Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý dự án phát triển đường giao thông nông thôn ở
4.1.2. Xác định danh mục dự án đầu tư giao thông nông thôn ở huyện Ma
Châu và Tân Lạc
Căn cứ vào sự phát triển giao thông giai đoạn 2016 – 2020, của huyện Mai Châu và huyện Tân Lạc đã xây dựng quy hoạch đối với việc đầu tư giao thông nông thôn trên địa bàn huyện. Cụ thể như sau:
Về quan điểm phát triển:
Phát triển giao thông nông thôn là phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, từng bước xóa đói nghèo, giảm sự chênh lệch kinh tế giữa thành thị với nông thôn, gắn liền với việc củng cố an ninh quốc phòng.
Nhanh chóng phát triển theo hướng bền vững hóa hệ thống giao thông nông thôn và phải dựa trên cơ sở quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và huyện.
Hệ thống giao thông nông thôn phải đi trước một bước để tạo tiền đề, làm động lực cho các ngành kinh tế khác phát triển trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn gắn liền với phát triển nông thôn mới và phải gắn với công tác quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn.
Phát triển giao thông nông thôn là sự nghiệp của toàn dân, quán triệt phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm; phát huy nội lực và tranh thủ nguồn vốn từ trung ương, nguồn vốn nước ngoài, huy động mọi nguồn lực từ nhân dân, từ các thành phần kinh tế và các nguồn vốn để xây dựng mới và cải tạo hệ thống giao thông nông thôn.
Về Mục tiêu phát triển: Mục tiêu tổng quát là thiết lập quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ và liên hoàn trong tương lai, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ an ninh quốc phòng. Góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững; Kết nối với mạng lưới quốc lộ và đường tỉnh, nâng cao hiệu quả khai thác của hệ thống giao thông nông thôn. Bảo đảm thông suốt đến các xã và cơ bản có đường ô tô đến trung tâm xã. Từng bước nâng cao chất lượng đường nông thôn; có cơ chế, chính sách đảm bảo duy tu, bảo dưỡng thường xuyên; Làm căn cứ để thực hiện các dự án đầu tư nâng cấp và phát triển các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn huyện, làm cơ sở trong công tác quản lý và lập kế hoạch đầu tư toàn bộ hoặc từng phần hệ thống giao thông.
Dự kiến đến năm 2020 sẽ nâng cấp các tuyến đường trục huyện liên xã đạt 100% tiêu chuẩn đường cấp 5, một số tuyến trọng yếu đạt tiêu chuẩn đường cấp 4 mặt đường rải bê tông nhựa; 100% tuyến đường đất được rải nhựa và bảo trì thường xuyên; 100% tuyến đường trục xã được cứng hóa; 90% đường xã, thôn được cứng hóa; 50% đường ra đồng ruộng được đầu tư đạt tiêu chuẩn loại B-GTNT và cứng hóa bằng bê tông xi măng, số còn lại được chủ động gia cố bằng sỏi sạn thiên nhiên. Với kế hoạch đề ra, huyện Mai Châu và Tân Lạc phấn đấu từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng GTNT, hình thành hệ thống giao thông đường bộ đáp ứng tốt yêu
59
Bảng 4.2. Danh mục phân kỳ dự án đầu tư phát triển dự án đường giao thông nông thôn giai đoạn 2016-2020 GTNT huyện Tân Lạc và Mai Châu tỉnh Hòa Bình
TT Kế hoạch dự án phát triển đường GTNT 2016 - Năm
2017 Năm 2017 - 2018 Năm 2018 - 2019 Năm 2019 - 2020 Năm 2020
1 Đường Gốc thị đi xóm Thăm, Chợ sông xã Trung Hòa, huyện Tân Lạc x
2 Đường trung tâm xã Trung Hòa đi xóm Ong, xóm Thăm huyện Tân Lạc x
3 Đường trung Tâm xã Trung Hòa đi xã Ngòi Hoa huyện Tân Lạc – x
4 Đường xóm Diềm 1 đi xóm Cải đi xóm Đoi xã Tân Dân, huyện Mai Châu – x
5 Đường liên xóm từ xóm Đoi đi xóm Nà Bó xã Tân Mai, huyện Mai Châu – – x
6 Đường từ xã Ngòi Hoa đi xã Ba Khan, huyện Mai Châu – – x
7 Cải tạo nâng cấp đường từ xã Tân Mai đi xã Tân Dân, huyện Mai Châu – – – x
8 Đường xóm Diềm đi xóm Chiêng xã Tân Dân – – – x
9 Tuyến đường liên xã Nà Bó xã Tân Mai đi xóm Đoi xã Tân Dân, huyện Mai Châu – – – – x
10 Đường từ xóm Liếm đi xóm Ngòi xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc – – – – x
Nguồn: Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT (2018)
Phát triển GTNT cần đi trước một bước làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện HĐH - CNH nông nghiệp nông thôn. Mở rộng và phát triển mạng lưới GTNT trên toàn bộ hệ thống đường huyện, đường xã, đường thôn xóm và đường sản xuất. Quy hoạch giao thông nông thôn huyện Mai Châu và Tân tỉnh Hòa Bình từ 2016 đến năm 2020 ta có bảng danh mục phân kỳ thực hiện dự án đến 2020 (Bảng 4.2):
Để có thể đánh giá cụ thể công tác quy hoạch và xác định được danh mục dự án đầu tư phát triển đường GTNT trên địa bàn huyện Mai Châu và Tân Lạc, tác giả tiến hành điều tra, khảo sát các cán bộ liên quan từ cấp huyện đến cấp xã theo số mẫu đã chọn. Kết quả cụ thể (Bảng 4.3):
Bảng 4.3. Kết quả điều tra cán bộ đánh giá công tác lựa chọn đầu tư Phát triển đường GTNT của huyện Mai Châu và Tân Lạc
TT Chỉ tiêu (n=80) Đồng ý (n=80) Tỷ lệ (%) Không đồng ý Tỷ lệ (%) Khác Tỷ lệ 1 Luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành 70 87,50 8 10 2 2,50 2 Đúng chủ trương của Đảng và pháp luật của NN 80 100,00 0 0 0 0
3 Quy hoạch chi tiết,
dễ thực hiện 60 75,00 15 18,75 5 6,25 4
Quy hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của huyện
60 75,00 15 18,75 5 6,25 Nguồn: Số liệu điều tra năm (2018)
Qua kết quả điều tra có thể thấy, việc phát triển GTNT trên địa bàn huyện Mai Châu và Tân Lạc đã nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành với 70 ý kiến đánh giá, tương ứng 87,5%. Tuy nhiên, theo tác giả tỷ lệ đánh giá cho rằng công tác quy hoạch GTNT luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành ở mức này chưa cao. Trong thời gian tới, huyện Mai Châu và Tân Lạc cần quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác quy hoạch GTNT. Các ý
phát triển NTM và thực hiện theo đúng các quy định về pháp luật với tỷ lệ 100%. Tuy nhiên, ý kiến đánh giá cho rằng quy hoạch chi tiết, dễ thực hiện và quy hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương còn ở mức thấp, chỉ ở mức lần lượt là 75% Thiết nghĩ, trong thời gian tới để có thể tăng cường tính hiệu quả của công tác quy hoạch phát triển đường GTNT, ở huyện Mai Châu và Tân Lạc có thể áp dụng các biện pháp như gửi văn bản xin ý kiến của các đơn vị, phòng ban cấp huyện, cấp xã thậm chí là cả ý kiến của người dân để điều chỉnh quy hoạch phù hợp hơn với điều kiện thực tế của địa phương. Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng mấu chốt cơ bản của quy hoạch đó chính là sự khó khăn về nguồn kinh phí để thực hiện quy hoạch và sự đồng tình ủng hộ của người dân trong công tác GPMB cũng phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong chủ trương xây dựng NTM.