Những bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý công trình thủy lợi ở Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 33 - 34)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý các công trình thủy lợi

2.2.3.Những bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý công trình thủy lợi ở Việt

2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý các công trình thủy lợi

2.2.3.Những bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý công trình thủy lợi ở Việt

Việt Nam nói chung và ở tỉnh Thái Bình nói riêng

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình thủy lợi hiện có phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp, dân sinh, kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay. Với định hướng trên trong những năm qua ở nước ta đã và đang xuất hiện một số mô hình quản lý mới, bước đầu đã mang lại hiệu quả rất đáng ghi nhận như mô hình quản lý khai thác công trình thủy lợi ở tỉnh Quảng Ngãi mà tác giả đã nêu trên. Nhưng bên cạnh những mô hình đạt hiệu quả tốt thì vẫn còn tồn tại nhiều tổ chức quản lý chưa đạt hiệu quả, còn nhiều bất cập trong quản lý vận hành. Từ những ví dụ về mô hình quản lý trên thế giới và những mô hình đạt hiệu quả tốt mà tác giả đã nêu trên ứng với điều kiện cụ thể của nước ta có thể học hỏi và vận dụng và rút ra những bài học kinh nghiệm vào quản lý vận hành ở Việt Nam cũng như tỉnh Thái Bình nói riêng.

Đối với cơ sở hạ tầng: Để quản lý vận hành CTTL đạt hiệu quả cao thì cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng. Từ lâu các nýớc trên thế giới đã áp dụng mô hình tưới tiêu công nghệ cao, quy mô về cơ sở hạ tầng hiện đại đáp ứng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước như mô hình tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt… Hiện nay, ở Việt Nam cũng như tỉnh Thái Bình nói riêng hệ thống công trình thủy lợi chủ yếu tập trung cung cấp nước cho cây lúa, phần lớn cây

trồng cạn chưa có tưới hoặc tưới bằng các biện pháp lạc hậu và lãng phí nước. Vì vậy, chúng ta nên học hỏi nước bạn để đầu tư những hệ thống CTTL có quy mô phù hợp với các biện pháp tưới tiêu tiên tiến tương ứng với điều kiện tưới tiêu ở nước ta.

Loại hình, tổ chức quản lý : Hiện nay bộ máy quản lý khai thác công trình thủy lợi ở Việt Nam còn cồng kềnh, đội ngũ cán bộ, nhân viên có xu hướng tăng, năng suất lao động thấp, chất lượng quản lý không cao. Vì vậy, chúng ta nên học hỏi quản lý và khai thác dự án tưới ở Colombia, mô hình quản lý tưới đơn giản, dễ quản lý vận hành, hoạt động đạt hiệu quả cao, người sử dụng nước tự chủ trong việc sử dụng nước, đảm bảo được sự công bằng trong việc phân phối nước.

Phương thức hoạt động: Ở Việt Nam tuy đã có một số tổ chức hoạt động theo phương thức đấu thầu, đặt hàng như một số tỉnh đã nêu trên nhưng vẫn còn đa số các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi hoạt động theo phương thức giao kế hoạch, công tác quản lý khai thác CTTL theo cơ chế này hạn chế quyền tự chủ của doanh nghiệp, mặt khác thiếu công cụ giám sát cho cơ quan nhà nước chuyên ngành. Chúng ta phải thay đổi đồng bộ, áp dụng những phương thức quản lý tiến tiến, đạt hiệu quả cao theo cơ chế thị trường, tạo sự cạnh tranh, công bằng, thu hút được đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân như một số nước trên thế giới đã làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý các công trình thủy lợi phía bắc tỉnh thái bình (Trang 33 - 34)