Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 31)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè

* Yếu tố về điều kiện tự nhiên - Điều kiện đất đai và địa hình

Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt đối với cây chè, nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm.

Muốn chè có chất lượng cao và hương vị đặc biệt cần phải trồng chè ở độ cao nhất định. Chè được trồng và phát triển chủ yếu ở vùng đất dốc, đồi núi, ở những vùng núi cao cần có độ cao cách mặt biển từ 500m đến 800m, chè có chất lượng tốt hơn so với vùng đất thấp (Ngô Xuân Cường và Nguyễn Văn Tạo, 2004).

Độ dốc đất trồng chè không quá 30 độ, đất càng dốc thì độ soi mòn càng cao, dẫn tới đất bị nghèo dinh dưỡng chè sẽ không sống được quá lâu. Chè là loại cây thân gỗ dễ ăn sâu nên cần tầng đất dày, tối thiểu là 50cm. Cây chè ưa các loại đất thịt và đất thịt pha cát vì giữ ẩm tốt, thoát nước tốt. Độ sâu mực nước ngầm phải sâu hơn thì chè mới sinh trưởng và phát triển tốt được vì cây chè cần ẩm nhưng lại sợ úng (Ngô Xuân Cường và Nguyễn Văn Tạo, 2004).

Độ chua của đất là chỉ tiêu quyết định đời sống cây chè, độ pH thích hợp nhất là từ 4,5 - 5,0. Nếu độ chua pH dưới 3, lá chè xanh thẫm, có nhiều cây sẽ bị chết. Nếu độ chua trên 7,5 thì cây chè sẽ ít lá, vàng và cằn cỗi. Trồng chè ở các vùng đất trung tính hoặc kiềm thì cây chè sẽ chết dần, ngoài ra thành phần dinh dưỡng cũng quyết định sự sinh trưởng và năng suất của cây chè. Để cây chè phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao thì đất trồng chè phải đạt yêu cầu: Đất tốt, giàu mùn, chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cho chè phát triển và sinh trưởng (Ngô Xuân Cường và Nguyễn Văn Tạo, 2004).

- Điều kiện khí hậu

Cây chè thích nghi với các điều kiện khí hậu khác nhau. Nhưng qua số liệu các nước trồng chè cho thấy, cây chè sinh trưởng ở những vùng có lượng mưa hàng năm từ 1000 mm – 4000 mm, phổ biến thích hợp nhất từ 1500 mm – 2000 mm. Độ ẩm không khí cần thiết là từ 70% - 90%. Độ ẩm đất từ 70% - 80%. Lượng mưa bình quân hàng tháng trên 1000 mm chè sẽ mọc tốt, ở nước ta các vùng trồng chè có điều kiện thích hợp, chè thường được thu hoạch nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm. Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chè. Cây chè ngừng sinh trưởng và phát triển khi nhiệt độ không khí dưới 10 độ C hay trên 40 độ C. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng từ 22 độ C đến 28 độ C. Mùa đông cây chè tạm ngừng sinh trưởng, mùa xuân bắt đầu phát triển trở lại. Thời vụ thu hoạch chè dài, ngắn, sớm hay muộn tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ. Tuy nhiên các giống chè khác nhau có mức độ chống chịu khác nhau (Đỗ Văn Chương và Đặng Thị Thanh Quyên, 2012).

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, cái nôi của cây chè. Do vậy khí hậu đất đai rất thích hợp với sự sinh trưởng của cây chè. Với lượng mưa dồi dào từ 1700mm – 2000 mm/năm, nhiệt độ trung bình từ 21 – 23

độ C, độ ẩm không khí từ 80% – 85%. Về quỹ đất trồng chè của nước ta gồm 2 loại: Đất Phiến thạch sét và đất Banzan màu mỡ. Hai điều kiện này sẽ tác động đến năng xuất và chất lượng của cây chè nước ta hiện nay (Đỗ Ngọc Quỹ, 1997).

* Yếu tố kỹ thuật - Giống chè

Đỗ Ngọc Quỹ (1997) cho rằng giống chè là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm. Có thể nói giống là tiền đề năng suất, chất lượng chè thời kỳ dài 30 năm – 40 năm thu hoạch, nên cần được hết sức coi trọng.

Giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được điều kiện sống khắc nghiệt và sâu bệnh. Nguyên liệu phù hợp chế biến các mặt hàng có hiệu quả kinh tế cao. Cùng với giống tốt trong sản xuất kinh doanh chè cần có một số cơ cấu giống hợp lý, việc chọn tạo giống chè là rất quan trọng trong công tác giống. Ở Việt Nam đã chọn, tạo được nhiều giống chè tốt bằng phương pháp chọn lọc cá thể như: PH1, TR777, 1A, TH3. Đây là một số giống chè khá tốt và được đánh giá có nhiều ưu điểm, trồng nhiều trên diện tích rộng, bổ sung cơ cấu giống vùng và thay thế dần giống cũ trên các đồi chè cằn cỗi (Đỗ Ngọc Quỹ, 1997).

Bên cạnh đặc tính của các giống chè, phương pháp nhân giống cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chè nguyên liệu. Hiện nay, có hai phương pháp được áp dụng nhiều nhất là trồng bằng hạt và trồng bằng giâm cành. Đặc biệt phương pháp trồng chè cành đến nay đã được phổ biến, áp dụng rộng rãi và dần dần trở thành biện pháp chủ yếu trên thế giới cũng như Việt Nam (Đỗ Ngọc Quỹ, 1997).

Giống chè ảnh hưởng tới năng suất búp chè nguyên liệu, chất lượng chè nguyên liệu do đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chè, đến hiệu quả kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường. Mỗi sản phẩm chè đòi hỏi một nguyên liệu nhất định, mỗi vùng, mỗi điều kiện sinh thái lại thích hợp cho một hoặc một số giống chè. Vì vậy, để góp phần đa dạng hóa sản phẩm chè và tận dụng được lợi thế so sánh của mỗi vùng sinh thái cần đòi hỏi một tập đoàn giống thích hợp với điều kiện của mỗi vùng (Đỗ Ngọc Quỹ, 1997).

- Khoa học kỹ thuật

Yếu tố khoa học kỹ thuật trồng và sản xuất chè có ý nghĩa quyết định đến năng suất và chất lượng của chè, từ khâu chọn giống, đến khâu chăm sóc, khâu hái khi thu hoạch cũng như khâu bảo quản và chế biến sau khi thu hoạch đều phải có kỹ thuật và ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật riêng như:

Cùng với giống mới thì việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến cũng là điều kiện cần thiết để tạo ra năng suất và chất lượng tốt.

Phủ cỏ rác và tưới nước: Phủ cỏ rác làm tăng năng suất chè từ 30% - 50% do

giữ được độ ẩm, tăng lượng mùn và các chất dinh dưỡng trong đất dễ tiêu. Trong búp chè có hàm lượng nước lớn, song chè rất sợ úng và không chịu được úng. Chè gặp khô hạn sẽ bị cằn cỗi, hạn chế việc hút nước và các chất dinh dưỡng có trong đất, khô cằn lâu ngày sẽ làm giảm sản lượng thậm chí còn chết. Do đó, việc tưới nước cho chè là biện pháp giữ ẩm cho đất để cây sinh trưởng phát triển bình thường, cho năng suất và chất lượng cao, nếu cung cấp nước thường xuyên thì năng suất chè nguyên liệu sẽ tăng từ 25% - 40% (Phạm Văn Chương, 2006).

Mật độ trồng chè: Để có được năng suất cao cần đảm bảo mật độ trồng

chè cho thích hợp, mật độ trồng chè phụ thuộc vào giống chè, độ dốc, và điều kiện cơ giới hóa. Nhìn chung tùy vào điều kiện mà ta bố trí mật độ chè khác nhau, nếu mật độ quá thưa hoặc quá dày sẽ làm năng suất sản lượng thấp, lâu khép tán, không tận dụng được đất đai, không khống chế được xói mòi và cỏ dại, chính vì vậy cần bố trí mật độ chè sao cho phù hợp.

Đốn chè: Là biện pháp kỹ thuật cần thiết để nâng cao năng suất, chất lượng chè. Kết quả nghiên cứu ở Indonesia cho thấy hàm lượng Cafein của nguyên liệu chè đốn cao hơn nguyên liệu chè chưa đốn. Ngoài phương pháp đốn, thời vụ đốn cũng làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè. Thường tiến hành đốn vào thời kỳ cây ngừng sinh trưởng, không ra búp từ ngày giữa tháng 12 đến cuối tháng 1 hàng năm nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 1 (Nguyễn Ngọc Kính, 1979).

Đốn chè: Đốn chè là biện pháp kỹ thuật không những ảnh hưởng đến sinh

trường phát triển của cây chè mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng chè. Do vậy, kỹ thuật đốn chè đã được nhiều nhà khoa học chú ý nghiên cứu. Kỹ thuật đốn chè ở Việt Nam đã được đề cập từ lâu, từ những kinh nghiệm của thực tiễn sản xuất. Trước năm 1945 nhân dân huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đã có kinh nghiệm đốn chè kinh doanh: “Năm đốn, năm lưu”. Những công trình nghiên cứu về đốn chè ở trạm thí nghiệm chè Phú Hộ, Phú Thọ (1946 - 1967) đã đi đến kết luận hàng năm đốn chè tốt nhất vào thời gian cây chè ngừng sinh trưởng và đã đề ra các mức đốn hợp lý cho từng loại hình đốn:

Đốn phớt: Đốn hàng năm, đốn cao hơn vết đốn cũ 3 - 5 cm, khi cây chè cao hơn 70 cm thì hàng năm đốn cao hơn vết đốn cũ 1 – 2 cm.

Đốn lửng: Đốn cách mặt đất từ 60 – 65 cm. Đốn dàn: Đốn cách mặt đất từ 40 – 50 cm. Đốn trẻ lại: Đốn cách mặt đất từ 10 – 15 cm.

Nghiên cứu về đốn chè tác giả Nguyễn Ngọc Kính (1979) cho thấy: Đốn chè có tác dụng loại trừ các cành già yếu, giúp chè luôn ở trạng thái sinh trưởng dinh dưỡng, hạn chế ra hoa, kết quả, kích thích hình thành búp non, tạo cho cây chè có bộ lá, bộ khung tán thích hợp, vừa tầm hái.

Bón phân: Bón phân cho chè nhất là chè kinh doanh là một biện pháp kỹ

thuật quan trọng quyết định trực tiếp tới năng suất và chất lượng chè nguyên liệu. Chè là cây có khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng rất rộng rãi, nó có thể sống nơi đất màu mỡ cũng có thể sống nơi đất cằn cỗi mà vẫn có thể cho năng suất cao. Tuy nhiên muốn nâng cao được năng suất, chất lượng thì cần phải bón phân đầy đủ. Bón phân cho chè là biện pháp kỹ thuật cần thiết để nâng cao năng suất và chất lượng cho chè, nhưng biện pháp này cũng có những tác dụng ngược lại, bởi nếu bón phân không hợp lý sẽ làm giảm năng suất và chất lượng không tăng lên được, thậm chí lại còn giảm xuống. Nếu bón phân đạm với hàm lượng quá cao hoặc bón các loại phân theo tỷ lệ không hợp lý sẽ làm giảm chất Tanin hòa tan của chè, làm tăng hợp chất Nitơ dẫn tới giảm chất lượng chè. Vì vậy bón phân cần phải đúng cách, đúng lúc, đúng khối lượng và đúng hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng chủ yếu như: Đạm, Lân, Kali sao cho phù hợp (Chu Xuân Ái, 1998).

Kỹ thuật hái chè: Thời điểm, thời gian và phương thức hái có ảnh hưởng

tới năng suất, chất lượng chè búp tươi, hái chè gồm 1 tôm 2 lá là nguyên liệu tốt nhất cho chế biến chè, vì trong đó chứa hàm lượng Polyphenol và Cafein cao, nếu hái quá già thì không những chất lượng chè giảm mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây chè (Phạm Văn Chương, 2006).

Vận chuyển và bảo quản chè nguyên liệu: Nguyên liệu chè sau khi thu hái

có thể đưa thẳng vào chế biến, có thể để một thời gian nhưng không quá 10 tiếng đồng hồ do nhà máy chế biến quá xa hoặc công suất thấp. Do vậy sau khi thu hái không để dập nát búp chè (Vũ Bội Tuyền, 1981).

Công nghệ chế biến: Tác giảVũ Bội Tuyền (1981) cho rằng tùy thuộc vào

mục đích của sản phẩm đầu ra là gì mà ta có thể có quy trình công nghệ chế biến phù hợp với từng nguyên liệu đầu vào, quá trình chế biến gồm hai giai đoạn sơ chế và tinh chế thành phẩm.

+ Chế biến chè Đen: Hái búp chè – làm héo – vò – lên men – sấy khô – vò nhẹ - phơi khô. Chè Đen thường được sơ chế bằng máy móc hiện đại với năng

suất chất lượng cao, trong các khâu này đòi hỏi quy trình kỹ thuật phải nghiêm ngặt tạo hình cho sản phẩm và kích thích các phản ứng hóa học trong búp chè.

+ Chế biến chè Xanh: Là phương pháp chế biến được người dân áp dụng rất phổ biến từ trước đến nay, quy trình gồm các công đoạn: Từ chè nguyên liệu (1 tôm 2 lá) sau khi thu hái về đưa vào máy sao đầu xử lý ở nhiệt độ 100 độ C với thời gian nhất định rồi đưa ra máy vò để cho búp chè săn lại, đồng thời giảm bớt tỷ lệ nước trong chè. Sau khi chè vò xong được đánh tơi rồi đưa vào máy sấy xử lý ở nhiệt độ thích hợp, lúc này chè khô khoảng 70% - 80% thì đưa vào máy lăn chè cho đến khi chè khô hẳn (Chú ý giai đoạn cuối nhiệt độ sẽ giảm dần). Sau khi chè khô ta có thể sơ chế như sàng chè, bắn cậng, đóng bao bì, ướp hương rồi bán, khâu này tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Đặc điểm của chè Xanh là có màu nước xanh óng ánh, vị chát đậm, hương vị tự nhiên, vật chất khô ít bị biến đổi (Vũ Bội Tuyền, 1981).

+ Chế biến chè Vàng: Yêu cầu của việc chế biến khác với chè Xanh và chè Đen, chè Vàng là sản phẩm của một số dân tộc ít người trên các vùng núi cao được chế biến theo phương pháp thủ công.

Cây chè là cây công nghiệp dài ngày, là loại cây mà sản phẩm của nó chủ yếu cung cấp cho tiêu dùng và một số phục vụ cho công nghiệp chế biến. Với chu kỳ kinh doanh dài, đầu tư lớn. Nếu chỉ dựa vào thị trường thế giới và xuất khẩu thô thì sẽ có nhiều khó khăn để phát triển cây chè. Cụ thể là biến động về cầu thị trường thế giới khiến giá cả dao động gây khó khăn cho người sản xuất và giá trị tăng thấp do chỉ đảm bảo khâu sản xuất bán đầu ra sản phẩm thô (Vũ Bội Tuyền, 1981).

* Yếu tố kinh tế xã hội

- Hệ thống chính sách phát triển chè

Thành tựu về kinh tế của Việt Nam hơn 10 năm qua là do nhiều nhân tố tác động, trong đó phải kể đến sự đóng góp tích cực của đổi mới quản lý kinh tế vĩ mô. Sự đổi mới này được diễn ra trong tất cả các ngành, các lĩnh vực.

Cây chè cũng như các cây công nghiệp lâu năm khác, muốn mở rộng quy mô sản lượng và phát triển chiều sâu nhất thiết phải có hệ thống chính sách kinh tế thích hợp nhằm tạo dựng mối quan hệ hữu cơ giữa các nhân tố với nhau để tạo hiệu quả kinh tế cao nhất. Chính sách phát triển cây công nghiệp của địa phương là tổng thể các cơ chế và biện pháp của các cơ quan quản lý địa phương sử dụng

để tác động vào mức sản lượng cây công nghiệp của địa phương thông qua điều chỉnh các quy định sử dụng đất nông nghiệp, hỗ trợ tài chính thông qua các chính sách khuyến nông, lãi vay ngân hàng và thuế, cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện kết cấu hạ tầng…công nghệ mới vào sản xuất và chế biến chè nguyên liệu (Nguyễn Văn Tạo, 2005).

- Điều kiện kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng bao gồm các công trình như giao thông, cấp thoát nước, hệ thống điện, thông tin liên lạc, hệ thống trường học, bệnh viện, chợ, nhà văn hóa, sân thể thao, nhà thi đấu, công viên…

Một số hệ thống kết cấu hạ tầng hợp lý đáp ứng đủ 3 yêu cầu: Đồng bộ, quy mô và đảm bảo tính phát triển. Việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng như điện, nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc phải đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với quy mô, tốc độ định hướng phát triển trong các lĩnh vực Kinh tế - Xã hôi – Văn hóa mà còn liên hệ giữa các ngành liên quan. Do đó đồng bộ là yêu cầu cao nhất. Một quy mô hợp lý là kết quả tính toán giữa khả năng đầu tư và nhu cầu phát triển.

Muốn vậy phải dự báo tốt, dự báo sai sẽ dẫn đến quy mô không phù hợp và lãng phí. Trong hệ thống kết cấu hạ tầng có loại không chỉ tồn tại vài chục năm mà có khi là cả một thế kỷ. Do đó, cần phải được thiết kế với khả năng cải tiến và tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật để không trở thành gánh nặng khi kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)