Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chất lượng giám sát thi công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án phát triển đường giao thông nông thôn ở huyện mai châu và tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 120 - 122)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các giảipháp quản lý dự án phát triển đường GTNT

4.3.5. Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chất lượng giám sát thi công

4.3.5.1. Tăng cường công tác kiểm tra

Tuỳ tình hình cụ thể của từng dự án đầu tư GTNT có thể thanh tra, kiểm tra từng khâu hoặc tất cả các khâu của quá trình đầu tư và xây dựng. Để công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc quản lý đầu tư xây dựng GTNT có hiệu quả, theo tác giả cần phải thực hiện một số nội dung sau:

- Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo về tình hình thực hiện đầu tư xây dựng GTNT. Để kiểm soát chặt chẽ tình hình thực hiện đầu tư cũng như tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng GTNT cần xây dựng một hệ thống thông tin báo cáo một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác. Công khai hoá tất cả các thông tin về tình hình phân bổ và sử dụng vốn trong đầu tư GTNT ở tất cả các cấp, ngành, về kế hoạch, dự toán, quyết toán vốn đầu tư ở từng công trình, dự án, từng đơn vị. Khắc phục tình trạng các đơn vị chủ đầu tư không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời về tình hình thực hiện các dự án đầu tư tại đơn vị; tình trạng các đơn vị chủ đầu tư không tổng hợp hoặc tổng hợp không đầy đủ kịp thời về tình hình thực hiện đầu tư cho các cơ quan quản lý. Xây dựng hệ thống báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, báo cáo thống kê, báo cáo kế toán một cách hợp lý, khoa học. Trang bị phương tiện thông tin hiện đại: máy vi tính, fax, điện thoại, internet. Tổ chức con người để thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin. Phân công, phân cấp, tổ chức bộ máy thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin. Xây dựng định chế bắt buộc phải công khai thông tin khi đầu tư xây dựng GTNT.

- Xây dựng qui trình kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình bỏ vốn đầu tư xây dựng GTNT.

+ Kiểm soát trước khi bỏ vốn đầu tư. Trước khi bỏ vốn đầu tư, việc giám sát được thông qua quá trình lập dự án đầu tư, lập kế hoạch vốn đầu tư. Để giám sát được quá trình này, trước hết phải đưa ra các qui định, tiêu chuẩn, chỉ tiêu bắt buộc phải thực hiện một cách cụ thể, rõ ràng. Các qui định xử phạt cụ thể khi không thực hiện đúng qui định đặt ra. Để tạo thế chủ động cho đơn vị cơ sở, việc giám sát này được giao toàn quyền cho các chủ đầu tư.

+ Kiểm soát trong khi bỏ vốn đầu tư. Trong khi bỏ vốn đầu tư, trách nhiệm giám sát vốn đầu tư vẫn chủ yếu thuộc về chủ đầu tư. Ngoài ra, cơ quan thanh toán (Kho bạc Nhà nước) chịu trách nhiệm kiểm soát trước khi trả tiền đảm bảo tiền chi trả đúng mục đích, đúng hợp đồng mà chủ đầu tư đã ký với nhà thầu.

Việc giám sát trong khi bỏ vốn đầu tư phải đảm bảo thông thoáng, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Trách nhiệm của người thanh toán vốn chỉ dừng lại trên hồ sơ đề nghị thanh toán vốn, còn sai lệch thực tế giữa thực tế so với hồ sơ thì người thanh toán sẽ không chịu trách nhiệm.

+ Kiểm soát sau khi bỏ vốn đầu tư. Cần phải xác định sau khi bỏ vốn là khi nào, sau khi chi tiền hay sau khi dự án hoàn thành. Đây cũng chính là đặc trưng và là một khó khăn trong việc kiểm soát vốn đầu tư xây dựng GTNT. Trong đầu tư XDCB nói chung, tiền đầu tư thường được chi ra từng phần, đến khi có được sản phẩm hoàn chỉnh nên rất khó đánh giá. Cần phải kiểm soát ngay sau khi thanh toán và nâng cao tính pháp lý, trách nhiệm trong từng lần thanh toán. Xoá bỏ tâm lý là phải chờ đến khi quyết toán xong mới kiểm tra và sau khi quyết toán nếu xác định ra sai phạm mới xử lý trách nhiệm.

- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát:

Một dự án đầu tư có thể có nhiều đơn vị kiểm tra, thanh tra như cơ quan chủ quản kiểm tra, cơ quan thanh tra kiểm tra, cơ quan Kiểm toán nhà nước kiểm tra, cơ quan Kiểm sát kiểm tra, cơ quan điều tra kiểm tra. Với từng cơ quan kiểm tra trách nhiệm không rõ ràng gây ra nhiều khó khăn, chồng chéo, ảnh hưởng đến quá trình đầu tư GTNT của chủ đầu tư.

Để khắc phục tình trạng này, cần phải phân chia thành 2 loại kiểm tra đó là kiểm tra thường xuyên theo định kỳ và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm. Đối với loại kiểm tra thường xuyên theo định kỳ cần phải thực hiện theo kế hoạch. Chức năng kiểm tra thường xuyên chỉ nên giao cho cơ quan chủ quản, cơ quan Thanh tra và cơ quan Kiểm toán nhà nước. Tất cả các cuộc kiểm tra đều phải nằm trong kế hoạch thống nhất.

4.3.5.2. Tăng cường công tác giám sát chất lượng thi công

Cùng với sự phát triển không ngừng về cơ sở hạ tầng và nền kinh tế xã hội, cơ chế quản lý xây dựng cơ bản cũng được đổi mới kịp thời với yêu cầu, do đó xét về mức độ tổng thể của chất lượng dịch vụ và chất lượng công trình không ngừng được nâng cao. Công tác quản lý chất lượng đã ngày càng được mọi người coi trọng, tuy nhiên trách nhiệm toàn diện đối với công tác quản lý chất lượng không chỉ thuộc về CĐT và nhà thầu mà cần thiết có sự phối hợp chặt chẽ của các chủ thể tham gia, trong đó cần phải kể đến Ban QLDA. Để nâng cao chất lượng công tác quản lý chất lượng công trình, Ban QLDA cần thiết phải thực

- Cử cán bộ có chuyên môn tham gia giám sát hiện trường, nhà thầu và tư vấn giám sát. Cán bộ tham gia giám sát phải là người có phảm chất đạo đức và tâm huyết nghề nghiệp tốt, có kinh nghiệm quản lý hiện trường và có chứng chỉ hành nghề theo quy định.

- Cần thiết phải trang bị máy móc kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ cho con người trong việc kiểm tra giám sát chất lượng công trình.

- Có chế độ đãi ngộ thích đáng với trách nhiệm được giao để họ yên tâm thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của mình.

- Có kế hoạch kiểm tra hàng tuần, hàng quý của cơ quan quản lý cấp trên và tổ chức những cuộc họp công trường để nhận được những ý kiến đóng góp từ công nhân và những người người lao động trực tiếp để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Hàng ngày, cán bộ giám sát có trách nhiệm báo cáo với Ban lãnh đạo Ban QLDA về tiến độ và tình hình triển khai công việc, trong đó có những nhận xét sơ bộ về việc áp dụng các quy trình, quy phạm trong quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời lên kế hoạch của những công việc sắp triển khai.

- Thường xuyên kiểm tra chất lượng vật tư, nguyên liệu cho quá trình thi công công trình. Kiểm tra điều kiện làm việc, chế độ bảo hộ lao động cho người lao động.

Trong khi thi công, Ban cần giám sát chặt chẽ công tác thi công, hoàn trả hiện trạng để ngăn chặn kịp thời việc thi công ẩu không đảm bảo chất lượng công trình, thi công gây ảnh hưởng, hư hỏng của người dân, gây khó khăn trong sinh hoạt, đi lại cho người dân, gây hư hỏng tài sản của người dân. Nếu làm được điều này sẽ giảm thiểu rủi ro chậm tiến độ, kém chất lượng của các công trình, sẽ có uy tín đối với các cơ quan, ban ngành liên quan nên sẽ dễ dàng trong việc phối hợp giữa các bên trong thi công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án phát triển đường giao thông nông thôn ở huyện mai châu và tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)