Thuộc về Công ty khai thác công trình thủy lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 93 - 94)

Việc giao trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo vệ các công trình thuỷ lợi cho đơn vị này quản lý, khai thác bên cạnh những mặt làm được đó là: Công ty có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật quản lý, vận hành công trình đảm bảo đúng kỹ thuật, nhất là đối với những công trình thuỷ lợi lớn, góp phần khai thác có hiệu quả một số công trình. Tuy nhiên, việc tiếp nhận công trình nhưng không đủ hồ sơ, gây khó khăn cho công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng.

Biểu đồ 4.7. Tình trạng hồ sơ các công trình thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình

Công ty tiếp nhận quản lý 254 công trình nhưng chỉ 122 công trình có hồ sơ đầy đủ chiếm 48,03%, 100 công trình có hồ sơ nhưng không đầy đủ chiếm 39,37%, 32 công trình không có hồ sơ chiếm 12,6%. Số lượng cán bộ kỹ thuật còn hạn chế trong khi quản lý nhiều công trình, địa hình giao thông không thuận lợi nên công tác kiểm tra chưa được thường xuyên, chưa có sự phối hợp giữa Công ty với các địa phương nên việc phát hiện, sửa chữa, khắc phục sự cố chưa kịp thời. Mặt khác, việc sửa chữa khắc phục sự cố, kể cả sửa chữa nhỏ phải tuân thủ trình tự thủ tục đầu tư XDCB, nên việc sửa chưa chưa đảm bảo kịp thời, hiệu quả tổ chức quản lý công trình còn thấp, trình độ năng lực của cán bộ chưa đáp ứng với QLKT, phân giao nhiệm vụ giữa cơ quan nhà nước và cơ quan chuyên ngành nhiều bất cập

Hầu hết các đơn vị quản lý khai thác CTTL đều là doanh nghiệp nhà nước vận hành theo cơ chế bao cấp đã hạn chế tính năng động và thiếu động lực phát

triển. Chất lượng nguồn nhân lực, kể cả cán bộ lãnh đạo quản lý ở nhiều tổ chức, đơn vị chưa đáp ứng được yêu cầu. Tổ chức quản trị sản xuất thiếu khoa học nên chi phí sản xuất cao, năng suất lao động thấp, bộ máy cồng kềnh, chi tiền lương chiếm phần lớn nguồn thu của doanh nghiệp.

Biểu đồ 4.8. Cơ cấu trình độ lao động của Công ty KTCTTL Bắc Thái Bình

Đơn vị có tổng số 530 lao động, trong đó lao động có trình độ thạc sỹ là 5 người chiếm 0,94%, lao động có trình độ đại học là 138 người chiếm 26,04%, lao động có trình độ cao đẳng là 127 người chiếm 23, 96%, lao động có trình độ trung cấp là 100 người chiếm 18,87%, động có trình độ THPT là 160 người chiếm 30,19%. Lực lượng lao động của Công ty lớn, nhưng lao động có trình độ chuyên môn về kỹ thuật công trình thủy lợi và quản lý sâu về ngành thủy lợi lại bị thiếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 93 - 94)