

Để chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn bền vững, hiệu quả cao. Phát triển toàn diện nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, có công nghệ, chất lượng và năng suất cao; đẩy mạnh xây dựng đồng bộ nông thôn mới thì công tác rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch vùng, quy hoạch lại hệ thống thủy lợi, công tác quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi phải phù hợp với mục tiêu của tỉnh đề ra là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng.

Từ mục tiêu phát triển kinh tế cụ thể của tỉnh Thái Bình tác giả đề xuất một số biện pháp về rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch CTTL như sau:

Trước hết toàn tỉnh phải đánh giá lại hệ thống công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng hiện có, phương thức tổ chức quản lý, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý vận hành hệ thống thủy lợi để có cái nhìn tổng quát về thực trạng sau đó phân

tích đề ra các giải pháp quy hoạch cụ thể phù hợp với tỉnh Thái Bình và hệ thống công trình hiện có.

Hoàn thiện nhiệm vụ thẩm tra, lập văn bản thỏa thuận hồ sơ quy hoạch chi tiết hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng của 267 xã và xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh.

Thực hiện quy hoạch 2 dự án quy hoạch phòng chống lũ chi tiết sông Trà Lý, Sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa tỉnh Thái Bình.

Hoàn thiện công tác quy hoạch đất nông nghiệp, biết vùng đất đai nông nghiệp ổn định lâu dài để thực hiện quy hoạch, tổ chức hệ thống tưới tiêu ổn định và hợp lý. Hiện nay việc sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị, các khu công nghiệp ngày càng tăng , diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, do vậy nếu không có quy hoạch cụ thể thì người dân, các nhà quản lý không biết được đâu sẽ là vùng đất đô thị và đâu sẽ là vùng đất sử dụng cho nông nghiệp lâu dài. Khi biết vùng quy hoạch sử dụng đất, chúng ta sẽ có kế hoạch đầu tư cho những vùng đất nông nghiệp ổn định lâu dài còn những nơi mà chuẩn bị đô thị hóa, khu công nghiệp sẽ không đầu tư nữa hoặc đầu tư mức độ phù hợp để tránh lãng phí và người dân có kế hoạch chuyển nghề, chuyển dịch cơ cấu cây trồng cho hợp lý, đồng thời các công ty khai thác công trình thủy lợi có biện pháp, phương án sửa đổi các hệ thống tưới, tiêu cho phù hợp với điều kiện mới.

Quy hoạch lại và phân vùng tưới cho cây trồng cạn và cây lúa. Chủ động xây dựng đề án công tác thủy nông phục vụ tưới tiêu vụ xuân, vụ hè, vụ mùa và vụ đông hàng năm.

Đầu tư xây dựng quy hoạch thủy lợi cho những vùng nông nghiệp chuyển đổi, vùng sản xuất chuyên canh. Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ cho chuyển đổi, chuyên canh. Cụ thể, quy hoạch phát triển các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng sản xuất cây vụ đông bao gồm vùng trồng dưa bí, vùng trồng ngô, vùng trồng khoai tây, mở rộng quy hoạch những vùng trồng cây lâu năm cho năng suất cao.

Vùng nuôi trồng thủy sản ở Thái Bình chủ yếu nuôi tôm sú, ngao và cá vược. Cụ thể về quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở Thái Bình như sau: Đối với huyện Thái Thụy có tổng diện tích đất NTTS là 1.760 ha. Trong đó, diện tích nuôi thủy sản nước lợ 1.500 ha trong đó tôm sú 1.300 ha, diện tích nuôi cá vược 200ha; Diện tích nuôi thủy sản nước mặn nuôi ngao 169 ha, còn lại là nuôi thủy sản nước ngọt 91 ha.

nước biển dâng để có biện pháp phòng chống thiên tai. Điều chỉnh bổ sung kịp thời cơ chế chính sách về đầu tư, quản lý khai thác công trình thủy lợi phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

Lộ trình thực hiện cụ thể như sau :

Bảng 4.21. Lộ trình thực hiện cụ thể rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch cho toàn bộ hệ thống công trình thủy lợi Bắc Thái Bình

STT Nội dung thực

hiện

Thời gian (TH-HT)

1

Thực hiện khảo sát, đánh giá lại hệ thống CTTL hiện có, cơ cấu loại đất ở từng vùng, phương thức, năng lực quản lý của từng đơn vị

2017-2018

2 Thực hiện thẩm tra, lập văn bản thỏa thuận quy hoạch chi tiết hệ thống thủy lợi với giao thông nội đồng 2017-2018 3 Thực hiện công tác quy hoạch phòng chống lũ cho sông Trà Lý,

Sông Hồng, Sông Luộc, Sông Hóa

2017-2018

4 Thực hiện công tác quy hoạch đất nông nghiệp; phân vùng đất nông nghiệp chuyển đổi, phân vùng đất sản xuất chuyên canh 2017-2020 5 Thực hiện quy hoạch lại và phân vùng tưới cho cây trồng cạn và cây lúa 2017-2020

6 Thực hiện ra soát lại quy hoạch thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản; phân vùng nuôi nước mặn, nước lợ, nước ngọt 2017-2020

Nguồn: Tính toán đề xuất của tác giả (2017) 4.3.2.2. Hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng công trình thủy lợi

a. Tăng cường quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế công trình xây dựng thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Một là, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về CLCTXD: Lập tại các sở có quản lý CTXD chuyên ngành một phòng hoặc bộ phận chuyên trách quản lý nhà nước về chất lượng. Ở cấp huyện, cần bổ sung lực lượng chuyên môn kỹ thuật bằng các biện pháp kinh tế hoặc cử và khuyến khích các đối tượng đi học hệ tại chức. Ở cấp xã, cần được biên chế cán bộ chuyên môn.

Hai là, về cơ chế, chính sách: Ngành xây dựng cần tham mưu để UBND Tỉnh chỉ đạo ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn; tăng cường chính sách thu hút nhân lực và nhân tài (đã có chính sách thu hút nhân tài

nhưng chưa đủ mạnh).

Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm định, giám định CLCTXD: Hoạt động giám định chất lượng cần được quan tâm để đánh giá được chính xác, toàn diện về chất lượng công trình. Muốn vậy, phải tăng cường năng lực cho Trung tâm kiểm định chất lượng, đồng thời khuyến khích hoạt động của các tổ chức kiểm định độc lập khác.

Bốn là, xây dựng hệ thống bộ máy quản lý chất lượng ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Như đã nói ở trên, CLCTXD được hình thành từ khâu khảo sát, thiết kế, thế nhưng hầu hết các dự án, việc thành lập Ban QLDA hoặc thuê tư vấn QLDA chỉ tiến hành ở cuối giai đoạn chuẩn bị đầu tư hoặc đầu giai đoạn thực hiện đầu tư nên Chủ đầu tư không kiểm soát được chất lượng khảo sát, thiết kế. Năm là, chủ đầu tư thành lập bộ phận tổng hợp có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động của tư vấn QLDA và tư vấn giám sát (trường hợp Chủ đầu tư không có năng lực): Điều này rất cần thiết vì tư vấn QLDA và tư vấn giám sát được chủ đầu tư thuê để kiểm tra các nhà thầu khác.

Sáu là, có kế hoạch và biện pháp lựa chọn nhà thầu đủ điều kiện, năng lực: Chủ đầu tư phải kiểm tra thực tế chứ không chỉ kiểm tra trên hồ sơ, đồng thời kết hợp nhiều kênh thông tin để xác định chính xác điều kiện, năng lực của nhà thầu trước, trong khi đấu thầu và trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Bảy là, quản lý bằng phương pháp hành chính và hợp đồng kinh tế: Phương pháp hành chính là truyền đạt các yêu cầu của chủ đầu tư thông qua các “phiếu yêu cầu” hoặc “phiếu kiểm tra”, báo cáo thường xuyên bằng “phiếu” thay vì nói miệng theo kiểu gia đình. Cần quản lý chất lượng bằng hợp đồng kinh tế.

Tám là, xây dựng hệ thống bộ máy quản lý chất lượng: kiện toàn các chức danh theo qui định về điều kiện năng lực; xây dựng hệ thống bộ máy từ văn phòng đến hiện trường; xoá bỏ hiện tượng “Khoán trắng”; Có hệ thống đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thu hút nhân lực, nhân tài.

Chín là, xây dựng chiến lược và kế hoạch đảm bảo chất lượng: Đề ra mục tiêu, lộ trình, nội dung, mô hình quản lý chất lượng của Công ty; có chính sách chất lượng phù hợp với lộ trình; đồng thời kỷ luật nghiêm với các đối tượng vi phạm chất lượng. Song song với đó, phải xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng cho từng công trình với các biện pháp đảm bảo chất lượng, thay vì lối làm tuỳ

tiện, không có bài bản.

b. Giải pháp tăng cường quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình

- Đối với chủ đầu tư (BQLDA đầu tư xây dựng)

o Trên cơ sở đề xuất của dự án, các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã được ban hành, nhiệm vụ khảo sát thiết kế được duyệt, tổ chức thực hiện đầy đủ các yêu cầu đảm bảo chất lượng khảo sát xây dựng; đề xuất giải pháp thiết kế (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật) bảo đảm hiệu quả về kinh tế - kỹ thuật.

o Ưu tiên lựa chọn các giải pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, có tuổi thọ và hiệu quả sử dụng cao.

- Đối với các đơn vị tư vấn thiết kế:

o Chấn chỉnh về tổ chức và hoạt động, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, nâng cao trình độ khoa học công nghệ để đáp ứng các yêu cầu về quản lý chất lượng, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, bảo đảm chất lượng của sản phẩm và dịch vụ tư vấn.

o Thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát trong quá trình thi công xây dựng. - Đối với các đơn vị tư vấn giám sát xây dựng:

o Đặc biệt chú trọng nâng cao trình độ và tính chuyên nghiệp của đội ngũ Tư vấn giám sát. Nghiêm túc thực hiện theo Hợp đồng giám sát xây dựng với Chủ đầu tư, tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nội dung đã được quy định trong Hợp đồng và các quy định hiện hành về giám sát xây dựng. Tổ chức bộ máy giám sát có đầy đủ các chức danh trong bộ phận giám sát xây dựng của dự án.

o Kiểm soát và yêu cầu nhà thầu xây dựng tuân thủ chỉ dẫn kỹ thuật đã được phê duyệt. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công đưa vào công trường; Hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu xây dựng (bộ máy quản lý chất lượng, phòng thí nghiệm) tại hiện trường; Các cơ sở sản xuất cung cấp vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng.

o Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình đáp ứng yêu cầu thiết kế. Kiểm tra biện pháp thi công, giám sát thường xuyên và có hệ thống quá trình thi công xây dựng của nhà thầu tại hiện trường đảm bảo các quy định về chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

o Chỉ nghiệm thu công trình khi bảo đảm chất lượng, kiên quyết loại trừ những sản phẩm nhà thầu thực hiện không đúng yêu cầu kỹ thuật, không tuân thủ trình tự thi công.

4.3.2.3. Hoàn thiện quản lý khai thác vận hành công trình thủy lợi

a. Hoàn thiện tổ chức quản lý nhà nước về thủy lợi

Hoàn thiện những quy định về tổ chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi từ trong địa bàn tỉnh làm cơ sở tăng cường năng lực của các cơ quan. Tăng cường nguồn lực cho bộ phận tham mưu về quản lý khai thác công trình thủy lợi của Chi cục thủy lợi địa phương. Đảm bảo cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi ở cấp huyện có ít nhất 1 cán bộ có chuyên môn về thủy lợi.

Thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ của cơ quan đặt hàng, đấu thầu nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Kiện toàn, củng cố các hội đồng quản lý hệ thống thủy lợi trong tỉnh theo hướng hoạt động có hiệu lực, tinh gọn, hiệu quả khắc phục tình trạng quan liêu, trùng lặp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ hoặc tổ chức không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Phân tích rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi tổ chức, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý vận hành công trình. Thành lập cơ quan thường trực trợ giúp cho Hội đồng. Nghiên cứu thành lập mô hình hội đồng quản lý hệ thống liên huyện, liên xã.

Tổ chức bộ máy quản lý vận hành phải đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống bảo đảm đủ sức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, và phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý. Tổ chức bộ máy phải kế thừa những thành quả, kinh nghiệm đã đạt được và đáp ứng được yêu cầu của việc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

Bộ máy quản lý nhà nước phải thống nhất quản lý tài nguyên nước và quản lý nguồn nước, công tác tưới tiêu; thống nhất quản lý tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, xã hội và tiêu thoát nước đô thị.

Hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành giữa tài nguyên môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn và thương nghiệp để kịp thời phòng chống thiên tai, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo sớm để công tác quản lý, phòng chống thiên tai kịp thời, đảm bảo an toàn cho hệ thống và cây trồng.

quản lý vận hành công trình thủy lợi từ cấp sở cho đến địa phương. Nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng đơn vị, địa phương quản lý, khai thác bảo vệ hệ thống công trình.

Thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận thẩm định hồ sơ cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ CTTL, giấy phép xả thải và hệ thống công trình thủy lợi, quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

Điều chỉnh mức phân bổ nguồn cấp bù thủy lợi phí giữa Doanh nghiệp thủy nông và các HTX cho phù hợp với thực tế khi có chính sách thủy lợi phí mới theo hướng tăng thêm.

Bộ máy quản lý, khai thác phục vụ sản xuất công trình thủy lợi phải bảo đảm sự tập trung về chỉ đạo, có sự thống nhất từ trên xuống dưới và bảo đảm sự tập trung nguồn lực. Mô hình mới phải bảo đảm tận dụng được khả năng xã hội hóa công tác thủy lợi của nhân dân, của những hộ dùng nước. Trước kia công tác thủy lợi phần lớn là nhiệm vụ của nhà nước, nhà nước đầu tư, nhà nước quản lý thì mô hình mới phải có chỗ cho người dân, những hộ dùng nước có tiếng nói của mình, họ cũng được quản lý, họ cũng được đầu tư để phục vụ công việc của họ được tốt hơn.

b. Hoàn thiện công tác phân cấp quản lý khai thác vận hành công trình thủy lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 95 - 107)