Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các giảipháp quản lý dự án phát triển đường GTNT
4.3.3. Nâng cao chất lượng lập dự án, thẩm định phê duyệt các dự án đầu tư
Chất lượng của dự án đầu tư GTNT được lập ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án, giá trị và chất lượng công trình. Tuy vậy, không phải người lập dự án nào cũng hiểu rõ các quy trình và tiêu chuẩn của việc lập dự án. Một phần vì họ thiếu kiến thức về lập dự án, một phần vì các quy định còn quá chung chung gây ra nhiều cách hiểu khác nhau. Do vậy, mặc dù lập dự án là nhiệm vụ của các chủ đầu tư, song Ban QLDA phải có nhiệm vụ chuẩn hóa hoạt động này phù hợp với điều kiện địa phương huyện Mai Châu và Tân Lạc, đồng thời phải có những hướng dẫn chi tiết cụ thể cho các chủ đầu tư để họ nâng cao chất lượng lập dự án. Từ đó nâng cao độ chính xác trong tính toán giá trị công trình cũng như chất lượng công trình; như vậy cũng giảm được chi phí thẩm định dự án (có những ý kiến cho rằng công tác thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư GTNT trên địa bàn huyện còn chậm). Muốn vậy, trước hết cần nâng cao nhận thức của của đội ngũ cán bộ trong công tác thẩm tra, thẩm định các dự án đầu tư GTNT tại Ban. Cụ thể:
- Công tác thẩm định là công việc quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và các giai đoạn sau của dự án, là sản phẩm thể hiện trí tuệ, kinh nghiệm. Để làm tốt công tác này đòi hỏi hội đồng thẩm định phải là những người có kiến thức kinh nghiệm. Các nhận xét đánh giá của hội đồng thẩm định phải đảm bảo khách quan, chính xác và toàn diện, cần có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng tách bạch từng nhóm chuyên môn, từng lĩnh vực, từng thành viên của hội đồng thẩm định để từng thành viên và nhóm chuyên môn có thể thẩm định sâu hơn vào chuyên môn của mình.
- Công tác thẩm định cần được thực hiện nghiêm túc tránh tình trạng thẩm định mang tính hình thức, thẩm định để hợp thức hóa dự án. Mặc dù các dự án đầu tư xây dựng GTNT tại huyện Mai Châu và Tân Lạc chủ yếu phục vụ và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, nhưng cũng cần phải được cân nhắc, cân đối hiệu quả đầu tư ở mức độ hợp lý, tránh tình trạng triển khai hàng loạt dự án trên địa bàn huyện Mai Châu và Tân Lạc như hiện nay làm dàn trải vốn đầu tư Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dẫn đến chậm tiến độ, lãng phí và kém hiệu quả. Điều này ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đời sống người dân. Thông qua thẩm định để tìm ra các biện pháp, giải pháp tốt nhất để vừa có thể phục vụ cộng đồng mà vẫn có thể đạt được hiệu quả dự án ở mức độ cho phép. Bên cạnh đó, Ban QLDA huyện chỉ mới trực tiếp tiến hành thẩm định các dự án có quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp nhưng các dự án quy mô lớn thì thực sự chưa có kinh nghiệm. Công tác thẩm định chưa quan tâm đến tính hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Do đó trong quá trình thẩm định dự án, dự án liên quan đến chuyên môn của ngành nào thì nhất thiết phải có ý kiến thẩm định của ngành đó. Đồng thời cần có sự tham gia ý kiến của nhiều cơ quan quản lý nhà nước, các ban ngành, địa phương... mới đảm bảo tính khách quan và chính xác.
- Một vấn đề nữa bản thân đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ thuộc bộ phận Thẩm định kỹ thuật - dự toán cần có ý thức nâng cao năng lực chuyên môn trong công tác thẩm tra, thẩm định DAĐT. Đội ngũ cán bộ cần phải có kinh nghiệm thực tiển về thẩm định và QLDA, phải có trình độ đại học trở lên, có kiến thức cơ bản về kinh tế, xã hội, tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án; có khả năng phán đoán, có khả năng tính toán, phân tích, kiểm tra các chỉ tiêu kinh tế tài chính dự án, vận dụng kiến thức và phương pháp phù hợp trong thẩm định. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định phải có khả năng đánh giá, tổng hợp nhạy bén, có kỹ thuật ứng dụng các phần mềm hỗ trợ hiện đại phục vụ cho công tác thẩm định. Cán bộ thẩm định phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật nghề nghiệp cao. Hiện nay trên địa bàn huyện Mai Châu và Tân Lạc có nhiều dự án đầu tư xây dựng còn dở dang, gây lãng phí nguồn vốn và ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Do đó, trong công tác thẩm tra, thẩm định dự án Ban QLDA cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Khảo sát
Bước 2: Lập danh mục các DA cần đầu tư
Với những công trình XD không đáp ứng yêu cầu thì cần thiết phải đầu tư nâng cấp, hoặc phải đầu tư xây dựng mới. Thống kê số lượng các dự án cần phải đầu tư. Khi thống kê số lượng dự án cần đầu tư thì cần chú ý thuyết minh cụ thể về các dự án, phân loại các dự án theo các tiêu chí như: vị trí, quy mô vốn, thứ tự ưu tiên... tạo thuận lợi trong việc lựa chọn các dự án ưu tiên đầu tư. Việc lập danh mục các dự án cần đầu tư được thực hiện khách quan, tránh tình trạng vì lợi ích riêng mà lập danh mục đầu tư thiếu tập trung và thiếu trọng điểm.
Bước 3: Lựa chọn các danh mục đầu tư
Nhu cầu đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nông thôn trên đại bàn huyện Đà Bắc là rất lớn vì vậy cần phải sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư theo các tiêu chí như: quy mô vốn đầu tư, khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu về an ninh quốc phòng... Sau khi sắp xếp danh mục các dự án cần đầu tư theo thứ tự ưu tiên để trình UBND huyện, tỉnh và các Ban ngành liên quan để xem xét, lựa chọn. Đối với những dự án xây dựng mà Ban QLDA thực hiện công tác tư vấn thì Ban cần chú trọng tới công tác tư vấn bởi một trong những yếu tố đóng góp thành công cho công tác thẩm tra, thẩm định DAĐT cần phải kể đến việc nâng cao chất lượng tư vấn. Chất lượng các sản phẩm tư vấn là yếu tố rất quan trọng trong việc đảm bảo điều kiện cho công tác quản lý dự án và phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, kỹ sư tư vấn. Do đó, nâng cao chất lượng tư vấn là nâng cao trình độ chuyên môn của các kỹ sư tham gia vào công tác tư vấn. Do vậy, cần có cơ chế và quy định quản lý chặt chẽ trình độ của kiến trúc sư, kỹ sư và việc phân cấp kiến trúc sư chủ trì cấp 1, 2; các kỹ sư, kỹ sư chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế phải có phân biệt thứ bậc; chuyên gia quản lý dự án, người điều hành dự án… nhằm lựa chọn được những cá nhân, nhóm tư vấn đáp ứng yêu cầu công việc của mình, khắc phục hiện tượng “rút kinh nghiệm” triền miên đối với các tổ chức tư vấn như hiện nay. Trong những năm gần đây, huyện Mai Châu và Tân lạc đã tương đối thành công trong công tác thẩm định các dự án ĐT xây dựng quy mô nhỏ, tuy nhiên đối với các dự án quy mô lớn thì BQL dự án vẫn còn lúng túng trong công tác thẩm định. Để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này, trên cơ sở kế thừa kết hợp quan điểm của tác giả, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có thể vận dụng quy trình thẩm định DAĐT xây dựng như sau (Hình 4.4).
Hình 4.4. Quy trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng GTNT
Theo quy trình này, việc thẩm định sẽ khách quan, đảm bảo độ tin cậy, tính khoa học của dự án và đảm bảo thời gian. Quy trình kỹ thuật có thể được giải thích như sau:
Thẩm định sơ bộ: Cán bộ thẩm định của BQL dự án sẽ xem xét, thẩm định chi tiết các vấn đề liên quan đến dự án. Nếu dự án đạt, khả thi sẽ được chấp nhận ra quyết định phê duyệt. Ngược lại nếu chưa đạt hoặc không khả thi, tư vấn (đơn vị lập) phải điều chỉnh, sửa chữa, đề xuất các phương để nhằm đảm bảo cho dự án khả thi.
Thẩm định lần hai: Sau khi được đơn vị tư vấn điều chỉnh, cán bộ thẩm định sẽ kiểm tra lại các phương án, các đề xuất, các điều chỉnh của tư vấn nhằm làm cho dự án khả khi. Nếu dự án đã được điều chỉnh khả thi sẽ được chấp thuận ra quyết định phê duyệt. Ngược lại sau khi điều chỉnh, dự án vẫn không khả thi, bộ phận thẩm định sẽ trình hội đồng thẩm định và bác bỏ dự án. Cần điều chỉnh Chưa đạt Thẩm định sơ bộ (về kỹ tthuật, tài chính, kinh tế xã hội, công nghệ…) Hồ sơ dự án ĐTXD GTNT Khả thi Điều chỉnh phù hợp Khả thi Thẩm định lần hai (kỹ thuật, tài chính, ktxh, công nghệ..) Kết luận, ra quyết định Loại Không đạt (Không khả thi)