Nguồn lực cho quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án phát triển đường giao thông nông thôn ở huyện mai châu và tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 109 - 110)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phân tích các yếu tố Ảnh hưởng đến quản lý dự án phát triển đường GTNT

4.2.4. Nguồn lực cho quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn

Nguồn lực cho quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn ngoài nguồn nhân lực thì các vấn đề về cơ sở vật chất, kinh tế, kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Giao thông nông thôn là lĩnh vực rộng lớn và quan trọng đòi hỏi phải có sự đầu tư đúng mức cả về nguồn vốn lẫn các công nghệ kỹ thuật mới. Khi có sự đầu tư đúng mức của Nhà nước cũng như sự đóng góp của nhân dân trong quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn thì sự đầu tư sẽ có hiệu quả cao và ngược lại. Chính vì vậy, nguồn lực cho quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả của dự án đầu tư giao thông nông thôn.

Theo Phạm Văn Hùng đã viết trong giáo trình kinh tế đầu tư của trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2007 thì vốn là nguồn lực để thực hiện đầu tư. Trên phương diện nền kinh tế, vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những chi phí đã bỏ ra để tạo ra năng lực sản xuất và các khoản đầu tư phát triển khác. Xét về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích lũy mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Xét trên toàn bộ nền kinh tế, nguồn vốn cho đầu tư xây dựng đường GTNT bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích lũy nội bộ của nền kinh tế, bao gồm tiết kiệm của khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết

kiệm của chính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất xã hội. Nguồn vốn trong nước bao gồm vốn nhà nước, vốn dân cư và tư nhân.

Nguồn vốn nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước. Đây là một nguồn đầu tư vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

Nguồn vốn của dân cư và tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Nguồn vốn này phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình.

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích lũy của cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quá trình đầu tư. Theo tính chất luân chuyển vốn thì có thể phân loại các nguồn vốn nước ngoài chính như sau:

+ Tài trợ phát triển chính thức ODA do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp. Nguồn vốn này mang tính ưu đãi nhiều, tuy nhiên cũng vẫn gây ra áp lực trả nợ cho nước tiếp nhận.

Vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế. Nguồn vốn này tuy không chịu các ràng buộc về chính trị, xã hội như ODA song lại chịu một mức lãi suất tương đối cao nên ở Việt Nam, việc tiếp cận với nguồn vốn này còn hạn chế. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn vốn này có đặc điểm là không gây nợ cho nước tiếp nhận, tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay rất ít các chương trình đầu tư cho đường giao thông nông thôn được các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài quan tâm. Về cơ bản nguồn vốn này vẫn chủ yếu chú trọng vào công nghiệp.

Thị trường vốn quốc tế. Nhà nước ta cũng rất coi trọng việc huy động vốn từ các nguồn khác nhau, trong đó có huy động qua thị trường vốn quốc tế. Tuy nhiên hình thức này vẫn còn khá mới mẻ và chưa phát huy được hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án phát triển đường giao thông nông thôn ở huyện mai châu và tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)