Kết quả và hiệu quả sản xuất chè nguyên liệu của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 66 - 70)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng sản xuất chè trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh

4.1.6. Kết quả và hiệu quả sản xuất chè nguyên liệu của các hộ điều tra

Nhìn chung, hộ sản xuất chè nguyên liệu đã có đầu tư thâm canh trong vài năm gần đây theo đúng quy trình đã có năng suất bình quân và chất lượng chè nguyên liệu khá cao đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân.

Bình quân giá trị sản xuất/diện tích qua các năm của các nhóm hộ thể hiện cứ trên một ha thì tạo ra được bao nhiêu giá trị sản xuất, chỉ tiêu này cao hay thấp nói lên hiệu quả sử dụng đất của các nhóm hộ. Trên cùng một địa bàn thì sự khác biệt về thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn là không quá nhiều giữa các khu vực, do đó vấn đề ở chỗ phương thức canh tác như: Bón phân hợp lý về lượng, loại phân và vào giai đoạn nào, thường xuyên bón phân hữu cơ cải tạo đất. Trồng các loại cây

che phủ bóng mát với tầm cao của chè tạo khí hậu mát mẻ, đồng thời tăng lớp mùn cho đất khi lá dụng.

Bảng 4.10. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ nông dân trồng chè cho 1 ha năm 2018 (tính BQ cho hộ)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Quy mô lớn Trung bình Quy mô Quy mô nhỏ

I. Kết quả sản xuất

1. Tổng giá trị sản xuất GO Tr.đ 74,70 44,10 21,33 2. Chi phí trung gian IC Tr.đ 31,50 25 18,30 3. Giá trị gia tăng VA Tr.đ 43,2 19,1 3,03 4. Khấu hao tài sản cố định Tr.đ 0,75 0,45 0,1 5. Thuê lao động Tr.đ 2,75 1,59 0,04 6. Thu nhập hỗn hợp MI Tr.đ 39,7 17,06 2,89 II. Hiệu quả kinh tế

1. GO/IC Lần 2,37 1,76 1,16 2. VA/IC Lần 1,37 0,76 0,17 3. MI/IC Lần 1,26 0,68 01,6 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2019)

Theo số liệu thống kê thì giá trị GO của nhóm hộ quy mô lớn là 74,70 triệu đồng lớn nhất trong 3 nhóm hộ nguyên nhân là nhóm này có năng suất, diện tích chè lớn theo như đã phân tích và giá chè nguyên liệu không có biến động mấy trong kỳ.

Giá trị gia tăng VA từ việc sản xuất chè nguyên liệu là lượng giá trị nhận được từ giá trị sản xuất đã loại bỏ đi chi phí trung gian IC. Giá trị gia tăng cao hay thấp phụ thuộc vào chi phí mà hộ đầu tư chi cho việc chăm sóc, thu hoạch và phụ thuộc vào mùa vụ cộng với biến động của giá cả trên thị trường.

Thu nhập hỗn hợp của hộ nông dân là đại lượng phản ánh giá trị mang về sau cùng khi đã loại bỏ hoàn toàn tất cả các chi phí trong quá trình sản xuất. Qua bảng phân tích có thể thấy được thu nhập hôn hợp nhóm hộ quy mô lớn đạt cao nhất và có sự chênh lệch lớn so với nhóm hộ quy mô nhỏ. Nhìn tổng thể bảng số liệu, chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp bình quân trên diện tích phản ánh rõ ràng giá trị mang lại một chu kỳ sản xuất, qua điều tra một số hộ đã tập trung đầu tư vào chiều sâu như công chăm sóc, bón phân, trồng các cấy che bóng…đã tăng năng

suất chè nguyên liệu, chất lượng chè nguyên liệu cũng được đảm bảo hơn, phần nào cải thiện và nâng cao đời sống của hộ nông dân.

Để thấy rõ hơn kết quả và hiệu quả của việc sản xuất chè nguyên liệu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua việc tìm hiểu sự so sánh giữa việc trồng chè nguyên liệu và trồng gỗ nguyên liệu cho thấy: Cây chè có chu kỳ kinh doanh 15 năm dài hơn so với chu kỳ kinh doanh gỗ, nhưng cây chè lại cho thu nhập thường xuyên, các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR thể hiện cây chè đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Cây chè cho thu hoạch hàng năm sẽ giảm bớt được gánh nặng về vốn, do đó hộ nông dân có thể đầu tư phân bón, chăm sóc hơn cho cây chè đem lại lợi ích kinh tế nhiều hơn.

Theo số liệu thống kê thì giá trị GO của giống chè Ngọc Thúy là 150 triệu đồng lớn nhất trong 3 giống chè nguyên nhân là giống này có năng suất, chất lượng, diện tích lớn theo như đã phân tích và giá chè nguyên liệu cao hơn so với hai giống chè còn lại cũng như trong thời kỳ kinh doanh không có biến động mấy.

Giá trị gia tăng VA từ việc sản xuất chè nguyên liệu là lượng giá trị nhận được từ giá trị sản xuất đã loại bỏ đi chi phí trung gian IC. Giá trị gia tăng cao hay thấp phụ thuộc vào chi phí mà hộ đầu tư chi cho việc chăm sóc, thu hoạch và phụ thuộc vào mùa vụ cộng với biến động của giá cả trên thị trường. Trong các giống chè thì chè Trung Du là giống chè có chi phí thấp hơn so với các giống chè khác nguyên nhân là do chi phí về giống cũng như chăm sóc chè Trung Du thấp hơn các giống chè hiện có trên địa bàn huyện.

Bảng 4.11. Kết quả và hiệu quả kinh tế theo giống chè tính cho 1 ha tại huyện Hải Hà năm 2018

Chỉ tiêu Đơn vị tính Chè Ngọc Thúy LDP1, LDP2 Chè Trung Du

I. Kết quả sản xuất

1. Tổng giá trị sản xuất GO Tr.đ 150 72 54 2. Chi phí trung gian IC Tr.đ 44,2 43 35 3. Giá trị gia tăng VA Tr.đ 105,8 29 19 4. Thu nhập hỗn hợp MI Tr.đ 102,3 25,5 15,5 II. Hiệu quả kinh tế

1. GO/IC Lần 3,39 1,67 1,54 2. VA/IC Lần 2,39 0,67 0,54 3. MI/IC Lần 2,31 0,59 0,44 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2019)

Thu nhập hỗn hợp của hộ nông dân là đại lượng phản ánh giá trị mang về sau cùng khi đã loại bỏ hoàn toàn tất cả các chi phí trong quá trình sản xuất. Qua bảng phân tích có thể thấy được thu nhập hỗn hợp giống chè Ngọc Thúy đạt cao nhất và có sự chênh lệch lớn so với giống chè khác trên địa bàn huyện. Nhìn tổng thể bảng số liệu, chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp bình quân trên diện tích phản ánh rõ ràng giá trị mang lại một chu kỳ sản xuất, qua điều tra một số hộ đã tập trung đầu tư vào chiều sâu như công chăm sóc, bón phân, trồng các cấy che bóng…đã tăng năng suất chè nguyên liệu, chất lượng chè nguyên liệu cũng được đảm bảo hơn, phần nào cải thiện và nâng cao đời sống của hộ nông dân.

Để thấy rõ hơn kết quả và hiệu quả theo giống chè đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian chè Ngọc Thúy là 3,39 cao gấp đôi so với giống chè LDP1, LDP2 là 1,67 và chè Trung Du là 1,54. Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí trung gian chè Ngọc Thúy là 2,39 cao gần gấp 3 lần giống chè LDP1, LDP2 và giống chè Trung Du. Tỷ suất giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp bình quân của chè Ngọc Thúy cũng cao gấp 3 lần với các giống chè trên địa bàn.

Bảng 4.12. Kết quả và hiệu quả kinh tế theo tuổi chè của huyện Hải Hà năm 2018 năm 2018

Chỉ tiêu Đơn vị tính 4 - 7 năm 8 - 11 năm 12 - 15 năm

I. Kết quả sản xuất

1. Tổng giá trị sản xuất GO Tr.đ 88 112 120 2. Chi phí trung gian IC Tr.đ 44,2 26,2 26,2 3. Giá trị gia tăng VA Tr.đ 43,8 85,8 93,8 4. Thu nhập hỗn hợp MI Tr.đ 40,3 82,3 90,3 II. Hiệu quả kinh tế

1. GO/IC Lần 1,9 4,2 4,58 2. VA/IC Lần 0,99 3,27 3,58 3. MI/IC Lần 0,91 3,14 3,44 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2019)

Theo bảng số liệu được tổng hợp từ kết quả điều tra cho thấy thu nhập hỗn hợp của cây chè mới bắt đầu vào thời kỳ kinh doanh từ 4 – 7 năm tuổi thấp hơn so với cây chè trong độ tuổi từ 8 – 11 năm và từ 12 – 15 năm cho đến độ tuôi 30 năm. Nguyên nhân là do cây chè mới sức sinh trưởng chưa cao, các tầng rễ chua

ăn sâu vào trong lòng đất và một lý do quan trọng là các cây chè trong độ tuổi mới bắt đầu kinh doanh tán chè còn nhỏ chưa khép kín tán dẫn đến năng suất cũng như sản lượng thấp. Chính vì vậy hiệu quả kinh tế của cây chè mới kinh doanh thấp hơn hẳn so với nhưng cây chè ở giữa thời kỳ kinh doanh.

Nhìn vào bảng số liệu điều tra ta thấy các hộ có quy lớn họ đầu tư về vốn, khoa học kỹ thuật cũng như, diện tích đều cao hơn so với các hộ có quy mô trung bình và quy mô nhỏ. Cụ thể là hộ có quy mô lớn chi phí trung gian là 31,50 triệu đồng còn các hộ có quy mô trung bình là 25 triệu đồng, hộ quy mô nhỏ là 18,30 có rất nhiều các nguyên nhân dẫn đến vấn đề chênh lệch này nhưng nguyên nhân về công việc là nguyên nhân chủ đạo, các hộ có quy mô lớn họ sông chủ yếu dựa vào lao đông bằng nghề chè mà không có các công việc phụ khác, các hộ có quy mô trung bình và nhỏ ngoài việc thu nhập từ chè họ còn có nhưng khoản thu nhập phi nông nghiệp như chăn nuôi, đi phụ xây, trồng các cây hoa mầu hay các cây công nghiệp khác cũng như buôn bán.

Bảng 4.13. Kết quả và hiệu quả kinh tế theo quy mô sản xuất của hộ

Chỉ tiêu Đơn vị tính Hộ lớn trung bình Hộ Hộ nhỏ

I. Kết quả sản xuất

1. Tổng giá trị sản xuất GO Tr.đ 74,70 44,10 21,33 2. Chi phí trung gian IC Tr.đ 31,50 25 18,30 3. Giá trị gia tăng VA Tr.đ 43,2 19,1 3,03 4. Thu nhập hỗn hợp MI Tr.đ 39,7 17,06 2,89 II. Hiệu quả kinh tế

1. GO/IC Lần 2,37 1,76 1,16 2. VA/IC Lần 1,37 0,76 0,17 3. MI/IC Lần 1,26 0,68 01,6 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2019)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)