Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng sản xuất chè trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
4.1.4. Tình hình đầu tư, chi phí sản xuất chè của các hộ điều tra
4.1.4.1. Đầu tư chi phí cho 1 ha chè thời kỳ kiến thiết cơ bản của các hộ điều tra
* Phân bón: Nhìn chung, việc sử dụng phân bón đặc biệt là phân vô cơ vẫn còn cao so với quy định, diện tích chè nguyên liệu được bón phân hữu cơ
còn thấp (65%) (Nguyễn Văn Toàn, 2007) làm cho chất lượng chè nguyên liệu không đảm bảo. Đây cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất chè nguyên liệu của huyện Hải Hà.
Để trồng mới được 1 ha chè thì người dân trong 2 năm đầu thời kỳ kiến thiết trung bình mỗi năm người dân phải chi khoảng 82,25 triệu đồng. Ngoài ra sau khi trồng mới, sau thời kỳ kiến thiết cơ bản từ 1-3 năm thì mỗi năm người dân phải chi bình quân là 27,231 triệu đồng/ha. Đây là mức đầu tư lớn đối với người sản xuất chè nguyên liệu.
Bảng 4.5. Chi phí bình quân cho 1 ha chè kiến thiết cơ bản và kinh doanh của các hộ điều tra
ĐVT: 1000đ
Thời kỳ Chỉ tiêu
ĐVT Đơn giá
KTCB Kinh doanh
Số lượng Thành tiền lượng Số Thành tiền
1. Giống cây Bầu cây 1,6 20.000 32.000
2. Phân bón 22.950 13.420
- Đạm Kg 10 900 (năm2+3) 9.000 250 2.500 - Lân Kg 6 300 (năm2+3) 1.800 575 3.450 - Kali Kg 12 250 (năm2+3) 3.000 325 3.900 - Phân chuồng Kg 0,7 7.500 (năm 1) 5.250 3.250 2.275 - Vi sinh Kg 2,6 1.500 3.900 500 1.300 3. Công LĐ (bao gồm công trồng chè lúc ban đầu, làm sạch cỏ, chăm bón chè) Công 250 90 22.500 30 7.500 4. Thuốc BVTV Lít 300 5 1.500 4 1.200 5. KH TSCĐ 1000đ 1.800 2.606,5 6. CP khác Cp/ha 1.500 2.500 Tổng 82.250 27.231,5
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)
*Thuốc BVTV: Việc sử dụng thuốc BVTV trên cây chè trong thời gian qua
cũng đã có những chuyển biến tích cực, qua điều tra khảo sát tại hai xã Quảng Long và xã Quảng Thịnh cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc BVTV ở các hộ sản xuất đã giảm đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng sử dụng thuốc BVTV không đúng yêu cầu, quá liều do người sản xuất vì lợi ích trước mắt nên đã gây tác động đến
môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của chính người sản xuất và chất lượng chè nguyên liệu theo số liệu điều tra cho thấy chỉ có khoảng từ 30-45% tỷ lệ diện tích đất chè được bón phân hữu cơ, phân hữu cơ được sử dụng phổ biến là phân chuồng được bón từ 2-4 năm một lần. Việc sử dụng phân hữu cơ là việc làm tích cực cần được triển khai rộng và thường xuyên, tuy nhiên vài năm gần đây do chăn nuôi ít phát triển, giá phân hữu cơ đắt đã gây ra tình trạng thiếu hụt lượng phân hữu cơ cho diện tích chè trên địa bàn huyện.
* Đầu tư chi phí sản xuất chè nguyên liệu trong hộ nông dân
Muốn cho chè được năng suất cao thì cần phải nắm được nguyên tắc bón phân và hàm lượng phân cho chè. Tuy theo tuổi cây chè kinh doanh, tùy từng loại đất, thời tiết khí hậu để bón lượng phân và tỷ lệ phân phù hợp. Hơn nữa cần bón đúng cách, đúng lúc, bón lót, bón thúc kịp thời, cần bón cân đối N, P, K, bón bổ sung phân vi lượng khi cần thiết.
Về phân hữu cơ: Tỷ lệ hộ quy mô lớn bón lượng phân 8,8 triệu đồng chiếm 27,93% trong tổng lượng phân bón cho chè, hộ quy mô trung bình chiếm 21,20%, hộ quy mô nhỏ tỷ lệ thấp nhất là 10,93%. Mặc dù biết việc bón phân hữu cơ là quan trọng là tốt cho đất, tuy nhiên giá thành của phân hữu cơ lại cao hơn so với các loại phân hóa học trên thị trường, chính vì lý do này mà chỉ có nhóm hộ có kinh phí lớn mới đầu tư vào nhiều việc bón phân hữu cơ. Hàng năm vào cuối mỗi kỳ thu hoạch cây chè cũng được hưởng một lượng phân hữu cơ từ lá, cành chè hoại mục đốn vào cuối năm, tuy nhiên hàm lượng phân hữu cơ cần bổ sung vào đất là từ 15 – 20 tấn/ha, thì lượng phân đáp ứng được chỉ vào khoảng 25% – 30%.
Về các loại phân vô cơ: Qua các lớp tập huấn đã hướng dẫn cho các hộ nông dân bón hàm lượng phân để đảm bảo quy trình kỹ thuật, nhưng cũng có nhiều nguyên nhân như: Thời tiết, giá cả, kinh tế của mỗi hộ nên mức phân bón cũng có sự khác nhau từ các hộ nông dân trong năm. Có thể thấy hàm lượng phân đạm chiếm chủ yếu khi người dân bón phân vô cơ. Tỷ lệ bón phân đạm của nhóm hộ quy mô lớn là 19,04%, nhóm hộ quy mô trung bình và quy mô nhỏ đều vào khoảng 16%, sau đó là các loại phân Kali, Lân. Có thể thấy các hộ sản xuất chè còn sử dụng hàm lượng phân vô cơ rất nhiều, vì giá thành rẻ hơn nhiều so với phân hữu cơ trên thị trường. Mặc dù biết được tác dụng của phân vô cơ chỉ mang tính nhất thời, không đảm bảo được tính chất lâu dài, bền vững cho sản xuất chè nhưng vì tính hiệu quả kinh tế mà hộ sản xuất đã bỏ qua mặt hiệu quả môi trường
để sử dụng hàm lượng phân hóa học. Cần phải có một hướng dẫn cụ thể đến với người dân khi bón phân vô cơ chăm sóc cho cây chè.
Bảng 4.6. Mức độ đầu tư hàng năm cho 1 ha chè nguyên liệu của các hộ nông dân năm 2018
Stt Chỉ tiêu QM lớn (tr.đ) QM TB (tr.đ) QM nhỏ (tr.đ) Tỷ lệ (%)
QM lớn QM TB QM nhỏ
* Tổng chi phí 31,5 25 18,3 100 100 100 I Phân bón 17,8 11,8 6,4 56,50 47,20 34,97 1 Phân hữu cơ 8,8 5,3 2 49,43 44,91 31,25 2 Đạm (Urê) 6 4 3 33,71 33,90 46,87 3 Kali 2,25 1,94 1,02 12,64 16,44 15,96 4 Lân 0,75 0,56 0,38 4,22 4,75 5,92 II Thuốc trừ sâu 4,5 3,8 1,7 14,29 15,20 9,29 III Công lao động 9,2 9,4 10,2 29,21 37,60 55,74 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)
Về phun thuốc trừ sâu: Sâu bệnh làm giảm năng suất chè từ 30% - 50%, nếu bệnh hại nặng có thể dân đến việc không cho thu hoạch, do đó việc phòng trừ sâu bệnh là vô cùng quan trọng. Tỷ lệ phun thuốc ở nhóm hộ trung bình cao nhất với 15,20%, sau đó tới nhóm hộ lớn 14,29% và hộ nhỏ là khoảng 9%.
Phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh là việc làm cần thiết tránh gây hại cho cây chè, tuy nhiên nếu phun quá nhiều sẽ làm ô nhiễm môi trường, gây độc hại cho con người và gia súc khi sử dụng sản phẩm chè, do đó cần hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu.
* Đầu tư thâm canh sản xuất chè trong hộ nông dân
Hàng năm từ tháng 11 đến tháng 12 cây chè được đốn. Đốn chè là biện pháp canh tác đặc thù trong sản xuất chè, là biện pháp cắt bỏ đi một phần khối thân, cành, lá chủ yếu là cành và lá cây tùy thuộc theo mục đích tạo tán và điều tiết sinh trưởng dinh dưỡng của cây chè.
Đốn chè kinh doanh có rất nhiều tác dụng như thúc đẩy sinh trưởng sinh dưỡng hạn chế sinh trưởng sinh thực, kích thích quá trình nẩy mầm, duy trì tán chè có chỉ số diện tích là thích hợp nhất cho quá trình quang hợp, cân đối với chế độ đầu tư phân bón, tạo ra nhiều búp non, góp phần tăng năng suất và sản lượng. Trong biện pháp đốn có nhiều biện pháp đốn tạo hình như đốn phớt, đốn lửng,
đốt trẻ lại…Đốn phớt được tiến hành hàng năm trên diện tích chè kinh doanh: Hai năm đầu sau khi đốn trên vết đốn cũ 5cm, sau đó mỗi năm đốn cao thêm 3cm khi vết đốn cuối cùng cao 70cm so với mặt đất thì hàng năm đốn cao hơn 1cm so với vết đốn cũ.
Hộ sản xuất chè đã thực hiện đốn tạo hình với các diện tích chè kiến thiết cơ bản ở năm thứ 2 và năm thứ 3. Đốn tạo hình có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tán chè ảnh hưởng trực tiếp đến nắng suất chè nguyên liệu.
Đốn chè lần 1: Khi cây chè đạt 2 tuổi, đốn thân chính cách mặt đất 12cm – 15cm, đốn cành cách mặt đất 30cm – 50cm.
Đốn chè lần 2: Khi chè đạt 3 năm tuổi, đốn cách mặt đất 30cm – 35cm, đốn cành tán cách mặt đất 40cm đến 45cm
Tỷ lệ diện tích đất được cuốc lật của các nhóm hộ tăng lên theo từng năm. Việc này đã làm hạn chế những tác động tiêu cực của việc bón phân vô cơ gây ra (Làm úng đất, trai đất, ô nhiễm nguồn nước do các hóa chất phụ trong đất gây ra).
Số lần hái trong năm của nhóm hộ quy mô nhỏ tăng lên do không có máy hái chè chính vì vậy việc hái tay kéo dài thời gian hơn và số lần hái cũng nhiều hơn hái máy, ở nhóm hộ quy mô lớn và nhóm hộ quy mô trung bình việc hái máy được áp dụng một năm 7 lần. Điều này cho thấy việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chè búp tươi của hộ nông dân ngày càng được chú trọng, tuy nhiên cần đầu tư đông đều giữa các nhóm hộ hơn nữa.