Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 47)

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Phía Bắc tỉnh Thái Bình gồm 4 huyện: Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ và Thái Thụy. Để tiến hành điều tra nghiên cứu sâu, chúng tôi chọn 02 huyện là: Quỳnh Phụ và Thái Thụy, mỗi huyện sẽ chọn 2 xã để điều tra.

Bảng 3.6. Chọn điểm nghiên cứu

TT Huyện Xã Căn cứ chọn

1 Quỳnh

Phụ

An Lễ

Đông Hải Sản xuất nông nghiệp truyền thống

2 Thái

Thụy

Thụy Trường Thụy Xuân

Giáp biển, ảnh hưởng mạnh bởi biến đổi khí hậu, mạnh về nuôi trồng thủy sản

Tổng 2 4

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017)

Các công trình thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình quản lý gồm 4 huyện phía Bắc tỉnh Thái Bình gồm huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Thái Thụy .Các công trình 2 huyện Thái Thụy và Quỳnh phụ là 2 huyện có số lượng các công trình dưới đê nhiều hơn 2 huyện còn lại, đặc biệt huyện Thái Thụy là huyện giáp biển chịu ảnh hưởng của thủy triều và ảnh hưởng rất lớn do biến đổi khí hậu, thế mạnh của huyện Thái Thụy là nuôi trồng thủy sản gồm 2 xã Thụy Trường và Thụy Xuân. Huyện Quỳnh Phụ là huyện sản xuất truyền thống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và cây màu vụ đông sản lượng cây vụ đông có giá trị kinh tế cao đã góp phần nâng cao giá trị trên 2 xã điển hình An lễ và Đông Hải . Đây là 4 xã điển hình cho công tác quản lý các công trình thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình.

3.2.2. Thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Nguồn số liệu này được lấy từ các công trình nghiên cứu đã được công bố: sách, báo, tạp chí, các website: Các văn bản chính sách do Chính Phủ ban hành như: sắc lệnh, Pháp lệnh, Nghị định, Nghị quyết, Thông tư…; Số liệu về thực trạng hệ thống công trình thuỷ nông, tình hình quản lý công trình, Tổ chức và quản lý kinh tế, quản lý thủy lợi phí, kết quả thực hiện chính sách miễn giảm

thuỷ lợi phí trong cả nước; Tạp chí nghiên cứu …

- Các báo cáo của các cơ quan chức năng như UBND tỉnh, huyện, phòng thống kê và Công ty TNHHMTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình về:

+ Số liệu về khí hậu, thời tiết, thuỷ văn của phía Bắc tỉnh Thái Bình . + Đất đai và tình hình sử dụng đất đai của phía Bắc tỉnh Thái Bình + Số liệu về tình hình nhân khẩu và lao động phía Bắc tỉnh Thái Bình + Số liệu về hệ thống điện, nước, thuỷ lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Bảng 3.7. Tổng hợp điều tra

TT Đối tượng Số mẫu điều

tra/tham vấn Nội dung thu thập 1 Cán bộ Sở Nông nghiệp &

PTNT 5 người

Chính sách quản lý về quy hoạch 2 Cán bộ Công ty TNHH MTV

KTCTTL Bắc Thái Bình (lãnh đạo công ty, cán bộ các phòng ban)

8 người

Chính sách quản lý đầu tư, khai thác vận hành

3 Cán bộ quản lý thủy nông cấp huyện (lãnh đạo xí nghiệp, cụm trưởng, cán bộ kỹ thuật) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 người

Quản lý công trình thủy lợi do huyện, cụm xã quản lý 4 Cán bộ thủy nông cấp xã (chủ nhiệm HTX DVNN, cán bộ thủy nông) 5 người

Quản lý công trình thủy lợi do xã quản lý

5 Hộ dân các xã điều tra tại Thái Thụy và Quỳnh Phụ (Bao gồm: Hộ nuôi trồng thủy hải sản, hộ sản xuất nông nghiệp truyền thống)

80 hộ

Đánh giá về: Đóng góp trong xây dựng công trình thủy lợi; Chi phí sử dụng dịch vụ thủy lợi; Chất lượng dịch vụ thủy lợi; Đề xuất của hộ đối với thủy lợi

3.2.3. Phương pháp xử lý tài liệu

Tổng hợp và xử lý với phần mềm EXCEL.

3.2.4. Phương pháp phân tích

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Dùng phương pháp này để mô tả hệ thống quản lý công trình thủy lợi, mô tả các hoạt động, thực trạng quản lý công trình thủy lợi ở phía Bắc tỉnh Thái Bình, đặc biệt là công tác quản lý công trình thủy lợi của Công ty KTCTTL Bắc Thái Bình trong giai đoạn vừa qua.

3.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

+ So sánh trước và sau khi đầu tư các công trình thủy lợi + So sánh giữa các công trình thủy lợi…

+ So sánh giữa năm trước và năm sau ...

Để làm rõ công tác quản lý công trình thủy lợi trên các khía cạnh quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng công trình thủy lợi và quản lý khai thác vận hành công trình thủy lợi tại khu vực phía Bắc tỉnh Thái Bình.

3.2.4.3. Đánh giá dự án

Đánh giá trước và sau khi có dự án thủy lợi để làm rõ vai trò của đầu tư phát triển thủy lợi trong phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng như dân sự và kinh tế trên địa bàn phía Bắc tỉnh Thái Bình.

3.2.4.4. Hạch toán kinh tế

Trong nghiên cứu này hạch toán kinh tế được sử dụng để rà soát, tính toán các khoản mục thu và chi theo từng công đoạn quản lý công trình thủy lợi, đặc biệt là quản lý đầu tư và quản lý khai thác vận hành. Thông qua hoạch toán kinh tế để có nhận định sau về kết quả và hiệu quả của những thay đổi trong công tác quản lý công trình thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện hiện trạng công trình thủy lợi

- Số lượng các công trình xây dựng/dự kiến xây dựng - Số km sông trục cấp 1

- Số lượng trạm bơm.

3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện về quy hoạch công trình thủy lợi

- Tỷ lệ công suất hiện trạng tưới/công suất thiết kế - Tỷ lệ công suất hiện trạng tiêu/công suất thiết kế

- Tỷ lệ công suất hiện trạng tưới - tiêu/công suất thiết kế.

3.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện quản lý đầu tư xây dựng công trình thủy lợi

- Tỷ lệ tiến độ kế hoạch/ dự kiến

- Tỷ lệ phản ánh chất lượng các công trình xây dựng.

3.2.5.4. Nhóm chỉ tiêu thể hiện quản lý khai thác, vận hành công trình thủy lợi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Tỷ lệ diện tích được tưới thực tế = Diện tích tưới chủ động được nghiệm thu / Tổng diện tích tưới theo kế hoạch (khả năng tưới chủ động của công trình).

-Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch diện tích = Diện tích nghiệm thu được của hệ thống / Diện tích tưới theo kế hoạch (phản ánh trạng thái công trình).

3.2.5.5. Nhóm chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng

- Các chính sách về thủy lợi được triển khai, thực hiện. - Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch so với mục tiêu đề ra - Việc triển khai chính sách thủy lợi phí của địa phương

- Mức độ hoàn thành quản lý các công trình thủy lợi của Công ty - Năng lực cán bộ quản lý công trình thủy lợi các cấp.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI PHÍA BẮC TỈNH THÁI BÌNH

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI PHÍA BẮC TỈNH THÁI BÌNH TỈNH THÁI BÌNH

4.1.1. Giới thiệu về hệ thống công trình thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình

Thái Bình nằm trong châu thổ sông Hồng bao bọc 3 mặt sông, 1 mặt biển. Diện tích mặt bằng: 163.900 ha, diện tích canh tác 103.034 ha, diện tích cấy lúa 82.000-84.000 ha. Hệ thống thủy lợi của tỉnh Thái Bình hình thành từ sông ngòi tự nhiên, được bổ sung hoàn thiện theo thời gian, tập trung vào những năm (1930- 1940) và thời kỳ hoàn chỉnh thủy nông (1972-1978). Nhằm khai thác lũ sông, triều biển để tưới, tiêu thau chua rửa mặn, tạo lên vùng đất màu mỡ sản xuất lúa nước, có truyền thống luôn đứng vào tốp đầu về năng suất, chất lượng.

Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Thái Bình quản lý hệ thống thuỷ lợi Bắc có nhiệm vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh kinh tế và phòng chống lụt bão cho 4 huyện: Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Thái Thụy. Tổng diện tích mặt bằng lưu vực: 85.869 ha, trong đó có 53.813 ha đất canh tác.

Bảng 4.1. Hệ thống trạm bơm ở các huyện do Công ty quản lý

ĐVT: Trạm Số

TT Trạm bơm

Hưng

Hà Đông Hưng Quỳnh Phụ

Thái Thuỵ 1 Tưới 71 64 16 2 2 Tiêu 1 3 Kết hợp 11 2 30 2 Cộng 83 66 46 4

Nguồn: Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Thái Bình (2016)

Hệ thống trạm bơm ở Thái Bình chủ yếu là trạm bơm điện, đa số là quy mô vừa và nhỏ và nằm trong phạm vi xã, hệ thống trạm bơm chủ yếu là trạm bơm tưới và kết hợp tưới tiêu, trạm bơm tiêu số lượng ít. Trạm bơm vận hành bơm nước từ

sông vào hệ thống kênh mương, sau đó nước được phân phối tới đồng ruộng. Hệ thống trạm bơm cung cấp nước tưới 88.000 ha và tiêu thoát nước 28.900 ha trong toàn tỉnh. Đảm bảo cung cấp nước tưới cho cây trồng mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Đa số trạm bơm không bị ảnh hưởng bởi triều, riêng chỉ có huyện Quỳnh Phụ toàn bộ hệ thống trạm bơm bị ảnh hưởng của triều.

Bảng 4.2. Tổng hợp trạm bơm các huyện phía Bắc do HTX quản lý

Số TT Trạm bơm Hưng Hà Đông Hưng Quỳnh Phụ Thái Thụy

1 Tưới 49 155 90 196

2 Tiêu 1 0 1 0

3 Kết hợp 6 3 38 11

Cộng 56 158 129 207

Nguồn: Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Thái Bình (2016)

Hệ thống cống bao gồm cống nội đồng và cống qua đê được các xí nghiệp các huyện quản lý. Cống nội đồng chủ yếu làm nhiệm vụ điều tiết nước phục vụ tưới, tiêu trong toàn tỉnh, quy mô công trình đa số là vừa và nhỏ. Cống trên các triền đê chủ yếu là loại cống hộp và cống vòm dùng để tháo nước tiêu úng từ trong đồng ruộng vùng nuôi trồng thủy sản, qua đê ra. Hệ thống sông trục dày đặc, rộng trung bình khoảng từ 2,0 m đến 8,0m độ sâu trung bình khoảng 1,0 m đến 1,5 m. Mục đích chủ yếu cung cấp nước tưới, tiêu cho đồng ruộng thông qua hệ thống trạm bơm.

Hệ thống công trình thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình tưới tiêu cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trong điều kiện thời tiết bình thường, bảo đảm không úng, cấp đủ nước cho sinh hoạt, công nghiệp và một phần cho nuôi trồng thủy sản. Đồng thời góp phần cải tạo đất, giữ gìn môi trường sinh thái nước trong sạch bền vững.

Hệ thống trạm bơm điện : Phần lớn là trục ngang, công trình kiến trúc thủy nông đã xuống cấp trong đó chủ yếu là các trạm bơm điện nhỏ do xí nghiệp thủy nông quản lý đại đa số đã được cải tạo thành trục đứng. Điều đáng quan tâm là các trạm bơm tiêu qua đê có quy mô lớn và vừa hầu hết là trạm bơm trục ngang, tình trạng xuống cấp rất nghiêm trọng, chi phí tu bổ sửa

Bảng 4.3. Công suất các trạm bơm điện ở phía Bắc tỉnh Thái Bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công suất trạm (m3/h) Số lượng (trạm) Tỷ lệ (%)

<3.000 14 60,86

3.000 – 5.000 3 13,04

5.000 - 50.000 4 17,39

>50.000 2 8,70

Tổng 23 100,00

Nguồn: Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Thái Bình (2016)

Số trạm bơm có công suất nhỏ dưới 3.000 m3/h chiếm tỷ lệ cao là 60,86%, số trạm bơm có công suất từ 3.000 đến 50.000m3/h chiếm 30,43%, điều này cho thấy đến trên 90% số trạm bơm điện ở phía bắc tỉnh Thái Bình có công suất trung bình và nhỏ lên khó tiêu thoát nước khi mùa mưa lũ đến, nhất là trạm bơm ở xã Lô Giang, Minh Châu có công suất 1.000 m3/h thường xuyên xẩy ra ngập úng. Số trạm bơm có công suất lớn trên 50.000m3/h chiếm có 8,7% chỉ có trạm ở xã Quỳnh Thọ có công suất 72.000 m3/h và trạm bơm ở xã Thụy Ninh có công suất 88.000 m3/h. Các trạm bơm này đều được xây dựng từ rất lâu trước những năm 1988 lên đã bị xuống cấp điều này gây khó khăn trong công tác quản lý vận hành các công trình thủy lợi. Cần đầu tư và nâng cấp cải tạo các trạm bơm nhỏ, cũ nhằm đáp ứng sản xuất nông nghiệp trong tình hình mới và phục vụ dân sinh.

Hệ thống sông trục: Hầu hết các tuyến sông trục của Thái Bình đều bị nông và hẹp điển hình là hệ thống sông Tiên Hưng, sông Sa Lung và các trục sông xương cá của nó. Nguyên nhân chính là do hàng năm lấy nước phù sa bị bồi lắng mà nhiều năm lại chưa được nạo vét. Do đó làm giảm khả năng dẫn và tháo nước, dẫn đến tình trạng úng, hạn thường xảy ra.

4.1.2. Quy hoạch thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình

4.1.2.1. Nội dung quy hoạch thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình

Dự án “Rà soát Quy hoạch thuỷ lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” đã được lập trên cơ sở:

- Trên cơ sở Văn kiện đại hội đảng bộ tỉnh Thái Bình

- Quy hoạch của các ngành sử dụng đất, nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, thương mại- du lịch…

Trên cơ sở nhu cầu đặt ra của thực tế cũng như tính cấp thiết của vấn đề, ngày 15 tháng 12 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ký quyết định số 5512 giao cho Viện Quy hoạch Thuỷ lợi lập báo cáo "Rà soát quy hoạch thuỷ lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình". Nhằm mục đích đề xuất các phương án phát triển thuỷ lợi giai đoạn trước mắt, đến 2015 và định hướng đến năm 2020 với 4 mục tiêu chính như sau:

- Đáp ứng nhu cầu cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp đa canh, đa dạng theo hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt từ trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có hiệu ích kinh tế cao.

- Tăng mức bảo đảm cho sản xuất và đời sống với những thiên tai hạn hán vụ xuân, úng ngập vụ mùa.

- Đáp ứng tiêu thoát nước và phòng chống, giảm nhẹ thiên tai bão lũ, sóng biển, triều dâng, xâm nhập mặn, bảo vệ môi trường sinh thái....

- Đáp ứng khả năng khai thác tiềm năng kinh tế vùng ven biển nhằm nuôi trồng thuỷ sản mang lại hiệu quả kinh tế cao theo hướng phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất và nước không là cạn kiệt, ô nhiễm môi trường.

- Đáp ứng nhu cầu khai thác tài nguyên nước của các ngành kinh tế khác: nước sinh hoạt, công nghiệp, xây dựng đô thị...

Như vậy, để đáp ứng nhu cầu cho cấp nước tưới cho khu vực, kết hợp với việc cấp nước phục vụ các ngành kinh tế khác như cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, thuỷ sản, môi trường... Cần phải:

- Bổ sung và nâng cấp hệ thống công trình thuỷ lợi bao gồm các cống dưới đê, các trạm bơm tưới, các hệ thống kênh mương dẫn nước trong khu vực:

- Cải tạo các cống tưới hiện có do xây dựng từ lâu chưa thiết kế lấy nước khi sông có lũ cao.

với hiện tại, tốn điện, hiệu quả thấp. Cải tạo và nâng cấp hệ thống công trình trạm bơm tiếp nguồn cho vùng ven biển.

- Nạo vét các hệ thống sông trục, kênh mương cấp 2,3, nội đồng.

- Kiên cố hoá hệ thống kênh chính, cấp 1 và cấp 2, tập trung ưu tiên kênh máng nổi lấy phù sa vào vùng đất cát, vùng trồng màu nhằm nâng cao hiệu quả tưới.

Qua phân tích kết quả tính toán thuỷ lực cấp nước cho hệ thống Bắc Thái Bình, qua tình hình thực tế biện pháp công trình cụ thể cho khu vực này như sau:

+ Làm lại mới các cống dưới đê sông Luộc: Cống Đại Nẫm, cống Việt Yên, Tịnh Xuyên, Đồng Bàn, Quan Hoả, sửa chữa cống Nhâm Lang, nạo vét sông dẫn sau cống đảm bảo cấp nước tưới nước cho vùng Đại Nẫm (Quỳnh Phụ), Việt Yên (Hưng Hà).

+ Đầu tư nạo vét các trục sông, sông nhánh chính đảm bảo dẫn nước tưới

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 47)