Phần 1 Mở đầu
2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý dự án phát triển đường giao thông nông thôn
GIAO THÔNG NÔNG THÔN
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý dự án phát triển đường giao thông nông thôn của một số địa phương tại Việt Nam
2.2.1.1. Kinh nghiệm của huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
Ngay khi bước vào kế hoạch thực hiện xây dựng đường GTNT, chính quyền và người dân địa phương tại khắp các huyện của tỉnh đều nỗ lực, chung
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án
Các nhân tố khách quan
Các nhân tố thuộc chủ thể thể QLDA
Các nhân tố thuộc đối tượng QLDA
Năng lực đơn vị nhà thầu Phối hợp cơ quan đơn vị, GPMB và có sự tham gia của người dân Năng lực kinh nghiệm của BQLD A Cơ sơ vật chất của BQLDA Quy mô tính chất địa điểm thực hiện dự án, Nguồn vốn cấp cho dự án
sức tạo nên một khí thế sôi nổi. Huy động mọi nguồn lực để thực hiện với những giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn. Tất cả các địa phương đều hưởng ứng phát động phong trào, vận động hiến đất, ngày công, vật liệu….
Trước khi xây dựng mỗi tuyến đường, nhân dân đều họp bàn, dự trù kinh phí, mức đóng góp của từng hộ để làm đường theo tiêu chuẩn đường nông thôn mới. Mỗi gia đình đóng góp từ 4 đến 6 triệu đồng để làm đường, những hộ có điều kiện kinh tế thì ủng hộ thêm. Trong quá trình thi công, nhân dân cử người đại diện giám sát cộng đồng theo quy hoạch của xã và đảm bảo chất lượng.
Huyện Kim Bôi, luôn thực hiện tốt công tác quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra giám sát” tích cực huy động mọi nguồn lực, trong đó lấy nguồn lực từ dân là chính để xây dựng hạ tầng cơ sở, nêu cao tính tiên phong gương mẫu của cán bộ để mọi người làm theo. Do đó, khi nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh rất khiêm tốn thì nhiều cá nhân, tổ chức đã đóng góp từ vài chục đến vài trăm triệu để xây dựng đường GTNT.
2.2.1.2. Kinh nghiệm của huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình
Ngay sau khi tiếp nhận Nghị quyết 01 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển GTNT; Kế hoạch 10691 của UBND tỉnh về phát triển GTNT giai đoạn 2011-2015, Lạc Thủy đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chương trình phát triển GTNT rộng rãi trong toàn huyện. Công tác tuyên truyền, vận động được đẩy mạnh. Một trong những thuận lợi của Lạc Thủy trong phát triển GTNT là sự đồng tình ủng hộ, sẵn sàng vào cuộc, đóng góp sức người sức của cho phát triển GTNT của người dân bởi họ nhận thức rằng các điều kiện hạ tầng điện, đường, trường, trạm là thiết yếu và cần thiết trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ. Do vậy, việc hiến đất làm các công trình cơ sở hạ tầng, đặc biệt là GTNT chính là phục vụ quyền lợi và đời sống của nhân dân. Để phát triển GTNT, việc huy động vốn đã được thực hiện bằng các hình thức đa dạng, tranh thủ được các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh, lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án như: Chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình 135, vốn huy động từ các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và sự đóng góp của nhân dân. Năm 2014 một số tuyến đường giao thông quan trọng trên địa bàn huyện được đẩy nhanh tiến độ thi. Bên cạnh việc đầu tư cải tạo nâng cấp, công tác duy tu đường GTNT cũng được huyện triển khai thực hiện có hiệu quả. Ban chỉ đạo
phát triển GTNT từ huyện đến xã, thị trấn luôn bám sát tình hình thực tế để chỉ đạo, kiểm tra, phát hiện và sửa chữa kịp thời những hư hỏng, đảm bảo tốt nhất việc đi lại, vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường… Bằng nhiều hình thức như ủng hộ vật tư, thiết bị máy móc, phương tiện, tiền mặt, hiến đất, cây cối, hoa màu, ngày công lao động… đã huy động được từ sức dân trị giá 7,5 tỷ đồng cho phát triển GTNT. Điển hình cho phong trào này là các xã: Thanh Lương, Cao Thắng, Phú Lão, Thanh Nông, Phú Thành, …Kết quả trong phát triển GTNT ở Lạ Thủy đã được khẳng định. Nhưng hạn chế hiện nay là vấn đề bảo vệ, bảo trì công trình đưa vào khai thác sử dụng chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến nhiều tuyến đường còn bị xe quá tải làm hỏng, nhiều đoạn đường bị đọng nước, đất vùi lấp rãnh chậm được xử lý, khắc phục… Năm 2017, huyện Lạc Thủy tiếp tục xác định phát triển GTNT là nhiệm vụ quan trọng trong khâu đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành chỉ tiêu cứng hóa đường GTNT. Phát triển GTNT theo quy hoạch, thứ tự ưu tiên và nâng cao chất lượng các tuyến đường để kết nối với hệ thống giao thông liền kề; gắn quy hoạch phát triển GTNT với quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án, phối hợp với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng có liên quan như lưới điện, cấp nước, thủy lợi để tranh thủ nguồn vốn cho phát triển GTNT.
2.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho địa phương ở huyện Mai Châu và Tân Lạc Tân Lạc
- Làm tốt việc quy hoạch phát triển giao thông nông thôn.
- Tích cực trong việc chủ động huy động nguồn nội lực để đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân trong đầu tư xây dựng giao thông nông thôn.
- Phát triển GTNT theo quy hoạch, thứ tự ưu tiên và nâng cao chất lượng các tuyến đường để kết nối với hệ thống giao thông liền kề; gắn quy hoạch phát triển GTNT với quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án, phối hợp với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng có liên quan như lưới điện, cấp nước, thủy lợi để tranh thủ nguồn vốn cho phát triển GTNT.
phân cấp công tác quản lý duy tu, bảo trì đường cần được thiết lập và phải có đơn vị đầu mối trong quản lý bảo trì đường giao thông nông thôn.
- Bố trí ngân sách đảm bảo cho công tác quản lý bảo trì từ nguồn ngân sách địa phương.
- Cần theo dõi cập nhật một cách có hệ thống để có những thay đổi và điều chỉnh chính sách cho kịp thời nhất thiết phải xây dựng một hệ thống thông tin về giao thông địa phương để công tác quản lý giao thông nông thôn ngày càng sát với thực tế.
- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong công tác xây dựng cũng như bảo trì giao thông nông thôn.
- Đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhận lực cho hệ thống quản lý; chú trọng đào tạo cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý đầu tư, quản lý bảo trì cho cán bộ quản lý giao thông nông thôn.