Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý dự án phát triển đường giao thông nông thôn ở
4.1.6. Quản lý tiến độ thời gian thực hiện dự án
Qua tìm hiểu được biết Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng đã thực hiện việc quản lý tiến độ các dự án đầu tư GTNT theo nội dung của Luật xây dựng 2014 và nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Cụ thể công tác Quản lý tiến độ thi công thuộc dự án đầu tư xây dựng GTNT như sau:
- Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt.
- Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm.
- Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải
- Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án.
- Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư đê đưa ra quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án.
- Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở bảo đảm chất lượng công trình.
- Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu qquả cao hơn cho dự án thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng. Trường hợp kéo dài tiến độ xây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm hợp đồng.
Yêu cầu chung khi lập và quản lý tiến độ của dự án: Tiến độ thi công sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được chủ đầu tư ký hợp đồng, sẽ được đem ra thực hiện trên công trường xây dựng. Giống như mô hình quản lý chất lượng công trình xây dựng, có hai chủ thể tham gia quản lý tiến độ là nhà thầu (tự quản lý tiến độ thông qua hợp đồng đã ký kết) và chủ đầu tư (mà đại diện là tư vấn giám sát). Yêu cầu đối với hai chủ thể như sau:
a) Yêu cầu đối với nhà thầu
- Dựa trên tiến độ đã được duyệt, chủ động đưa ra tiến độ từng tuần, kỳ theo niên lịch;
- Sau một chu kỳ làm việc quy ước (1 tuần, 10 ngày hoặc 1 tháng) phải cập nhật thông tin trong quá trinh kiểm soát tiến độ, để đưa ra một báo cáo. Nội dung báo cáo gồm:
+ Khối lượng hoàn thành công việc thực tế so với kế hoạch theo tiến độ; + Nếu tiến độ bị chậm, phải tìm ra nguyên nhân làm chậm tiến độ và có biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế đến mức thấp nhất sự chậm trễ tiếp theo;
+ Hội ý thường xuyên với các bộ phận chức năng của công trường (ban chỉ huy, bộ phận kỹ thuật, kế hoạch và tư vấn giám sát để cùng khống chế tiến độ.
Tư vấn giám sát chủ động tham gia vào quá trình kiểm soát, khống chế tiến độ với nhiều mức độ như kiểm tra, góp ý với nhà thầu, nếu cần phải can
thiệp mạnh bằng cách đề xuất các biện pháp xử lý khi bị chậm tiến độ, hoặc cùng với nhóm tiến độ của nhà thầu lập kế hoạch cho từng chu kỳ công tác, với phưomg châm phòng ngừa tích cực, để khống chế tiến độ hoàn thành đúng kế hoạch. Trách nhiệm của giám sát tiến độ gồm:
Hình 4.2. Quy trình quản lý tiến độ các dự án đầu tư GTNT
- Chuẩn bị khởi công: Sau ngày thông báo trúng thầu thi công, dựa theo ngày quy định trong hợp đồng phải gửi thông báo khởi công;
Nhà thầu Tiến độ tuần (1) Giám sát Thực hiện - Không tốt, xử lý - Bất khả kháng (Kéo dài tiến độ)
- Cơ hội tốt - Rút ngắn tiến độ Kiểm tra Tiến độ tuần (2) Thực hiện Kiểm tra Chu kỳ sau Tiến độ kế hoạch Nhóm tiến độ nhà thầu Nhóm tư vấn giám sát tiến độ - +
- Xét duyệt kế hoạch tiến độ thi công: Sau ngày thông báo trúng thầu thi công, nhà thầu giao nộp kế hoạch tiến độ thi công cho kỹ sư giám sát đúng ngày quy định, sau khi kỹ sư giám sát phê duyệt, phải coi đó là một bộ phận của hợp đồng;
- Kiếm tra và giám sát việc thực hiện tiến độ: Nếu tiến độ thi công của nhà thầu không kịp kế hoạch tiến độ được duyệt thì phải yêu cầu nhà thầu tìm biện pháp để đảm bảo kế hoạch tiến độ đã được duyệt;
- Thời gian đã duyệt bị kéo dài: Nếu tiến độ của nhà thầu bị kéo dài do những nguyên nhân ngoài bản thân nhà thầu thì kỹ sư giám sát dựa vào điều kiện họp đồng duyệt kéo dài thời gian, nếu không nhà thầu sẽ bị đình chỉ thanh toán hoặc bồi thường tổn thất do sai tiến độ.
Qua nghiên cứu một số dự án trọng điểm về đầu tư GTNT ở huyện Mai Châu và Tân Lạc do, BQL dự án đầu tư xây dựng trực tiếp làm chủ đầu tư quản lý thì tiến độ cụ thể của các dự án như sau (Bảng 4.10):
Bảng 4.10. Tiến độ thi công của các dự án đầu tư GTNT trên địa bàn huyện Mai Châu và Tân Lạc
Dự án TG thi công theo kế hoạch (Ngày) TG hoàn thành thực tế (Ngày) Số (Ngày) Nhanh Chậm
Đường từ xóm Diềm 1 đi xóm Cải, xóm Đoi Nà Bó, xã Tân Dân, huyện Mai Châu
400 450 50
Dự án 2: Đường từ trung tâm xã Trung Hòa đi xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc
450 480 30
Nguồn: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng (2018)
Như vậy, có thể thấy mặc dù là các công trình trọng điểm đầu tư GTNT nhưng các công trình tại 2 dự án (Bảng 4.10) đều bị chậm tiến độ.
Các nhân tố chính làm chậm tiến độ thi công
+ Các dự án thường chậm do khâu GPMB chưa xong dẫn đến chậm bàn giao mặt bằng thi công.
+ Nhà thầu thi công chưa đủ mạnh về nhân lực, năng lực, biện pháp tổ chức thi công chưa khoa học và hạn chế về vốn, thi công cầm chừng trông chờ vào vốn cấp theo kế hoạch hàng năm của Nhà nước
+ Do các yếu tố khách quan như thời tiết xấu, mưa lũ làm chậm quá trình thi công dẫn đến dự án chậm tiến độ. Mặc dù vậy, qua tìm hiểu được biết chủ đầu tư đã phối hợp cùng đơn vị thi công cố gắng khắc phục khó khăn và đã hoàn thành các công trình trước mùa mưa bão vừa qua. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nhân dân đi lại dễ dàng, phát triển giao thương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mai Châu và huyện Tân Lạc