Tiến độ các công trình xây dựng mới năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 72 - 77)

ĐVT: công trình Tên đơn vị Số lượng

công trình

Tiến độ xây dựng

Vượt tiến độ Đạt tiến độ Chậm tiến độ

Hưng Hà 11 2 7 2 Quỳnh Phụ 10 3 6 1 Thái Thụy 12 2 8 2 Đông Hưng 11 1 6 4 Tổng 44 8 27 9 Tỷ lệ (%) 100,00 18,18 61,37 20,45

Nguồn: Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Thái Bình (2016)

Công ty KTCTTL Bắc Thái Bình tổ chức các thành phần liên quan (Ban quản lý dự án, bí thư thôn các thôn trưởng, thôn phó nơi có công trình

đầu tư) để triển khai một số công việc: Phân công nghiệm vụ cho từng thành viên trong ban, các thành viên mời tại cơ sở thôn để bàn cho công tác giải phóng mặt bằng, an ninh.

Khi tổ chức xây dựng, Ban quản lý dự án thường họp từ 3 đến 5 cuộc để bàn cách tháo gỡ những vướng mắc, tiến độ thi công công trình và tổng kết rút kinh nghiệm đồng thời tuyên bố giải thể Ban quản lý dự án khi kết thúc.

Hình 4.1. Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Thái Bình họp bàn

để triển khai xây dựng công trình tại xã Quỳnh Lâm

Hình 4.2. Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Thái Bình thực hiện nạo vét sông

Hình 4.3. Công ty TNHH MTVKTCTTL Bắc Thái Bình thực hiện xây cống tưới tiêu

Hình 4.4. Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Thái Bình

thực hiện kiên cố kênh mương

4.1.3.4. Quản lý chất lượng xây dựng các công trình thủy lợi phía Bắc tỉnh Thái Bình

Trong quá trình thi công công trình thủy lợi các cơ quan quản lý chất lượng bằng các phương pháp khác nhau như:

Kiểm tra định kỳ: kiểm tra định hàng tháng hàng quý, hoặc giai đoạn nghiệm thu công trình. Các cuộc kiểm tra này thường được thông báo trước và có mẫu bảng đánh giá chất lượng công trình, tiếp nhận báo cáo thường kỳ của đơn vị xây dựng.

Thường các công trình thủy lợi của các tổ chức sẽ được ban quản lý chất lượng công trình xây dựng lên kế hoạch kiểm tra thường xuyên theo từng giai

đoạn của công trình. Trước khi thực hiện công tác kiểm tra có kế hoạch báo cho các nhà thầu bằng văn bản trước đó 3 đến 5 ngày. Cơ quan quản lý sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ theo từng giai đoạn của công trình. Các bước nghiệm thu gồm:

Bước 1:Nghiệm thu công việc xây dựng, tu sửa công trình thủy lợi

Nội dung công tác nghiệm thu công việc xây dựng, tu sửa (công tác đất, cốp pha, cốt thép, bê tông, khối xây, cấu kiện, bộ phận kết cấu công trình, lắp đặt thiết bị và chạy thử không tải); tùy tình hình thực tế mà tổ chức thực hiện theo quy định.

Lập biên bản nghiệm thu (kèm theo bản vẽ hoàn công) theo mẫu tại Phụ lục đi kèm.

Bước 2:Nghiệm thu hoàn thành giai đoạn sửa chữa, xây lắp công trình

thủy lợi

Thực hiện khi kết thúc các giai đoạn sửa chữa, xây lắp nhằm đánh giá kết quả và chất lượng của từng giai đoạn sửa chữa, xây lắp trước khi Chủ đầu tư cho phép chuyển sang thi công giai đọan xây lắp tiếp theo.

Nội dung công tác nghiệm thu hoàn thành giai đoạn sửa chữa, xây lắp:

+ Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường; kiểm tra các biên bản nghiệm thu công việc, cấu kiện có liên quan.

+ Kiểm tra các kết quả thí nghiệm, đo lường để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện, kết cấu bộ phận công trình, thiết bị. Công việc kiểm tra là bắt buộc đối với:

- Kết quả thử tải các loại bể chứa, thử áp lực đường ống…

- Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử máy móc thiết bị lắp đặt trong công trình: cấp điện, cấp nước, thoát nước, thang máy, điều hòa không khí trung tâm, báo cháy báo khói, chữa cháy, chống sét, quan sát – bảo vệ, mạng vi tính, điện thoạt, âm thanh, thiết bị của hệ thống điện tử, …

- Các tài liệu đo đạc kích thước hình học, tim, mốc, biến dạng, chuyển vị, thấm (nếu có), kiểm tra khối lượng kết cấu, bộ phận công trình.

+ Văn bản của tổ chức tư vấn thiết kế đồng ý thi công cọc đại trà sau khi có kết quả thí nghiệm cọc.

+ Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với tài liệu thiết kế được duyệt, với quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tương

ứng của Nhà nước hoặc của Ngành hiện hành và các quy định, chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất vật liệu, thiết bị công nghệ.

+ Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu. Lưu ý hồ sơ nghiệm thu giai đoạn phải tập hợp tài liệu pháp lý, tài liệu quản lý chất lượng theo danh mục quy định.

Khi đối tượng nghiệm thu có chất lượng đạt yêu cầu thiết kế được duyệt, phù hợp quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật được chấp thuận sử dụng, bảo đảm các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất và hồ sơ nghiệm thu đã được cơ quan Quản lý nhà nước về chất lượng có biên bản kiểm tra chấp thuận thì chủ đầu tư lập biên bản nghiệm thu theo phụ lục đi kèm.

Những người ký biên bản nghiệm thu phải là những người đại diện hợp pháp của cấp có thẩm quyền của các bên tham gia nghiệm thu.

Trong trường hợp có những thay đổi so với thiết kế được duyệt, có các công việc chưa hoàn thành, hoặc những hư hỏng sai sót (kể cả những hư hỏng, sai xót đã được sửa chữa), các bên có liên quan phải lập, ký, đóng dấu các bảng kê theo mẫu quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Bảng 4.14. Kết quả nghiệm thu tu bổ, sửa chữa công trình thủy lợi phía bắc Tỉnh Thái Bình

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%)

15/14 16/15 BQ Số công trình đã hoàn thành 120 125 141 104,17 112,80 108,40 Nghiệm thu công việc sửa chữa 118 122 135 103,39 110,66 106,96 Nghiệm thu hoàn thành giai đọan 115 122 133 106,09 109,02 107,54 Nghiệm thu hoàn thành công trình 113 120 129 106,19 107,50 106,85 Tổng số công trình đưa vào sử dụng 113 120 129 106,19 107,50 106,85 Nguồn: Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Thái Bình (2016)

Số lượng công trình thủy lợi đã hoàn thành tăng dần qua các năm. Năm 2014 có 120 công trình thủy lợi sửa chữa, xây lắp trên địa bàn bốn huyện đã hoàn thành, đến năm 2016 có 141 công trình hoàn thành.

Nghiệm thu hoàn thành giai đoạn năm 2014 là 115 công trình, đến năm 2016 là 133 công trình. Tốc độ phát triển bình quân 3 năm là 7,54%.

trình với tốc độ phát triển tăng bình quân là 6,85%.

Như vậy, cơ quan quản lý cơ bản nắm được tình hình nghiệm thu của các công trình xây dựng trên địa bàn. Số lượng công trình sửa chữa, xây lắp trên địa bàn mỗi năm được phân ra nhiều theo các tiêu chí khác nhau và cũng yêu cầu cách quản lý khác nhau.

4.1.3.5.Đánh giá công tác quản lý đầu tư xây dựng

Trong việc quản lý đầu tư XD công trình thủy lợi, vấn đề quản lý tài chính là rất nhậy cảm, việc minh bạch chỉ chiếm 65,22%, không minh bạch chiếm 34,78%. Việc quản lý giao thầu cho các đơn vị thi công được quản lý tốt chiếm 26,09%, ở mức bình thường 56,52%, mức kém chiếm 17,39%. Quản lý tiến độ rất kém, các công trình thường làm chậm tiến độ do công tác quản lý kém chiếm 43,48%, ở mức trung bình 52,17% và mức nhanh chiếm 4,35%.

Trong xây dựng các công trình việc quản lý chất lượng là rất cần thiết, trong khi đó công tác này thì tại Công ty KTCTTL Bắc Thái Bình chưa sát sao còn buông lỏng chiếm 34,78%, việc quản lý sát sao có 8,7%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 72 - 77)