Yếu tố ảnh hưởng tới quản lý công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 91 - 94)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

4.2 Yếu tố ảnh hưởng tới quản lý công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình

PHÍA BẮC TỈNH THÁI BÌNH

4.2.1. Thuộc về chủ trương chính sách

Cơ chế chính sách đầu tư chưa hợp lý mới chú trọng đầu tư xây dựng công trình mới, đầu tư xây dựng công trình đầu mối chưa chú trọng đến việc nâng cấp tu bổ công trình, hiện đại hóa hệ thống nên việc các công trình thiếu đồng bộ đã ảnh hưởng đến QLCT, cơ chế chính sách chưa đồng bộ còn nhiều bất cập. Nhiều hệ thống CTTL lớn được xây dựng xong công trình đầu mối, kênh chính nhưng còn thiếu công trình điều tiết nước, kênh mương nội đồng nên chưa khai thác hết năng lực theo thiết kế. Mới đây ngày 02/5/2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 635/QĐ-UBND về việc phê duyệt phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thái Bình, trong đó phân cấp: đối với những công trình có năng lực tưới từ 5ha trở lên giao cho Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Bắc Thái Bình quản lý; đối với những công trình có năng lực tưới dưới 5ha giao cho UBND các huyện, thị xã quản lý. Tuy nhiên, thực tế có một số công trình thuỷ lợi thuộc địa bàn liên xã, nếu giao cho huyện quản lý là chưa hợp lý điển hình như công trình ở xã Hồng Việt nhưng dẫn nước phục vụ sản xuất cho xã Lô Giang, xã Hồng Việt không được hưởng lợi, nếu giao một phần cho xã Hồng Việt quản lý là rất khó khăn.

Đầu năm 2015, UBND tỉnh ban hành quy định về mức thu tiền nước, mức trần phí dịch vụ lấy nước, danh mục công trình, biện pháp tưới và vị trí cống đầu kênh đối với các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, không quy định mức thu phí dịch vụ lấy nước của các tổ dùng nước để phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp nên các địa phương không có căn cứ tổ chức thực hiện.

Hộp 4.2. Không quy định mức thu phí dịch vụ lấy nước sau cống đầu kênh

Năm 2015 UBND tỉnh Thái Bình có ban hành quyết định số 672/ QĐ- UBND về mức thu tiền thủy lợi phí ở vị trí cống đầu kênh, nhưng lại không nói rõ mức thu phí thủy lợi phần sau cống đầu kênh nên không thu được thủy lợi phí của các tổ chức lấy nước phần sau cống đầu kênh. Điều này làm cho các xã tự định mức thủy lợi phí dẫn tới làm lợi cho một số cán bộ.

Nguồn: Phỏng vấn Ông Nguyễn Văn Thuận, cán bộ xã Thụy Trường, Thái Thụy(2017)

4.2.2. Thuộc về chính quyền địa phương

Nhiều địa phương chưa nhận thức đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của công tác thuỷ lợi, chủ yếu quan tâm về xây dựng, ít quan tâm về công tác quản lý, đồng thời có xu hướng nặng về bao cấp, coi nhẹ sự tham gia của người dân, dẫn đến tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi và cả người dân. Yêu cầu sử dụng nước tiết kiệm chưa quan tâm đúng mức trong quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.

Theo quy định của nhà nước trong quá trình khai thác các công trình thủy lợi: Phần từ cống đầu kênh đến công trình đầu mối do Công ty quản lý (phần để tính thuỷ lợi phí) và phần từ sau cống đầu kênh đến mặt ruộng (phần để tính thu phí dịch vụ sử dụng nước) do tổ chức hợp tác sử dụng nước của các địa phương quản lý và thu phí dịch vụ sử dụng nước. Tuy nhiên, hiện tại 100% địa phương chưa thành lập tổ chức sử dụng nước nên việc quản lý hệ thống mương dẫn nước từ sau cống đầu kênh gặp nhiều khó khăn và có biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm.

Hộp 4.3. Có biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm

Hiện nay công tác quản lý nước của xã An Lễ làm việc không hiệu quả. Một số cán bộ được giao nhiêm vụ làm chưa tròn trách nhiệm, nhất là việc quản lý nguồn nước từ sau cống đầu kênh đến mặt ruộng, cán bộ cứ mặc định nước đầu nguồn chảy về là qua cống khi đó dân tự khai thác, nhiều khi dẫn tới những mương bị khô hạn vài ngay bà con không có nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, hoặc việc quản lý nguồn nước còn lãng phí, còn đùn đẩy trách nhiệm giữa Xí nghiệp thủy nông và hợp tác xã, cán bộ thủy nông .

Nguồn: Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Lan, cán bộ xã An Lễ, Quỳnh Phụ (2017)

Hiện nay có khoảng trên 240 công trình thuỷ lợi do địa phương quản lý. Do được phân cấp quản lý nên các địa phương chủ động huy động mọi nguồn lực, kể cả đóng góp sức lao động của dân để đảm bảo cung ứng nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định, công trình thuỷ lợi phân cấp cho xã thì xã thành lập tổ dùng nước để quản lý, đối với công trình liên xã thì huyện thành lập tổ dùng nước quản lý, nhưng các địa phương chưa thực hiện. Vì vậy, việc quản lý, bảo dưỡng hàng năm, các địa phương tự cân đối nguồn sửa chữa nên rất khó khăn. Trong khi thực tế có nguồn kinh phí cấp bù thuỷ lợi phí hàng năm nhưng chưa thành lập được các tổ hợp tác sử dụng nước, chưa xác định diện tích quản lý nên chưa được cấp nguồn để thực hiện.

4.2.3. Thuộc về Công ty khai thác công trình thủy lợi

Việc giao trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo vệ các công trình thuỷ lợi cho đơn vị này quản lý, khai thác bên cạnh những mặt làm được đó là: Công ty có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật quản lý, vận hành công trình đảm bảo đúng kỹ thuật, nhất là đối với những công trình thuỷ lợi lớn, góp phần khai thác có hiệu quả một số công trình. Tuy nhiên, việc tiếp nhận công trình nhưng không đủ hồ sơ, gây khó khăn cho công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng.

Biểu đồ 4.7. Tình trạng hồ sơ các công trình thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình

Công ty tiếp nhận quản lý 254 công trình nhưng chỉ 122 công trình có hồ sơ đầy đủ chiếm 48,03%, 100 công trình có hồ sơ nhưng không đầy đủ chiếm 39,37%, 32 công trình không có hồ sơ chiếm 12,6%. Số lượng cán bộ kỹ thuật còn hạn chế trong khi quản lý nhiều công trình, địa hình giao thông không thuận lợi nên công tác kiểm tra chưa được thường xuyên, chưa có sự phối hợp giữa Công ty với các địa phương nên việc phát hiện, sửa chữa, khắc phục sự cố chưa kịp thời. Mặt khác, việc sửa chữa khắc phục sự cố, kể cả sửa chữa nhỏ phải tuân thủ trình tự thủ tục đầu tư XDCB, nên việc sửa chưa chưa đảm bảo kịp thời, hiệu quả tổ chức quản lý công trình còn thấp, trình độ năng lực của cán bộ chưa đáp ứng với QLKT, phân giao nhiệm vụ giữa cơ quan nhà nước và cơ quan chuyên ngành nhiều bất cập

Hầu hết các đơn vị quản lý khai thác CTTL đều là doanh nghiệp nhà nước vận hành theo cơ chế bao cấp đã hạn chế tính năng động và thiếu động lực phát

triển. Chất lượng nguồn nhân lực, kể cả cán bộ lãnh đạo quản lý ở nhiều tổ chức, đơn vị chưa đáp ứng được yêu cầu. Tổ chức quản trị sản xuất thiếu khoa học nên chi phí sản xuất cao, năng suất lao động thấp, bộ máy cồng kềnh, chi tiền lương chiếm phần lớn nguồn thu của doanh nghiệp.

Biểu đồ 4.8. Cơ cấu trình độ lao động của Công ty KTCTTL Bắc Thái Bình

Đơn vị có tổng số 530 lao động, trong đó lao động có trình độ thạc sỹ là 5 người chiếm 0,94%, lao động có trình độ đại học là 138 người chiếm 26,04%, lao động có trình độ cao đẳng là 127 người chiếm 23, 96%, lao động có trình độ trung cấp là 100 người chiếm 18,87%, động có trình độ THPT là 160 người chiếm 30,19%. Lực lượng lao động của Công ty lớn, nhưng lao động có trình độ chuyên môn về kỹ thuật công trình thủy lợi và quản lý sâu về ngành thủy lợi lại bị thiếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 91 - 94)