Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý dự án phát triển đường giao thông nông thôn ở
4.1.4. Lập và thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư GTNT
4.1.4.1. Đối với công tác lập dự án đầu tư
Việc đầu tư xây dựng các dự án GTNT đều xuất phát từ nhu cầu đi lại của người dân, từ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền và từ nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, từ chiến lược, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh, của huyện cũng như các quy hoạch có liên quan như quy hoạch xây dựng NTM, quy hoạch phát triển GTNT…
Căn cứ vào các ý tưởng này, BQL dự án sẽ tiến hành xúc tiến các công việc để xin chủ trương đầu tư, lập dự án chuẩn bị đầu tư. Mọi công tác chuẩn bị dự án, lập dự án đầu tư, Ban QLDA huyện đều tuân theo Nghị đinh 59/2015/NĐ- CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ.
Quy trình lập dự án đầu tư tại Ban QLDA như sau:
BQL dự án huyện sẽ phân công bộ phận kỹ thuật tiến hành lập đề cương dự án sơ bộ nhằm phác họa ý tưởng sơ bộ về giá trị đầu tư, công nghệ; đề cương chi tiết… để trình cấp thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
Cấp thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng là UBND tỉnh Các báo cáo này đều tuân theo quy định của Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ.
Về nội dung hồ sơ dự án: Nhìn chung các Báo cáo NCTKT, Báo cáo NCKT do các Đơn vị tư vấn lập theo các quy định hiện hành. Cụ thể như:
+ Với nội dung Báo cáo NCTKT (Báo báo đầu tư XDCT): từ trước đến nay các dự án đầu tư GTNT của Ban QLDA huyện chưa tiến hành lập báo cáo tiền khả khi cho các dự án.
Nội dung Báo cáo NCKT (Dự án đầu tư XDCT) gồm: Phần thuyết minh dự án và Phần thiết kế cơ sở. Trong đó:
(i) Phần thuyết minh dự án: tùy theo từng dự án mà kết cấu BCKT có thể khác nhau. Tuy nhiên nội dung cơ bản của phần thuyết minh của các dự án tại Ban gồm: phần giới thiệu tổng quan về đặc điểm kinh tế, đất đai, dân số, vị trí địa lý, địa chất, địa hình, thủy văn, các quy hoạch liên quan, các căn cứ pháp lý... hiện trạng chất lượng đường, độ lún của đất, hệ thống thoát nước... Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; quy mô, địa điểm, hình thức đầu tư, các giải
pháp kỹ thuật công nghệ cấp nước, phân tích tài chính, hiệu quả kinh tế, xã hội, tổng mức đầu tư …(ii) Phần thiết kế cơ sở (TKCS) gồm: Thuyết minh TKCS và bản vẽ TKCS (Bảng 4.5).
Bảng 4.5. Hình thức lập dự án của môt số dự án đầu tư GTNT huyện Mai Châu Và Tân Lạc
TT Tên dự án Giá trị theo BC NCKT (Tỷ. VNĐ) Báo cáo tiền khả thi Báo cáo khả thi Thiết kế cơ sở (Thiết kế 2 bước) 1
Thi công xây dựng công trình giao thông liên xã Trung Hòa đi Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc
41,720 Không Có Có
2
Đường từ xóm Diềm 1 đi xóm Cải, xóm Đoi, xã Tân Dân, huyện Mai Châu
25,839 Không Có Có
Nguồn: BQL dự án ĐT-XD tỉnh Hòa Bình (2018)
Qua tìm hiểu được biết, thời gian thực hiện lập dự án đầu tư giao thông nông thôn trên địa bàn huyện thường kéo dài, theo ý kiến đánh giá thu thập được 46,6 % ý kiến cho rằng công tác lập dự án chậm. Việc kéo dài trên cũng ảnh hưởng đến chi phí của xây dựng của dự án. Lý do việc kéo dài kéo do kế hoạch phẩn bổ vốn hàng năm để thực hiện các dự án, năng lực của nhà thầu thiết kế còn hạn chế.
4.1.4.2. Về công tác thẩm định dự án đầu tư
Thời gian vừa qua, công tác thẩm định dự án đầu tư giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Mai Châu và Tân Lạc đã căn cứ vào các quy định như: Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP; Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
Trên cơ sở các quy định của Pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, BQLDA tiến hành tổ chức thẩm định DAĐT đối với các dự án đầu tư giao thông nông thôn thuộc thẩm quyền của mình quy định tại Quyết định số 35 /2017/QĐ- UBND ngày 26 tháng 10 năm 2017 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc ban hành Quy định về thẩm định và phê duyệt dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Kết quả thẩm định trình cấp thẩm quyền cao hơn là Sở KH&ĐT đại diện cho UBND tỉnh để tiến hành thẩm định. Thực trạng công tác thẩm định DAĐT của Ban được đánh giá trên các nội dung chính là:
- Tổ chức thẩm định dự án: Đối với các dự án đầu tư giao thông nông thôn sử dụng vốn trong nước và thẩm quyền quyết định thuộc về UBND tỉnh Hòa Bình thì công tác thẩm định dự án đầu tư được giao cho Sở Giao thông vận tải và Sở Kế hoạch và Đầu tư đảm nhiệm. Công tác thẩm định DAĐT giao thông nông thôn trong thời gian qua thực hiện theo các quy định của Luật xây dựng và Nghị định số Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Đối với các dự án lớn không thuộc thẩm quyền của các huyện hoặc dự án có sử dụng nguồn vốn ODA thì quyền quyết định thuộc về UBND tỉnh Hòa Bình, đơn vị trực tiếp tham mưu cho UBND tỉnh thẩm định dự án là phòng thẩm định dự án thuộc Sở KH&ĐT tỉnh Hòa Bình thẩm định. Song song với việc thẩm định dự án của phía Việt Nam thì theo quy trình của từng nhà tài trợ thì các dự án đều phải được các nhà tài trợ tiến hành các thủ tục tiền thẩm định và thẩm định dự án tùy theo quy định của từng nhà tài trợ.
+ Quy trình tổ chức thẩm định: Trên cơ sở hồ sơ dự án được tư vấn lập theo đúng quy định, Phòng Kinh tế - Hạ tầng ở huyện tiến hành thực hiện thành lập hội đồng thẩm định và tiến hành thẩm định và trình cho chủ tịch UBND huyện ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư. Hội đồng thẩm định của phòng Kinh tế Hạ tầng huyện gồm cán bộ kỹ thuật của phòng, đại diện các phòng ban có liên quan.
Đối với các dự án có nguồn vốn lớn thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh ra quyết định đầu tư thì UBND tỉnh mà trực tiếp là phòng thẩm định thuộc Sở KH&ĐT sẽ chủ trì và mời các sở ban ngành có liên quan như Sở Xây Dựng, Sở Giao thông, Sở Tài Chính, Sở Tài Nguyên Môi Trường…. tham gia vào hội đồng thẩm định. Sau khi có ý kiến của hội đồng thẩm định, đơn vị lập BCKT sẽ điều
chỉnh và trình cho chủ đầu tư trình sở KH&ĐT và UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư.
+ Căn cứ thẩm định dự án: việc thẩm định dự án ở Ban QLDA dựa vào các văn bản, quy định về quản lý đầu tư xây dựng như: Nghị định 59/2015 ngày 18/06/2015 quy định chi tiết một số nội dung thi hành Luật Xây dựng năm 2014 về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Luật xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 nêu rõ nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng: Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của từng địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu. Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng; Nghị định số 47/2014/NĐ – CP ngày 1505/2014 về quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ hướng dẫn Luật Xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng; về bảo trì công trình xây dựng và giải quyết sự cố công trình xây dựng; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 60 Luật Xây dựng; Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định quản lý nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu; Nghị định 63/2014/NĐ – CP của Chính phủ hướng dẫn Luật đấu thầu của Chính phủ ban hành ngày 26/06/2014 quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu khi thực hiện các gói thầu của Luật đấu thầu; Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình ; Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây Dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình; Và các văn bản liên quan khác; Các tiêu chuẩn kỹ thuật về xây dựng đường dân sinh như: Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng: Tiêu chuẩn TCXDVN 33-2006, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam số 05:2008/BXD....và các quy chuẩn, tiêu chuẩn khác có liên quan. Các định mức, báo giá quy phạm của của ngành, Chính phủ đã chính thức ban hành để thực hiện, các ý kiến của các cơ quan chuyên ngành liên quan.
+ Thẩm định các yếu tố về pháp lý: Nhìn chung, việc thẩm định nội dung này được thực hiện đầy đủ và khá tốt do có đầy đủ các căn cứ pháp lý và trên cơ sở quy hoạch, định hướng phát triển của ngành, lĩnh vực và đây là nội dung thẩm định cơ bản và cần thiết cho tất cả các dự án. Tuy nhiên nội dung này các cán bộ thẩm định chỉ nêu các văn bản, hồ sơ làm cơ sở để thẩm định, chứ không nhận xét xem hồ sơ dự án có đáp ứng theo quy định.
+ Thẩm định chất lượng hồ sơ và tổng mức đầu tư: trong phần này cán bộ thẩm định chỉ nêu tổng mức đầu tư được lựa chọn tính toán hợp lý, phù hợp với các thông số kỹ thuật - công nghệ dùng để thi công công trình, điều kiện tài chính của Chủ đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương; cơ sở xác định các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư được tính toán trên cơ sở các văn bản pháp lý của Nhà nước quy định, có áp dụng thực tiễn tại địa phương; hồ sơ dự án đầu tư đầy đủ các điều kiện để thẩm tra theo quy định hiện hành.
+ Về kết quả thẩm định: cán bộ thẩm định chỉ nêu ra các chi phí của dự án, kết quả thẩm định tăng hay giảm, nguyên nhân tăng giảm.
+ Về kết luận kiến nghị: dựa trên các vấn đề thẩm định nêu trên, trong phần kết luận và kiến nghị, cán bộ thẩm định kết luận dự án đáp ứng các quy định của pháp luật, đề nghị chủ đầu tư phê duyệt.
- Phương pháp thẩm định dự án: Thời gian qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải thực hiện thẩm định chủ yếu vẫn mang tính chất kinh nghiệm trên cơ sở trình độ, kỹ năng của cán bộ. Phương pháp chung để tiến hành thẩm định được cán bộ thực hiện là so sánh, đối chiếu nội dung của dự án với các chuẩn mực đã được quy định bởi Pháp luật (Luật XD, Đầu tư, các Nghị định, Thông tư, các Văn bản liên quan..). Đối với phương pháp thẩm định cụ thể để tiến hành thẩm định được cán bộ thực hiện trong thời gian qua là: phương pháp đối chiếu, so sánh truyền thống các nội dung cũng như các chỉ tiêu của dự án dựa hoàn toàn trên các số liệu được nêu trong hồ sơ dự án của tư vấn lập với các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy định của nhà nước.
Kết quả điều tra khảo sát lấy ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp đối với công tác thẩm định dự án đầu tư GTNT trên địa bàn huyện Mai Châu và huyện Tân Lạc cho thấy tuy phần lớn các ý kiến cho rằng công tác thẩm định là đúng quy trình nhưng thời gian thẩm định còn kéo dài, kết quả thẩm định còn nhiều ý kiến cho rằng không khách quan (Bảng 4.6).
Bảng 4.6. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư đường GTNT trên địa bàn huyện Mai Châu và Tân Lạc
TT Chỉ tiêu (n=50) Đồng ý Tỷ lệ (%) Không đồng ý Tỷ lệ (%) Khác Tỷ lệ (%) 1 Công tác thẩm định đúng quy trình 47 94 2 4 1 2 2 Thời gian thẩm định nhanh chóng 20 40 28 56 2 4 3 Kết quả thẩm định khách quan 23 46 25 50 2 4
Nguồn: Số liệu điều tra năm (2018)