Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.2. Thu thập số liệu
- Bao gồm các dữ liệu về thông tin cơ bản của dự án, về số liệu chất lượng, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, những khó khăn, thuận lợi thực hiện dự án, các kiến nghị, ý kiến đóng góp...
3.2.1. Thu số liệu đã công bố
- Số liệu thứ cấp của đề tài nghiên cứu được thu thập từ thông tin nội bộ Ban QLDA ĐTXD các công trình NN và PTNT gồm tài liệu, báo cáo của phòng kế hoạch - tổng hợp, phòng Tài chính - kế toán, các phòng dự án của Ban quản lý dự án. Nguồn dữ liệu bên ngoài bao gồm các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sỹ, các bài viết trên tạp chí Tài chính, Tạp chí xây dựng và một số tạp chí khác; Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập để đánh giá tình hình quản lý dự án nói chung và quản lý dự án công trình giao thông nông thôn nói riêng. Dữ liệu thứ cấp cho phép so sánh ở mức độ nhất định công tác quản lý dự án công trình giao thông tại Ban quản lý dự án qua các năm từ 2014 đến 2018 và các văn bản đã được nhà nước và chính quyền sở tại công bố qua các năm: 2013 – 2018 như: Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về việc Quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013,Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, Quyết định số 1260/QĐ-UBND ngày 16/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt danh mục các dự án thành phần và phân cấp quản lý đầu tư các công trình thuộc "Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội đường GTNT giai đoạn 2009 -:- 2020.
- Các báo cáo kết quả triển khai các công trình GTNT trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2015-2018 như: Các báo cáo giám sát đánh giá thực hiện đầu tư hàng năm của các công trình, các báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu, Báo cáo thanh quyết toán vốn đầu tư hàng năm, các báo cáo thanh quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành, báo cáo tổng kết các năm 2014- 2018; các báo cáo thống kê, kế hoạch hàng năm, các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan...
Bảng 3.4. Thu thập thông tin thứ cấp
Vấn đề
nghiên cứu Tài liệu
Nguồn thu thập Phương pháp thu thập - Cơ sở lý luận. - Cơ sở thực tiễn về quản lý dự án nói chung và quản lý dự án phát triển đường giao thông nông thôn nói riêng
- Các bài viết, các thảo luận, bài báo có liên quan đến đề tài. - Sách và giáo trình.
- Các luận văn có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
-Internet. - Thư viện. - Sách.
- Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin. - Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. - Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao, chụp lại. - Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua kiểm tra - Tình hình phát triển
kinh tế xã hội của huyện Mai Châu và Tân Lạc
- Thực trạng quản lý dự án phát triển đường giao thông nông thôn
- Định hướng và giải pháp để tăng cường công tác quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn
- Báo cáo kết quả KT- XH của huyện Mai Châu và Tân Lạc qua các năm.
- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án phát triển đường giao thông nông thôn
- Báo cáo tình hình phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn huyện
- Chính sách về quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn - Niên giám thống kê.
- BQLDA - UBND huyện Mai Châu và Tân Lạc - Phòng Kinh tế - Phòng Tài Chính - Kế hoạch Nguồn: Tác giả tổng hợp (2017)
3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Các dữ liệu này sử dụng các số liệu điều tra, khảo sát từ các đối tượng khảo sát bằng phương pháp:
Điều tra bằng phiếu khảo sát:
Khảo sát chủ đầu tư (đơn vị trực tiếp quản lý dự án), UBND huyện Mai Châu và UBND huyện Tân Lạc, các phòng: Tài chính – Kế hoạch, Quản lý đô thị, Tài nguyên & Môi trường, Kinh tế; UBND các xã: và các đơn vị thực hiện dự án tại 03 xã Ngòi Hoa, xã Trung Hòa, xã Đồng Bảng, xã Tân Dân, các nhà thầu thi công, các đơn vị tư vấn lập dự án và đơn vị quản lý dự án khi dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, số lượng khảo sát như sau:
+ Các lãnh đạo, cán bộ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công công trình nông nghiệp và phát triển nôgn thôn Hòa Bình 48 phiếu
+ Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu 18 phiếu + Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc 18 phiếu + Ủy ban nhân dân xã Trung Hòa 10 phiếu + Ủy ban nhân dân xã Ngòi Hoa 10 phiếu + Ủy ban nhân dân xã Tân Dân 10 phiếu
Một số nhà thầu thi công xây lắp, nhà thầu thiết kế bản vẽ thi công và dự toán dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn do BQL DA đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT Hòa Bình quản lý là 50 phiếu như
+ Công ty Cổ phần đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn 20 phiếu + Công ty TNHH xây dựng Tuấn Thành 10 phiếu
+ Công ty Cổ phần xây dựng Hòa Bình 10 phiếu
+ Đơn vị lập TKBVTC và dự toán Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng giao thông Hòa Bình 10 phiếu
+ Các hộ dân ảnh hưởng 345 phiếu xem (Bảng 3.5).
Bảng 3.5. Bảng số liệu mẫu điều tra
Mẫu điều tra
Tuyến đường Đường liên xã từ trung tâm
xã Trung Hòa đi xã Ngòi Hoa Đường liên xóm từ xóm Diềm 1 đi xóm Cải, xóm Đoi Nà Bó xã Tân Dân Tổng số Lãnh đạo BQLDA 3 3 6 Phòng KH-KT BQLDA 3 3 6 Phòng TC-KT BQLDA 3 3 6
Phòng Giám sát thi công
BQLDA 15 15 30
Lãnh đạo UBND huyện Mai
Châu 3 3 6
Phòng Kinh tế hạ tầng huyện
Mai Châu 3 3 6
Phòng Tài chính kế hoạch,
Mẫu điều tra
Tuyến đường Đường liên xã từ trung tâm
xã Trung Hòa đi xã Ngòi Hoa Đường liên xóm từ xóm Diềm 1 đi xóm Cải, xóm Đoi Nà Bó xã Tân Dân Tổng số
Lãnh đạo UBND huyện Tân
Lạc 3 3 6 Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Tân Lạc 3 3 6 Phòng Tài chính kế hoạch, huyện Tâ Lạc 3 3 6 Cán bộ xã Tân Dân 0 10 10 Cán bộ xã Trung Hòa 10 10 Cán bộ xã Ngòi Hoa 10 10 Đơn vị tư vấn TKBVTC 10 10 20
Nhà Thầu thi công 15 15 30
Hộ dân hưởng lợi 785 710 0
Hộ dân ảnh hưởng 180 165 345
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2018)
Các nội dung và thành phần trong phiếu khảo sát được xây dựng sơ bộ thông qua quá trình tham khảo các nhà nghiên cứu trước và phỏng vấn chuyên gia nhiều kinh nghiệm.
Kết cấu nội dung của phiếu khảo sát gồm các phần:
- Mục giới thiệu chung nằm ở phần đầu phiếu khảo sát nhằm giới thiệu cho người trả lời biết nguồn gốc, lý do của cuộc khảo sát.
- Phần thông tin chung: Biết thông tin của người trả lời như Họ và tên, đơn vị công tác, chức vụ, trình độ chuyên môn.
- Nội dung điều tra: Trong các câu hỏi nêu rõ nội dung cầu hỏi để người trả lời dễ hiểu, tránh trường hợp người trả lời hiểu sai ý nghĩa nội dung khảo sát làm cho kết quả trả lời bị sai lệch.
Phần thang đo mức độ và cách thức trả lời các câu hỏi: Thang đo mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án ĐTXD công trình giao thông nội thành, mỗi câu hỏi gồm có các nội dung cần trả lời về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố.
Sau khi tiến hành phân tích và tham khảo chuyên gia, phiếu khảo sát được thiết kế cụ thể xem tại phụ lục.
Kết hợp thu phiếu khảo sát là các cuộc điều tra, phỏng vấn các cán bộ tham gia quản lý dự án, lãnh đạo, cán bộ cơ quản quản lý nhà nước và chuyên gia để thu thập thông tin. Thông tin này giúp cho ta thấy được nguyên nhân của những tồn tại, và thành tựu đạt được giúp chúng ta phân tích rõ được hiện tượng từ đó đề xuất, kiến nghị và có biện pháp kịp thời.
Bảng 3.6. Bảng chọn mẫu điều tra
Loại mẫu Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập
1. Cơ quan quản lý về dự án Phát triển đường giao thông nông thôn - BQL dự án UBND huyện Mai Châu
- UBND huyện Tân Lạc
- Phòng Kinh tế - HT; huyện Mai Châu và Tân Lạc
- Phòng Tài chính – Kế hoạch, huyện Mai Châu và Tân Lạc - Cấp xã 48 9 9 9 9 30 - Số lượng, trình độ cán bộ quản lý; Tình hình quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn.
- Công tác lập kế hoạch, bố trí vốn, thẩm định kỹ thuật, kiểm tra giám sát…tình hình thực hiện việc quản lý dự án phát triển đường giao thông nông thôn; Tham mưu xây dựng văn bản, chế độ về quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn.
2. Các Doanh nghiệp xây
dựng
- Chủ DN, cán bộ kỹ thuật của DN
50 - Đánh giá hoạt động quản lý của cơ quan chức năng; Chấp hành quy định về quản lý dự án phát triển đường giao thông nông thôn; Đánh giá về chủ trương, chính sách của Đảng và NN về phát triển đường giao thông nông thôn 3. Các hộ dân Các dân hưởng lợi
và hộ dân bị ảnh hưởng
345 - Đánh giá hoạt động quản lý của cơ quan chức năng; Chấp hành quy định về quản lý dự án phát triển đường giao thông nông thôn; Đánh giá về chủ trương, chính sách của Đảng và NN về phát triển đường giao thông nông thôn
Những nội dung trên đã được cụ thể hoá thành những câu hỏi và các phương án trả lời trong phiếu điều tra đồng thời để làm cơ sở cho việc lượng hoá các mức độ ảnh hưởng của từng vấn đề đến công tác quản lý dự án phát triển đường GTNT, các phương án trả lời được phân thành các cấp độ khác nhau từ cấp 1 ảnh hưởng ít quan trọng nhất, đến cấp 4 ảnh hưởng quan trọng nhất.