Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
4.1. Thực trạng quản lý công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình
4.1.5. Một số thuận lợi và khó khăn trong quản lý công trình thủy lợi phía Bắc
Bắc tỉnh Thái Bình
4.1.5.1. Thuận lợi trong quản lý công trình thủy lợi
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, bằng nhiều nguồn vốn trong và
nước ngoài (như vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn vay tín dụng, Chương trình 135, Kiên cố hoá kênh mương, JBIC, 3PAD...) đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Đến nay hệ thống công trình thuỷ lợi của
tỉnh bao gồm khoảng 130 công trình phục vụ tưới tiêu cho khoảng 2.000ha lúa/năm. Trong đó, số công trình đã được kiên cố, bán kiên cố là 55 công trình (13 hồ chứa, 19 công trình đập dâng, kênh, 23 trạm bơm các loại), tưới cho 1.726ha lúa/năm. Số còn lại là các công trình tạm, phục vụ tưới cho hơn 100 ha lúa/năm.
Có nguồn kinh phí cấp bù thuỷ lợi phí nên thuận lợi cho việc đầu tư sửa chữa các công trình nhỏ, việc đầu tư xây dựng hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh làm tăng hệ số sử dụng đất từ 1,3 lần năm 1997 lên 1,96 lần năm 2010, sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 16.515 tấn năm 2016, góp phần ổn định an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Nhờ hỗ trợ từ việc thực hiện chính miễn thuỷ lợi phí, nhiều địa phương, đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi đã có kinh phí để duy tu, sửa chữa kịp thời các công trình bị hư hỏng, xuống cấp.
Chủ động kinh phí để đầu tư cho công tác sửa chữa, duy tu, vận hành công trình thuỷ lợi, để giành kinh phí sự nghiệp thuỷ lợi (vẫn phải chi trước kia) để đáp ứng cho các nhu cầu chi phí khác của địa phương đã có kinh phí để sửa chữa lớn công trình và có kinh phí để thực hiện nạo vét hệ thống kênh mương, góp phần quan trọng trong việc chống hạn và chống xâm nhập mặn khá hiệu quả.
Tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi từng bước được sắp xếp, củng cố và kiện toàn; đời sống cán bộ công nhân quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ngày càng ổn định và nâng cao
Các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi đã đảm bảo chế độ tiền lương cho cán bộ, công nhân viên thuỷ nông, không còn tình trạng chậm lương, nợ lương đối với cán bộ, công nhân viên thuỷ nông như ở một số công ty khai thác công trình thuỷ lợi trước đây. Bên cạnh đó, ở một số địa phương, nhiều hợp tác xã nông nghiệp có hoạt động dịch vụ thuỷ lợi đã được hình thành để thực hiện chức năng quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi nhỏ, kênh mương nội đồng, phù hợp với các quy định hiện hành.
4.1.5.2. Khó khăn trong quản lý công trình thủy lợi
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đặc biệt là vùng ven biển, khi mưa bão làm phá hủy các công trình thủy lợi.
Các công trình thuỷ lợi trên địa bàn nhỏ lẻ, phân tán nên công tác quản lý, bảo vệ, khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn.
Khoa học công nghệ phục vụ quản lý công trình thủy lợi hiện tại rất hạn chế, lạc hậu.
Trạm thuỷ nông mới được thành lập, số lượng cán bộ ít và còn thiếu kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, quản lý vì vậy chưa thực hiện tốt công tác phối hợp ở một số xã.
Diễn biến thời tiết khí tượng thủy văn có xu hướng ngày càng bất lợi, vì vậy một số công trình mặc dù đã được kiên cố hóa nhưng không phát huy được năng lực tưới để phục vụ cho sản xuất.
Bất cập trong mức thuỷ lợi phí tạo nguồn và đối với diện tích phải thực hiện bơm 2 cấp hay 3 cấp. Không tách được chi phí của diện tích được tưới riêng, tiêu riêng
Trong thực tế, việc tạo nguồn tưới rất đa dạng, có công trình tạo nguồn đến đầu mối công trình do tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi khác quản lý, có công trình tạo nguồn đến đến kênh cấp 2, 3 của tổ chức hợp tác dùng nước, hoặc có công trình chỉ tạo nguồn đến bể hút trạm bơm tưới của tổ chức hợp tác dùng nước, do vậy, dễ nảy sinh tranh chấp. Các quy định hiện hành chưa đề cập đến khu vực phải bơm tưới nhiều bậc, chỉ một diện tích nhưng phải tưới nhiều bậc cũng chỉ được hưởng mức thuỷ lợi phí như các vùng bơm một cấp, từ đó dẫn tới mức miễn không đủ bù đắp cho các chi phí bơm tưới tiêu đối với các vùng diện tích được tưới từ 2 bậc trở lên.
Việc xác định một số chỉ tiêu chuyên môn theo quy định còn rất khó áp dụng đối với hệ thống công trình thuỷ lợi nhỏ
Việc xác định cống đầu kênh đối với nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi là rất khó khăn, có hệ thống khó có thể xác định được trong thực tế. Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT đã quy định việc xác định cống đầu kênh của tổ chức hợp tác dùng nước, tuy vậy việc triển khai cụ thể ở các địa phương còn nhiều vướng mắc. Quy định mức trần của thuỷ nông nội đồng có nơi cũng khó áp dụng được do công trình thuỷ lợi nhỏ, công trình chỉ gồm đầu mối, kênh cấp 1 và tưới trực tiếp cho ruộng, do tổ chức của người dân trực tiếp quản lý, vận hành.
Việc sử dụng kinh phí miễn giảm thuỷ lợi phí còn nhiều bất cập do các chính sách hiện hành
Theo quy định, thuỷ lợi phí chỉ dùng cho duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng và vận hành công trình thuỷ lợi, có bao gồm sửa chữa lớn, sau khi sử dụng kinh phí thuỷ lợi phí cho công tác vận hành, duy tu, bảo dưỡng sửa chữa công trình thuỷ lợi còn dư rất muốn sử dụng cho việc xây dựng cơ bản thuỷ lợi, nhưng khó thực
hiện do vướng mắc về cơ chế.
Một số công trình do xây dựng từ lâu không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên hiện nay đã xuống cấp và một số công trình bị thất lạc hồ sơ… Nhận thức của nhân dân còn nhiều hạn chế do trước đây không thu thuỷ lợi phí nay thực hiện chính sách cấp bù thuỷ lợi phí vì vậy coi việc thực hiện nạo vét kênh mương là nhiệm vụ của Trạm thuỷ nông….
Hiện tượng thiếu nước vẫn thường xuyên xảy ra, đặc biệt ở các vùng cao, vùng xa, cuối các kênh tưới của các trạm bơm tưới lớn nguyên nhân là do:
+Nguồn nước trong các sông bị suy giảm.
Phần lớn các công trình đầu mối của hệ thống đã được xây dựng trên 35 năm, máy bơm đã cũ, lạc hậu, các thiết bị bị hao mòn, nhà máy xuống cấp, kênh mương bị sạt lở bồi lắng, khả năng dẫn nước kém. Những hư hỏng này hàng năm đều được tu sửa nhưng do nguồn vốn có hạn, nên chỉ sửa chữa chắp vá, không đồng bộ do đó công trình ngày càng xuống cấp.
+ Cùng với sự phát triển nhanh của công nghiệp, đô thị và các khu dân cư trong vùng. Diện tích đô thị, công nghiệp tăng mạnh, diện tích mặt nước ao hồ, lòng dẫn thu hẹp, dung tích trữ nước giảm. Tình trạng vi phạm pháp lệnh khai thác các công trình thủy lợi như lấn chiếm thu hẹp lòng kênh, xả thải vào kênh tưới, tiêu gây ách tắc và ô nhiễm nguồn nước đang ở mức báo động gây khó khăn lớn cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất.
+ Công tác tu bổ tôn cao bờ vùng, phân khu tiêu không được quan tâm, thậm trí còn bị xâm hại, khiến cho lưu vực tiêu không khép kín ảnh hưởng đến khả năng chống úng của nhiều khu.
Nhìn chung trong quản lý công trình thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình đã đạt được nhiều kết quả đáng kích lệ nhờ sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ đối với các ông trình thủy lợi của tỉnh Thái Bình thông qua nguồn ngân sách cấp hang năm và giao quyền tự chủ cho Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Thái Bình, bên cạnh đó thì công tác quản lý công trình thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình còn gặp rất nhiều khó khăn đó là sự thiếu thốn về kinh phí để tu sửa và xây dựng mới các công trình thủy lợi đã cũ xuống cấp và sự hạn chế về nguồn nhân lực của Công ty và ý thức bảo vệ và khai thác công trình thủy lợi còn nhiều hạn chế .