Năng lực cán bộ và trang thiết bị của BQLDA đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án phát triển đường giao thông nông thôn ở huyện mai châu và tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 103 - 105)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phân tích các yếu tố Ảnh hưởng đến quản lý dự án phát triển đường GTNT

4.2.1. Năng lực cán bộ và trang thiết bị của BQLDA đầu tư xây dựng

Có thể nói rằng, QLDA là sự tác động mang tính chủ quan của con người lên quá trình thực hiện dự án nhằm mục đích đảm bảo cho dự án đạt được các yêu cầu mong muốn về thời gian, chi phí, chất lượng, … Do đó, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý chính là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự hiệu quả của công tác QLDA. Yêu cầu về cán bộ quản lý phải có trình độ cao, năng lực tổng hợp về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, không chỉ về QLDA mà còn về kỹ thuật, vận tải, thiết kế, thi công, và khả năng nắm bắt tiếp thu công nghệ mới, công nghệ của nước ngoài. Tuy nhiên, qua tìm hiểu được biết nguồn nhân lực của Ban QLDA đầu tư xây dựng tỉnh Hòa Bình mới được thành lập chưa lâu, cán bộ viên chức phần lớn chuyển từ những nơi khác về, nhiều người có môi trường làm việc cũ khác hẳn với tính chất công việc của Ban, do vậy chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác QLDA nên khả năng xử lý công việc còn thiếu chủ động, lúng túng, chưa hiệu quả. Nhiều cán bộ chưa được đào tạo bài bản về QLDA, khả năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới còn hạn chế (Bảng 4.14).

BQLDA

Kiểm toán (Đối với DA

nhóm A, B)

Quyết toán cho các nhà thầu

Quyết toán công trình

Bảng 4.14. Năng lực trình độ cán bộ của Ban Quản lý dự án

TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1 Cán bộ được đào tạo qua lớp QLDA Người 09

2 Kỹ sư giao thông Người 8

3 Kỹ sư xây dựng Người 12

4 Kỹ sư thủy lợi Người 14

Tổng số Người 43

Nguồn: Ban QLDA đầu tư xây dựng tỉnh Hòa Bình (2018)

Về cơ sở vật chất, mặc dù đã nhận được nhiều sự quan tâm của UBND Tỉnh, tuy nhiên do mới được thành lập chưa lâu nên cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác QLDA ở Ban QLDA đầu tư xây dựng tỉnh Hòa Bình còn rất sơ sài, lạc hậu, khó có thể ứng dụng các công nghệ tiên tiến và vì vậy chưa phát huy được tác dụng hỗ trợ quá trình QLDA ở Ban. Cán bộ tại BQLD hiện nay chưa được trang bị các công cụ QLDA hiện đại. Phương tiện máy móc kỹ thuật và hệ thống thông tin liên lạc còn thiếu và thô sơ, không đủ đáp ứng nhu cầu quản lý các dự án lớn trên những địa bàn xa, thuộc vùng sâu của Huyện. Để có thể đánh giá được tình hình cơ sở vật chất phục vụ công tác QLDA của Ban quản lý dự án, chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát các cán bộ làm công tác quản lý theo số mẫu đã chọn. Kết quả cụ thể (Bảng 4.15).

Bảng 4.15. Đánh giá về tình hình cơ sở vật chất phục vụ quản lý dự án đầu

tư xây dựng giao thông nông thôn tại BQLDA đầu tư xây dựng tỉnh Hòa Bình

TT Chỉ tiêu Ý kiến

(n=72)

Tỷ lệ (%)

1 Cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ đáp ứng được nhu cầu công việc

30 41,6 2 Cơ sở vật chất thiếu thốn, không đáp ứng được

nhu cầu công việc 42 58,4

Nguồn: Kết quả điều tra (2018)

Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các ý kiến đều đánh giá rằng hiện nay cơ sở vật chất của BQL dự án đầu tư xây dựng còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. Trong thời gian tới, UBND tỉnh cần quan tâm, bố trí

nguồn kinh phí nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho BQL dự án để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án phát triển đường giao thông nông thôn ở huyện mai châu và tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)