Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 92 - 95)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè của các hộ điều tra

4.2.3. Đánh giá chung

Trong sản xuất chè trên địa bàn cho thấy được những mặt đạt được là điểm mạnh cần phát huy thì bên cạnh đó vẫn còn những mặt tồn tại, hạn chế gồm điểm yếu cần được khắc phục để từ đó có những cơ hội mới cho phát triển sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn huyện, đương đầu với những thách

* Điểm mạnh (Strengths)

Huyện Hải Hà nằm trong vùng quy hoạch chè của tỉnh Quảng Ninh, có vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên và giao thông thuận lợi cho việc phát triển sản xuất chè nguyên liệu cho năng suất cao.

Trên địa bàn huyện có công ty TNHH Thuấn Quỳnh, công ty TNHH 1 thành viên chè Quảng Long, nhà máy chế biến chè Khiêm Thu, nhà máy chế biến chè Dũng Nga và một số lò thủ công thu mua chè nguyên liệu lớn của các hộ nông dân.

Người dân đã gắn bó lâu đời với cây chè, kinh nghiệm canh tác trên đồi dốc, diện tích chè thuộc quyền sở hữu của hộ.

Lực lượng lao động dồi dào phục vụ cho sản xuất chè trên địa bàn huyện Hải Hà.

* Điểm yếu (Weaknesses)

Sản xuất chè nguyên liệu tự phát của hộ, không theo quy hoạch nên chất lượng vườn chè không đảm bảo.

Đất trồng chè của các hộ dân phân tán, khó khăn cho quản lý và chăm sóc diện tích chè.

Sản xuất nhỏ lẻ, nhiều chủng loại giống khác nhau, không có sự liên kết phối hợp sản xuất chè nguyên liệu theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Độc canh cao, không trồng cây bóng mát gây mất cân bằng về môi trường sinh thái.

Khả năng đầu tư thấp vì thiếu vốn, tiếp cận nguồn tín dụng còn yếu.

* Cơ hội (Opportunities)

Được sự quan tâm của các cấp các ngành trên địa bàn tỉnh về chính sách ưu tiên phát triển cây chè trong thời gian tới.

Nhu cầu sử dụng chè thành phẩm trên thị trường ngày càng cao, cũng như sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào việc sản xuất chè thành phẩm.

Có thể vận dụng khoa học kỹ thuật tốt vào phát triển sản xuất nếu được nào tạo chuyên sâu.

Thương hiệu chè của Viêt Nam đang có chỗ đứng trên thế giới. Chè Hải Hà đang từng bước hoàn thiện việc xây dựng thương hiệu chè cho riêng mình.

* Thách thức (Threats)

Yêu cầu trong chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong chè ngày càng cao. Quan tâm tới vấn đề phát triển sản xuất thân thiện hơn với môi trường sinh thái.

Biến động của nền kinh tế như lạm phát, giá cả ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ chè nguyên liệu trong hộ nông dân.

Khó khăn trong việc áp dụng cơ giới hóa vào phát triển sản xuất chè.

* Lập ma trận SWOT

Qua phân tích cụ thể từng mặt của việc phát triển sản chè trên địa bàn huyện Hải Hà, tôi đưa ra sự kết hợp giữa các đặc điểm với nhau được thể hiện dưới bảng như sau:

Quang đánh giá các mặt về thực trạng sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Hải Hà đã có những mặt đạt được và hạn chế sau :

Diện tích chè nguyên liệu phát triển tương đối ổn định qua các năm gần đây. Phát triển sản xuất chè trong các năm gần đây đã tạo được những bước thay đổi lớn bộ mặt nông nghiệp huyện Hải Hà, số hộ nghèo đã giảm xuống, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, từ đó góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế của huyện. Đã có sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, công nghệ, máy móc vào sản xuất, chăm sóc cây chè nhằm tăng năng suất cũng như sản lượng đạt tiêu chuẩn.

Huyện Hải Hà là huyện có tiềm năng lớn về phát triển cây chè của tỉnh Quảng Ninh, đã có sự quan tâm về phía chính quyền các cấp về chính sách, quy hoạch. Tuy nhiên việc phát triển sản xuất chè còn chưa bền vững điển hình ở các vấn đề sau.

Quy hoạch phân vùng sản xuất chưa rõ ràng, còn chậm và thiếu tính đồng bộ, chưa thống nhất trong lựa chọn các giống chè đem lại năng suất cao được đưa vào sản xuất ở các hộ nông dân.

Sản lượng, năng suất trong các hộ nông dân trên toàn huyện, cũng như trong các nhóm hộ được điều tra của xã còn có sự chênh lệch lớn, chưa đồng đều do phương thức sản xuất của các nhóm hộ cũng như đầu tư trong khâu chăm sóc.

Tâm lý chạy theo giá cả thị trường đã làm cho diện tích chè biến đổi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chặt bỏ cây chè để trồng các cây khác cho hiệu quả kinh tế tức thời cao hơn như đinh lăng, ngô, sắn vẫn còn xảy ra trên địa bàn

huyện. Các thông tin đến với người dân còn chậm, chưa dự báo được giá cả của thị trường.

Trong sản xuất chè còn thiếu tính bền vững về môi trường, điển hình là việc sử dụng quá nhiều các thuốc hóa học mà chưa quan tâm tới môi trường, ảnh hưởng tới năng suất của cây chè trong thời gian tới, cũng như trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)