Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và chọn điểm nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:
Huyện Mai Châu và Tân lạc là huyện vùng cao của tỉnh Hòa Bình, huyện Mai Châu có trung tâm huyện lỵ cách Thành phố Hòa Bình70 km về phía Tây Bắc và cách Hà Nội 142 km, huyện Tân Lạc có trung tâm huyện lỵ cách Thành Phố Hòa Bình 30 km về phia Tây Bắc cách Hà nội 102 km
- Phía Bắc giáp huyện Đà Bắc
- Phía Nam giáp huyện Lạc Sơn và tỉnh Thanh Hóa - Phía Đông giáp huyện Cao Phong Thành phố Hòa Bình. - Phía Tây giáp tỉnh Sơn La.
* Địa hình:
Huyện Mai Châu va Tân Lạc có địa hình đặc trưng của vùng núi cao với các dải núi lớn hiểm trở đi lại khó khăn, độ dốc bình quân khoảng 34 – 35o, độ cao trung bình 560m so với mực nước biển, đỉnh cao nhất là Phu Canh cao 1.373m. Địa hình chủ yếu là núi đá vôi với đặc điểm nổi bật là phân cắt mạnh bởi các dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi cao nơi thấp chênh lệch nhau khá lớn. Trên bề mặt, đa số là địa hình núi đá tai mèo, hiểm trở độ dốc lớn. Đất đai được hình thành, tác động của hai kiểu kiến tạo địa hình Phanxipăng và Sầm Nưa. Mai Châu và Tân Lạc là một phần chặng mở đầu của kiểu địa hình vùng cao Tây Bắc Việt Nam với đặc trưng địa hình vùng núi cao trung bình, chủ yếu là núi đá vôi. Địa hình của huyện dốc thoai thoải từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam
Do địa hình có sự phân bố không đồng nhất và do canh tác theo phong tục tập quán của địa phương nên các sản phẩm nông nghiệp cũng có tính chất đa dạng và phong phú. Ngoài diện tích đất lâm nghiệp có rừng còn hầu hết là đồi núi trọc và núi đá không có cây.
3.1.1.2. Khí hậu thuỷ văn
* Khí hậu thời tiết
Huyện Mai Châu Và Tân Lạc nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10. Nhìn chung thời tiết và khí hậu ở đây rất thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi nhưng có những năm mưa to kéo dài gây ra lũ lụt, sạt lở đất (thường vào khoảng từ tháng 7 - 10) và thời tiết khô hanh giá rét đã làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện qua nhiều năm cho thấy, huyện Mai Châu và Tân Lạc có đặc trưng khí hậu như sau:
- Nhiệt độ không khí: Chế độ nhiệt ở Mai Châu và Tân Lạc tương đối ổn định và có đặc trưng riêng tương đối thấp so với các vùng lân cận. Nhiệt độ trung bình nhiều năm là 21oC. Biên độ nhiệt độ giao động giữa ngày và đêm các tháng trong năm thay đổi rất lớn.
+ Mùa khô: Mùa khô, lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khí hậu khô hanh, độ ẩm thấp có sương muối, sương mù và mưa phùn giá rét.
Lượng mưa vào mùa khô rất ít chỉ chiếm khoảng 15 - 20% lượng mưa cả năm, vì vậy tình trạng hạn vào mùa khô thường xuyên xảy ra.
+ Mùa mưa: Mùa mưa nóng và ẩm kéo dài từ tháng 5 tới tháng 10, nhiệt độ trung bình tháng là 26,5oC. Lượng mưa chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm. Cường độ mưa lớn, đặc biệt là từ tháng 6 đến tháng 9 có mưa lớn kèm theo lốc xoáy, lũ quét, gây ngập lụt sạt lở đất, làm hư hỏng nhiều công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, gây nhiều thiệt hại cho nông nghiệp.
Nhìn chung, nhiệt độ vùng dao động theo mùa và không có sự biến động lớn. Tuy nhiên vào mùa hè đôi khi nhiệt độ lên quá cao còn về mùa Đông lại có những đợt rét đậm kèm theo sương muối gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và một số ngành khác.
* Điều kiện thuỷ văn:
Huyện Mai Châu và Tân Lạc chịu sự ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn sông Đà. Chiều dài sông Đà qua Mai Châu và Tân Lạc 70km với lưu lượng bình quân cả năm 1600m3/s. Ngoài ra còn 4 con suối lớn và nhiều suối nhỏ chảy vào sông Đà. Diện tích hồ sông Đà thuộc địa phận huyện Mai Châu và Tân Lạc rộng khoảng 8.000 ha, trữ lượng nước của hồ khoảng 9 tỷ m3. Qua khảo sát sơ bộ
nguồn nước ngầm về mùa khô ở độ sâu khoảng 5m, về mùa mưa khoảng 2-3m đã thấy có nước.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Về kinh tế
- Tình hình chung về kinh tế: Huyện Mai Châu và Tân Lạc là huyện vùng cao của tỉnh Hòa Bình, phát triển kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Trong giai đoạn vừa qua, nhờ sự cố gắng của chính quyền và nhân dân địa phương, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện luôn đạt mức 6,5-7,0%/năm, tương đương tốc độ tăng trưởng bình quân chung của toàn tỉnh. Đến nay, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn huyện đạt trên 250 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt mức 4,8 triệu đồng/năm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra còn chậm. Hiện nay tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp chiếm trên 72%, công nghiệp xây dựng chiếm 12%, thương mại dịch vụ chiếm gần 16% giá trị tổng sản phẩm toàn huyện.
- Kết cấu hạ tầng:
+ Giao thông: Trên địa bàn huyện Mai Châu và Tân Lạc là tuyến đường bộ quan trọng của huyện, xuyên qua huyện nối liền các xã và thị trấn huyện với thành phố Hòa Bình. Đường liên xã liên thôn còn chưa được đầu tư. Hiện nay vẫn còn 2 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã. Huyện có tuyến đường giao thông thuỷ dọc theo sông Đà (trên hồ sông Đà) có vị trí rất quan trọng đối với việc giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội của huyện. Tuyến giao thông thuỷ này chạy dọc theo chiều dài của huyện qua 11 xã tới cảng Bích Hạ trước đập thuỷ điện Hòa Bình (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Hạng Mục nghiên cứu ĐVT Huyện Mai Châu Huyện Tân Lạc
Dân số Người Trên khoảng 56000 Trên khoảng 77000 Tổng chiều dài các tuyến
đường trong huyện Km 825,87 1.100 Đường liên huyện cứng hóa Km 70 60 Đường liên xã bê tông cứng hóa Km 286,87 400 Đường đất liên thôn liên xã cần
nâng cấp cải tạo
Km 469 640
+ Điện lực: Mạng lưới phân phối điện toàn huyện Mai Châu và Tân Lạc bao gồm 40km đường dây cao thế 35 KV, 30 km đường dây 10 KV, 60 km đường dây hạ thế, 30 trạm biến áp với tổng dung lượng 1.120KVA. Tỷ lệ xã có điện đạt 90%.
+ Bưu điện: Hệ thống bưu điện của huyện bước đầu đã được cải thiện, tạo điều kiện cho người dân trao đổi thông tin, giao lưu với nhau một cách tương đối thuận lợi, góp phần nâng cao sự hiểu biết của nhân dân. Toàn các xã của huyện Mai Châu và Tân Lạc, thị trấn có bưu điện văn hoá xã.
+ Mạng lưới thuỷ lợi và hệ thống cấp thoát nước: Hệ thống thuỷ lợi của huyện Mai Châu và Tân Lạc phần lớn xây dựng đã lâu, số lượng còn ít, quy mô nhỏ, phân bố rải rác; bao gồm 2 trạm bơm điện, 10km kênh cấp I, 25 km kênh cấp II, 15 hồ chứa, 20 đập, bai tưới chủ động cho khoảng 700 ha. Tuy nhiên do kinh phí tu bổ thường xuyên không nhiều, chất lượng các công trình đã xuống cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra còn có trên 90 bai nhỏ dùng cho các công trình cấp nước sing hoạt trên địa bàn huyện Mai Châu và Tân Lạc
+ Hệ thống tài chính tín dụng: Hệ thống tài chính, ngân hàng, kho bạc, tín dụng, bảo hiểm...đều do cơ quan, đơn vị nhà nước quản lý. Các thành phần kinh tế và hình thức quản lý tài chính khác chưa tham gia vào hệ thống tài chính. Hiện trên địa bàn huyện có 2 ngân hàng đang hoạt động, đó là Ngân hàng No & PTNT và Ngân hàng Chính sách xã hội.
3.1.2.2. Về xã hội
* Dân số, dân tộc.
- Dân số: Đến năm 2006, huyện Mai Châu Và Tân Lạc có số dân trung bình là, bằng 6,4% (Bảng 3.2) dân số toàn tỉnh, với tổng số hộ khoảng 25.025 hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện Mai Châu và Tân lạc trong những năm qua thường xuyên ở mức 11-13‰, nhờ vậy mật độ dân số trên địa bàn huyện khá ổn định, luôn ở mức 62-64 người/km2. Toàn huyện Mai Châu và Tân Lạc có 80.362 người trong độ tuổi lao động, chiếm 74,7% tổng số dân. Dân số không theo tôn giáo 99,53%, Phật giáo 0,23%, Công giáo 0,24%.
- Dân tộc: Trên địa bàn huyện có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Tày (chiếm 20%), dân tộc Mường (chiếm 50%), dân tộc Dao (chiếm 12%), dân tộc Kinh người (chiếm 15%), số còn lại là người dân tộc Thái. Các
dân tộc Tày, Mường, Dao là những cư dân sinh sống lâu đời tại địa phương; chính vì vậy những phong tục, tập quán của các dân tộc này có sự ảnh hưởng khá đậm nét đến đời sống văn hoá, tinh thần của cộng đồng người Kinh, người Thái - những người thiểu số trong cộng đồng dân cư của huyện.
3.1.3. Chọn điểm nghiên cứu
Dựa trên điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của 02 huyện Mai Châu và huyện Tân Lạc có 02 thị trấn và 45 xã. Luận văn tiếp cận theo vùng kinh tế phát triển chọn điểm nghiên cứu như sau:
+ Vùng kinh tế phát triển là: Thị trấn khu trung tâm thương mại, khu hành chính địa phương của huyện Mai Châu và Tân Lạc .
+ Vùng đang phát triển là vùng giáp danh với thị trấn, khu trung tâm thương mại của huyện
+ Vùng chậm phát triển là vùng xâu vùng xa của huyện như xã Ngòi Hoa, xã Trung Hòa huyện Tân Lạc, xã Tân Dân, xã Tân Mai, huyện Mai Châu, ta có bảng chọn điểm nghiên cứu (Bảng 3.2), (Bảng 3.3)
Bảng 3.2. Chọn điểm nghiên cứu
Thành phần điều tra ĐVT Huyện Mai Châu Tổng số Huyện Tân Lạc Tổng số
Xã xã Mai Tân Dân Tân 02 xã Trung Hòa Ngòi Hoa 02 Dân số Người 1464 2072 3536 2011 1822 3833 Hộ Dân Hộ 320 450 770 400 385 785 Km đường liên xã Km 6 7 13 12 7 19 Km đường liên thôn Km 8 12 20 7,8 3,5 11,3 Nguồn: Tác giả tổng hợp (2018)
Bảng 3.3. Chọn điểm tuyến đường nghiên cứu
STT Dự án, tuyến đường GTNT tuyến đường Chiều dài (km)
Tổng mức đầu tư
(Triệu đồng)
1 Đường liên xã: từ xã Trung Hòa đi xã Ngòi
Hoa, huyện Tân Lạc 6,5 41.721
2 Đường liên thôn từ xóm Diềm1 đi xóm Cải, đi
xóm Đoi xã Tân Dân, huyện Mai Châu 4,5 25.839 Nguồn: Ban QLDA đầu tư xây dựng tỉnh