Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý dự án phát triển đường giao thông nông thôn ở
4.1.7. Quản lý chất lượng, giám sát thi công
Các công trình đầu tư giao thông nông thôn sau khi xây dựng đưa vào khai thác, tuổi thọ của công trình cũng như khả năng đáp ứng được yêu cầu cho phương tiện tham gia giao thông theo dự án được duyệt, phụ thuộc vào hai giai đoạn: Lập thẩm định dự án, triển khai thực hiện xây lắp công trình và Quản lý trong quá trình khai thác (bảo trì, duy tu sửa chữa...). Các giai đoạn thực hiện trên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều chủ thể tham gia đảm bảo chất lượng cũng như tuổi thọ của công trình. Công tác quản lý chất lượng công trình giao thông nông thôn bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng trong các giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, bảo hành, bảo trì và xử lý sự cố công trình xây dựng.
Cụ thể: Trước khi thi công các công trình, Ban Quản lý dự án đã kiểm tra chất lượng vật liệu, giám sát chất lượng trong quá trình thi công, kiểm tra chất lượng công trình khi hoàn thành:
+ Kiểm tra chất lượng vật tư, vật liệu trước khi thi công (giai đoạn trước khi thi công): thực hiện các công việc như kiểm tra chất lượng, vật tư, thiết bị, cấu kiện, linh kiện…. sử dụng cho công trình; rà soát lại điều kiện năng lực các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quản lý chất lượng, của nhà thầu có phù hợp với các điều kiện cung cấp trong văn kiện hợp đồng.
+ Kiểm tra giám sát chất lượng trong quá trình thi công: kiểm tra, thống nhất về biện pháp thi công; kiểm tra nhân lực, máy móc thiết bị do nhà thầu; thống nhất với nhà thầu các giải pháp bổ sung để hiệu chỉnh biện pháp tổ chức thi công xây lắp; nhật ký thi công; kiểm tra an toàn lao động và vệ sinh môi trường; kiểm tra báo cáo các tài liệu về chất lượng do nhà thầu cung cấp theo quy định hợp đồng; kiểm tra, đánh giá chất lượng công việc hoàn thành và nghiệm thu
+ Kiểm tra chất lượng công trình khi hoàn thành (nghiệm thu đưa vào sử dụng): kiểm tra các báo cáo kết quả thí nghiệm đầu ra như: mẫu nén mác bêtông, thử áp lực..; kiểm tra các tài liệu làm căn cứ như biên bản nghiệm thu công việc, bộ phận… đồng thời chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu và lập phiếu yêu cầu chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu; tiến hành nghiệm thu bàn giao công trình sử dụng; các chứng nhận về sự phù hợp của công trình giao thông nông thôn…
Các công trình đầu tư giao thông nông thôn đưa vào sử dụng đã góp phần đáng kể đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội huyện Mai Châu và Tân Lạc trong thời kỳ đổi mới. Nhìn chung chất lượng công trình tại các dự án đầu tư khi đưa vào khai thác đã đáp ứng được yêu cầu, tuy nhiên cũng có không ít dự án khi vừa mới đưa vào sử dụng đã xuất hiện những hư hỏng tại một số hạng mục hoặc bộ phận công trình, kể cả trong quá trình xây dựng, gây bức xúc cho xã hội. Qua tìm hiểu thực tế về một số công trình đầu tư xây dựng giao thông nông thôn tại huyện Mai Châu và Tân Lạc, các công trình xây dựng tại xã Tân Dân xã Ngòi Hoa, xã Trung Hòa đưa vào sử dụng được một thời gian ngắn đã bị hư hỏng tại đoạn đường bê tông xóm Thung, (công trình được thi công và đưa vào sử dụng khoảng giữa năm 2014) mặc dù vừa được đưa vào sử dụng một thời gian ngắn, nhưng đoạn đường này đã xuống cấp nghiêm trọng, Điều này gây ra lãng phí nguồn vốn đầu tư của nhà nước khi công trình không phát huy được tác dụng, gây bức xúc trong nhân dân. Thiết nghĩ, trong thời gian tới Ban quản lý dự àn đầu tư xây dựng cần tăng cường chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng công trình giao thông nông thôn và đặc biệt chú trọng giám sát quá trình thi công công trình.
Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông nông thôn luôn được Ban quản lý dự án quan tâm vì lĩnh vực đầu tư xây dựng nói chung và đặc biệt là lĩnh vực đầu tư giao thông nông thôn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đặc biệt là ở các địa phương miền núi như huyện Mai Châu và Tân Lạc. BQL dự án đầu tư xây dựng đã giám sát tất cả mọi hoạt động trong chu trình đầu tư xây dựng dự án từ hoạt động đấu thầu đến tổ chức thi công, nghiệm thu bàn giao công trình.
Công tác giám sát hoạt động đấu thầu: Công việc khó khăn và phức tạp nhất của công tác quản lý đấu thầu là làm rõ tính minh bạch của việc đấu thầu.
Công tác giám sát đấu thầu là cơ sở cho việc đảm bảo các mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả. Hiệu quả trong đấu thầu là hiệu quả tổng hợp không chỉ đơn thuần là đạt được giá trúng thầu thấp mà còn ở chỗ nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm và giải pháp khả thi. Tuy nhiên, tại BQL dự án đầu tư xây dựng chưa tổ chức được bộ máy giám sát thực sự, do đó chất lượng báo cáo giám sát, đánh giá chỉ dừng lại ở mức độ liệt kê, thống kê, số liệu còn sơ sài, chưa đủ các thông tin cần thiết, chưa làm được chức năng phát hiện, phòng ngừa sai phạm (Bảng 4.11).
Bảng 4.11. Các sai phạm về đầu tư xây dựng giao thông nông thôn của huyện Mai Châu và Tân Lạc
TT Chỉ tiêu Số vi
phạm Hình thức xử lý
1 Sai phạm trong đấu thầu 3 Hủy kết quả đấu thầu 2 Thi công thiếu khối lượng 2 Yêu cầu bổ sung khối lượng 3 Thi công chậm tiến độ 1 Đẩy nhanh tiến độ
4 Dự toán tính sai vượt khối lượng 2 Thu hồi vốn đầu tư vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý 5 Nhật ký ghi chép chưa đầy đủ 5 Yêu cầu bổ sung
Nguồn: BQL dự án, tỉnh Hòa Bình (2018)
Quá trình thi công công trình cũng luôn được thanh tra, kiểm tra chặt chẽ. Tuy nhiên, BQL dự án đầu tư xây dựng vẫn còn để xảy ra một số sai phạm như: Thi công thiếu khối lượng (công trình đường liên xã từ trung tâm xã Trung Hòa đi xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc), dự toán tính sai vượt khối lượng. Trách nhiệm chính thuộc về các đơn vị tư vấn khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật và các đơn vị thẩm tra thiết kế, dự toán và Ban Quản lý dự án, trong quá trình giám sát thi công công trình còn có thiếu sót, chưa thực sự chặt chẽ. Đồng thời có nguyên nhân khách quan do các công trình xây dựng trên địa bàn rộng, địa hình khó khăn, nhiều công trình được triển khai thi công cùng thời điểm, ảnh hưởng đến việc kiểm tra, giám sát thi công công trình của Ban Quản lý dự án. Năm 2016, thanh tra các dự án đã thu hồi tổng số tiền 325 triệu đồng nộp vào tài khoản tạm
giữ, chờ xử lý của Thanh tra tỉnh Hòa Bình tại Kho bạc Nhà nước Hòa Bình để nộp ngân sách Nhà nước.
Bên cạnh đó, còn một số sai phạm như nhật ký thi công ghi chép chưa đầy đủ, chưa chi tiết. Một số công trình chậm triển khai thi công; một số công trình phải được thiết kế điều chỉnh, bổ sung khối lượng, đảm bảo việc thi công các công trình hoàn thành, phù hợp với thực tế, việc vận hành, sử dụng an toàn, đạt chất lượng, hiệu quả. Thiết nghĩ, trong thời gian tới Ban Quản lý dự án cần đôn đốc các nhà thầu tư vấn khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật một cách chi tiết, đảm bảo quy định của pháp luật. Đối với nhà thầu thi công đề nghị thi công bổ sung khối lượng theo đúng thiết kế của công trình.