Các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 35 - 37)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý các công trình thủy lợi

2.2.5.Các nghiên cứu có liên quan

2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý các công trình thủy lợi

2.2.5.Các nghiên cứu có liên quan

Lê Thị Hường (2014), “Đánh giá thực trạng công tác quản lý các công trình thủy lợi trong địa bàn tỉnh Thái Bình”. Kết quả nghiên cứu cho thấy Thái Bình là tỉnh có nền nông nghiệp phát triển, hệ thống thủy lợi có mật độ cao. Vì vậy , để đảm bảo tưới, tiêu theo nhu cầu thời vụ là mục đích khai thác công trình thủy lợi cho sản xuất nông nghiệp; việc điều tiết nước đòi hỏi phải có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức của nhà nước với các tập thể hay cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành công trình theo yêu cầu của hộ sử dụng nước. Để đáp ứng được những yêu cầu trên Thái Bình là tỉnh đầu tiên thực hiện phân cấp quản lý trong hoạt động khai thác công trình thủy lợi, việc phân cấp công trình thủy lợi được tiến hành thí điểm đầu tiên ở huyện Thái Thụy. Kết quả cho thấy, nhờ việc phân cấp mà HTX chủ động hơn trong việc điều tiết nước, việc bảo vệ công trình cũng không còn phức tạp như trước đó vì do an ninh địa phương đảm nhận; đặc biệt lượng điện cho tưới tiêu nước của các trạm bơm giảm 20-30%; người dân địa phương hưởng lợi từ công trình có trách nhiệm cao hơn trong việc bảo vệ, tu bổ, sửa chữa công trình.

Phí Quốc Việt (2014), “Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án của các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tỉnh Thái Bình”, Nội dung quản lý

dự án đầu tư xây dựng gồm rất nhiều các nội dung như: quản lý chi phí, quản lý chất lượng, quản lý tiến độ, quản lý an toàn lao động,….Để quản lý tốt các vấn đề trên thì tổ chức bộ máy quản lý đòi hỏi phải có chuyên môn nghiệp vụ sâu về xây dựng, có đủ nhân lực để thực hiện và cũng còn phải có nhiều kinh nghiệm để xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện. Với các Hợp tác xã DVNN với các thành viên chính là bà con nông dân, được thành lập với mục đích chính là sản xuất nôn nghiệp, thủy sản, chăn nuôi,… thì việc giao cho các Hợp tác xã DVNN này tham gia quản lý các dự án đầu tư xây dựng xem ra hơi quá sức. Chính vì vậy cần phải có các giải pháp hỗ trợ về mọi mặt để giúp cho tổ chức bộ máy các Hợp tác xã DVNN hoạt động tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý các dự án đầu tư xây dựng đạt hiệu quả là vấn đề cần thiết, cấp bách hiện nay.

Nguyễn Hữu Trung (2011), “Nghiên cứu giải pháp phân cấp quản lý hệ thống công trình thủy lợi Nam Đuống ”, Tất cả các công trình thủy lợi từ đầu mối đến mặt ruộng đều có chủ quản lý thực sự bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ và tiết kiệm điện nước, khai thác công trình đạt hiệu quả cao hơn, phục vụ tốt hơn. Nâng cao được trách nhiệm của người trực tiếp hưởng lợi từ dịch vụ nước, đặc biệt là nông dân vào quá trình khai thác bảo vệ công trình thuỷ lợi.

Hiệu quả tưới tiêu tăng cao, năng suất cây trồng tăng lên: Đảm bảo toàn bộ diện tích được đáp ứng đủ yêu cầu tưới, tiêu chủ động, kịp thời, giúp tăng năng suất cây trồng.

Phân phối nước hợp lý, công bằng: Các địa phương chủ động điều hành phân phối nước tưới theo tiến độ gieo cấy trong từng vụ, từng khu đồng, cho từng nhóm cây trồng thuận lợi. Việc tiêu nước chống úng linh hoạt ngay khi mưa lớn xảy ra giảm tới mức thấp nhất thiệt hại.

Tiết kiệm điện năng, tiết kiệm nước: Hiệu quả tiết kiệm điện năng tư các trạm bơm tưới cũng đồng nghĩa với hiệu quả tiết kiệm nước.

Tuy nhiên, nghiên cứu của tôi tập trung vào Quản lý công trình thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình trên ba khía cạnh: (1) Quy hoạch công trình thủy lợi , (2) Quản lý đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, (3) Quản lý khai thác, vận hành công trình thủy lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 35 - 37)