Kỹ thuật chế biến và bảo quản chè của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 87 - 89)

Stt Chỉ tiêu Mức độ Số hộ thực hiện

1 Bảo quản trước chế biến Có 12

Không 88

2 Giai đoạn diệt men Nhiệt độ dưới 200

0C 96

Nhiệt độ trên 2000C 4 3 Giai đoạn làm nguội Có 100

Không 0

4 Giai đoạn vò chè 1 lần 89

2 lần 11

5 Giai đoạn đánh tơi chè vò Có 92

Không 8

6 Giai đoạn sao

2 lần 24

3 lần 53

4 lần 33

7 Dụng cụ bao gói sản phẩm sau sao

Bao tải to có túi nilon 68

Túi nhỏ 32

8 Bảo quan sau chế biến Phòng mát 2 Phòng bình thường 98

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2019)

4.2.2. Các yếu tố chủ quan

* Thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ không chỉ trên địa bàn huyện mà cả trong nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển sản xuất chè nguyên liệu của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Hải Hà. Giá thu mua chè nguyên liệu trên thị trường không ổn định, biến động liên tục làm cho người sản xuất không kịp thích ứng với giá cả trên thị trường, hơn nữa thông tin về giá cả trên thị trường, nhu cầu vay vốn đầu tư còn hạn chế, khó khăn chồng chất khó khăn, việc bị ép giá giữa người thu mua và hộ nông dân vẫn diễn ra.

Năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp còn chưa thực sự mạnh dẫn tới giá trên thị trường không ổn định. Khí giá chè nguyên liệu trên thị trường tăng cao, khó khăn thuộc về các doanh nghiệp trên địa bàn về việc thu mua số lượng lớn chè nguyên liệu trong thời gian ngắn do nguồn tài chính có hạn, đa phần các doanh nghiệp là vốn tự có và một số khác thì vay ngân hàng nên khi gặp khó khăn thì việc đảm bảo cho hộ sản xuất là không thể. Ngược lại khi giá cả thu mua

chè nguyên liệu trên thị trường giảm mạnh khó khăn lại xuất phát từ phía người dân do bán khối lượng lớn chè nguyên liệu thu hoạch được nhưng với giá thấp, không đem lại lợi nhuận cao, trong khí đó vốn đầu tư chăm sóc bỏ ra cao, phải đi vay ngân hàng làm tăng chi phí sản xuất. Hiện nay các doanh nghiệp vẫn thu mua chè nguyên liệu với giá chưa ổn định, mức độ chênh lệch giữa giá của sản phẩm có phẩm cấp chất lượng tốt và giá của sản phẩm với phẩm cấp chất lượng kém là chưa rõ ràng.

Sản phẩm chè của huyện Hải Hà có danh tiếng nhưng hiện nay nhiều người tiêu dùng vẫn chưa biết đến sản phẩm. Người sản xuất, kinh doanh còn thiếu thông tin và kỹ năng phát triển thị trường nên việc tổ chức sản xuất cũng như kinh doanh mở rộng còn nhiều hạn chế. Chè Hải Hà là công cụ để tiếp cận thị trường và tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm nhưng mới được bảo hộ nên cần tiến hành quảng bá và giới thiệu sản phẩm tới các thị trường. Phát triển thị trường là việc mở rộng tiêu thụ sản phẩm hoặc bằng cách thâm nhập vào một phân khúc mới, hoặc tăng lượng người tiêu dùng, hoặc tăng mức độ sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè Hải Hà hiện nay được tổng hợp trong sơ đồ sau

Các cơ sở chế biến chè chủ yếu chế biến sản phẩm chè bán thành phẩm, dưới dạng nguyên liệu thô bán lại cho các công ty ngoại tỉnh hoặc xuất khẩu sang các thị trường khác, chủ yếu là Trung Quốc chiếm tỷ lệ rất lớn từ 60 - 65% tổng khối lượng chè nguyên liệu của toàn huyện; lượng chè thành phẩm chế biến ra tiêu thụ tới người tiêu dùng chỉ đạt 30 - 35% tương đương 500 - 600 tấn chè thành phẩm được tiêu thụ mỗi năm.

Hệ thống phân phối sản phẩm chè thành phẩm của huyện Hải Hà được thực hiện theo 3 kênh hàng sau:

Kênh 1

Trong kênh phân phối này, các cơ sở chế biến chè Hải Hà bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Đây là kênh phân phối trực tiếp và ngắn nhất, không có các tác nhân trung gian. Kênh 1 là kênh phân phối chiếm gần 8% khối lượng chè thành phẩm giao dịch tương đương 115 - 140 tấn/năm chè thành phẩm.

Với kênh phân phối này thì người sản xuất chè Đường Hoa có lợi nhất vì không phải mất chi phí trung gian giao dịch như vận chuyển hàng…Đây là kênh

phân phối truyền thống và thu hút tất cả các hộ sản xuất chè Hải Hà tham gia. Đặc biệt, các hộ có quy mô sản xuất nhỏ dựa hoàn toàn vào kênh phân phối này. Chính vì vậy, kênh phân phối này tạo ra sức cạnh tranh khá lớn giữa các cơ sở sản xuất chè của huyện Hải Hà. Đối tượng tiêu dùng chính là người tiêu dùng địa phương (đối lượng tiêu dùng phụ là khách vãng lai qua đường). Vì vậy, đây sẽ là kênh khá ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)