Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Tình hình sử dụng đất của huyện
Theo số kiểm kê đất đai năm 2018 của Phòng Tài nguyên và Môi trường Hải Hà, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 51.393,17 ha, được phân bổ theo mục đích sử dụng khác nhau (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 của huyện Hải Hà
Stt Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 51.393,17 100,00 1 Đất nông nghiệp 39.836,05 77,51 1.1 Đất lúa nước 2.735,04 5,32 1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.239,72 2,41 1.3 Đất rừng phòng hộ 15.207,54 29,59 1.4 Đất rừng sản xuất 18.711,20 36,41 1.5 Đất nuôi trồng thuỷ sản 894,70 1,74 2 Đất phi nông nghiệp 5.764,35 11,22 3 Đất đô thị 144,44 0,28 4 Đất khu dân cư nông thôn 745,96 1,45 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hải Hà (2018)
Như vậy, diện tích đất nông nghiệp vẫn lớn nhất, với 39.836 ha bằng 77,51% tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy nhiên, trong quỹ đất nông nghiệp thì diện tích đất sản xuất lúa, đất cây lâu năm (trong đó có cây chè) lại chiếm tỷ trọng quá nhỏ, lần lượt là 5,32% và 2,41% tổng diện tích đất tự nhiên.
a. Phân loại đất
đất thủy thành và đất địa thành.
Theo tính chất thổ nhưỡng thì đất của huyện Hải Hà được chia thành 8 nhóm đất chính. Phân loại cụ thể của từng loại đất theo tính chất thổ nhưỡng được cụ thể trong (Bảng 3.2).
Bảng 3.2. Phân loại đất của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
Stt Nhóm và loại đất Diện tích Số lượng (ha) Cơ cấu (%) I Nhóm Bãi cát, cồn cát 4.047,8 7,88 1 Bãi cát ven biển, ven sông 249,6 0,49 2 Bãi cát ngập triều 3.798,2 7,39 II Nhóm đất mặn 2.017,4 3,93 3 Đất Mặn Sú, Vẹt, Đước 2.017,4 3,93 III Nhóm đất phèn 810,3 1,58 4 Đất Phèn trung bình 603,4 1,17 5 Đất Phèn tiềm tàng, mặt ít và trung bình 206,9 0,40 IV Nhóm đất phù sa 1.633,8 3,18 6 Đất Phù Sa không được bồi 1.059,6 2,06 7 Đất phù sa glây 110,1 0,21 8 Đất phù sa ngòi suối 464,0 0,90 V Nhóm đất xám 1.297,3 2,52 9 Đất xám trên phù sa cổ 268,4 0,52 10 Đất xám gờ glây 1.029,0 2,00 VI Nhóm đất đỏ vàng 31.353,3 61,01 11 Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch 11.126,7 21,65 12 Đất vàng đỏ trên đá mắc ma axít 9.555,2 18,59 13 Đất vàng nhạt trên đá cát 7.459,5 14,51 14 Đất nâu vàng trên phù sa cổ 1.655,1 3,22 15 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước 1.556,9 3,03 VII Nhóm đất mùn 2.932,8 5,71 16 Đất mùn đỏ vàng trên đá mắc ma axít 2.932,8 5,71 VIII Nhóm đất thung lũng 288,9 0,56 17 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 288,9 0,56 Tổng diện tích các loại đất 44.381,5 86,36 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hải Hà (2018)
Đặc điểm cụ thể của từng nhóm và loại đất như sau:
Nhóm đất bãi Cát, Cồn Cát (C)
Nhóm đất bãi cát, cồn cát có diện tích 4.047,8 ha (7,88 % tổng diện tích tự nhiên), được hình thành ở ven biển, sông, chịu ảnh hưởng chặt chẽ của mẫu chất, đá mẹ.
Nhóm đất Mặn (M)- Đất Mặn Sú, Vẹt, Đước (Mm)
Đất mặn hình thành từ những sản phẩm phù sa sông biển lắng đọng trong môi trường nước biển, do trầm tích biển hoặc ảnh hưởng của nước mặn tràn hoặc mặn mạch ven biển cửa sông và do muối NaCl có tổng số muối tan > 0,25% (tương đương với > 0,05% Cl).
Nhóm đất này không phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè
Nhóm đất phèn (S):
Nhóm đất phèn có tổng diện tích 810,3 ha (1,58% diện tích tự nhiên). Đặc điểm chung là hình thái phẫu diện đất mặt thường có màu xám hoặc xám nâu, xuống các tầng dưới có màu xám hoặc xám xanh đen, glây mạnh, có chứa xác hữu cơ bán phân giải, một số nơi có xuất hiện kết von hình ống. Dưới nhóm đất phèn, có hai đơn vị đất: Đất phèn trung bình và Đất phèn mặn ít và trung bình.
Nhóm đất này không phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè
Nhóm đất Phù Sa (P):
Nhóm đất phù sa có diện tích 1.633,8 ha (3,18% tổng diện tích tự nhiên), phân bố ven các sông Hà Cối, Tài Chi và tạo thành những bãi phù sa lớn. Các loại đất trong nhóm đất phù sa được hình thành trên các trầm tích sông, suối. Quá trình thổ nhưỡng xảy ra yếu, đất còn thể hiện rõ đặc tính xếp lớp có vật liệu phù sa do sự bồi đắp hàng năm bởi cấp hạt khác nhau và hàm lượng chất hữu cơ.
Nhóm đất này không phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè
Nhóm đất Xám (X):
Nhóm đất xám có diện tích 1.297,3 ha (2,52% diện tích tự nhiên), được hình thành trên Phù Sa cổ. Trong quá trình hình thành bị ảnh hưởng rất mạnh của quá trình rửa trôi (Cả chiều sâu và bề mặt) nên đất thường có màu xám nhạt, thành phần cơ giới nhẹ, có tầng rửa trôi tương đối rõ. Quá trình trồng lúa nước đã làm xuất hiện tầng glay. Nhóm đất Xám được chia thành 2 loại: Đất Xám trên Phù Sa cổ (X) và Đất Xám Glay (Xg).
Nhóm đất này không phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè
Nhóm đất Vàng Đỏ (F):
Nhóm đất vàng đỏ có diện tích 31.353,3 ha (61,01% diện tích tự nhiên), bao gồm 5 loại đất dưới nhóm:
o Đất Vàng Đỏ trên Đá phiến sa thạch (Fs):
Loại đất này có diện tích 11.126,7 ha (21,65% đất tự nhiên), phân bố ở các xã Quảng Sơn (3.759,1 ha), Cái Chiên (1.817,2 ha), Quảng Thành (884,3 ha), Quảng Đức (723,7 ha), Quảng Phong (604,6 ha), Quảng Chính (306,2 ha), Quảng Long (363,0 ha), Quảng Thịnh (152,2 ha) và Tiến Tới, Quảng Thắng. Đất được hình thành do sản phẩm phong hoá của đá sa phiến thạch, quá trình Feralit mạnh hình thành tầng đất mịn màu đỏ vàng.
o Đất vàng đỏ trên đá maxma axít (Fa):
Toàn huyện có 9.555,2 ha (18,59% đất tự nhiên), phân bố ở các xã Quảng Sơn (5.116,7 ha) và Quảng Đức (4.438,5 ha).
Khảo sát thực địa cho thấy, loại đất này đang được trồng cây ăn quả (vải, nhãn, bưởi…), keo, thông, quế và hồi. Những khu vực có độ dốc >250 chủ yếu rừng tái sinh.
o Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq):
Đất vàng nhạt trên đá cát có diện tích 7.459,5 ha (14,59% đất tự nhiên), phân bố ở các xã Quảng Đức (3.046,9 ha), Quảng Sơn (2.943,3 ha), Quảng Thành (914,5 ha), Cái Chiên (1.817,2 ha), Quảng Phong (179,5 ha), Quảng Thịnh (59,7 ha), Quảng Thắng (39,8 ha) và một số ít tại các xã Quảng Điền và Quảng Minh. Đất vàng nhạt phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá cát, có thành phần cơ giới thịt nặng.
Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp):
Toàn huyện có 1.655,1 ha (3,22% đất tự nhiên), phân bố ở các xã Quảng Phong (819,2 ha), Quảng Long (404,7 ha), Quảng Chính (165,1 ha), Quảng Thịnh (128,7 ha), Quảng Thành (71,3 ha), Quảng Thắng (54,7 ha) và Quảng Sơn, Quảng Điền.
Nhóm đất này không phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (FL):
Diện tích 1.566,9 ha (3,03% đất tự nhiên), phân bố ở các xã Đường Hoa (432,9 ha), Quảng Đức (342,6 ha), Quảng Sơn (238 ha), Quảng Thành (161,4 ha), Quảng Thịnh (105,7 ha), Quảng Phong (81,6 ha), Quảng Thắng (80,2 ha), Quảng Long (51,3 ha), Quảng Chính (44 ha) và Quảng Minh, Quảng Điền. Đất có thành phần cơ giới thịt nặng đến sét.
Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (H) - Đất mùn vàng đỏ trên đá maxma axít (Ha): Đất mùn vàng đỏ trên núi (Ha) huyện Hải Hà có diện tích 2.932,76 ha, chiếm 5,71% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung ở hai xã Quảng Đức (292,44 ha) và xã Quảng Sơn (2.640,32 ha).
Đất được hình thành từ sản phẩm phong hoá của các loại đá mẹ. Phân bố ở độ cao >900 m, có khí hậu mát, độ ẩm cao, thảm thực vật tự nhiên phát triển tốt; quá trình hình thành đất chủ đạo là quá trình hình thành và tích luỹ mùn; ngoài ra còn có các quá trình feralit, quá trình xói mòn rửa trôi nhưng mức độ yếu. Thảm thực vật nhìn chung còn tốt. Địa hình cao, dốc, hiểm trở, nên xói mòn mạnh. Đặc điểm cơ bản của đất mùn vàng đỏ trên núi là có hàm lượng chất hữu cơ cao.
Kết quả khảo sát thực địa, lấy mẫu phân tích, so sánh và đối chiếu với bản đồ thổ nhưỡng của huyện Hải Hà cho thấy, nhóm đất vàng đỏ chủ yếu được khai thác trồng các loại cây lâu năm như chè, ăn quả, keo ở những khu vực có độ dốc <250. Những khu vực có độ dốc lớn hơn hoặc cao trên 1.000 m so với mực nước biển chủ yếu là keo hoặc rừng tái sinh (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hải Hà, 2012).
Hình 3.4. Phẫu diện đặc trưng đất trồng chè huyện Hải Hà
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hải Hà (2012)
Đối chiếu với yêu cầu về thổ nhưỡng của cây chè nói chung thì việc khai thác nhóm đất này với những địa hình dốc <250 là hoàn toàn phù hợp.
Nhóm đất thung lũng - Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D):
Nhóm đất này có 288,9 ha (0,56% đất tự nhiên), phân bố trên địa hình thấp, khó thoát nước, thuộc các xã Cái Chiên (112,8 ha), Quảng Phong (83,7 ha),
Đường Hoa (49,5 ha), Quảng Sơn (15,7 ha), Quảng Thành (13,89 ha) và Quảng Thịnh, Quảng Chính. Đất có hàm lượng dinh dưỡng từ trung bình đến khá.
*Đặc điểm nông hóa của đất trồng chè tại huyện Hải Hà
Để đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện hơn các yếu ảnh hưởng đến sự phân bố của cây chè tại Hải Hà, việc phân tích các chỉ tiêu nông hóa của đất trồng chè là cần thiết. Kết quả phân tích 50 mẫu đất được thể hiện trong (Bảng 3.3).
Bảng 3.3. Đặc điểm nông hóa của đất trồng chè tại huyện Hải Hà
Loại đất/giá trị
Chỉ tiêu
pHH2O (%) N P2O5 (%) (mg/100g P2O5 đất) K2O (mg/100g đất) Fp (n=8) Max 5,85 0,067 0,082 72,55 9,03 Min 5,44 0,046 0,038 19,1 3,07 Trung bình 5,645 0,057 0,06 45,825 6,05 Fs (n=9) Max 5,21 0,066 0,096 78,52 5,91 Min 5,1 0,059 0,031 57,09 2,89 Trung bình 5,156 0,062 0,066 68,982 4,277 Fa (n=4) Max 6,65 0,072 0,063 24,95 2,82 Min 5,01 0,069 0,059 21,63 2,43 Trung bình 5,78 0,071 0,062 23,17 2,618 Fq (n=8) Max 5,85 0,075 0,08 37,2 6,93 Min 5,04 0,046 0,038 26,3 2,93 Trung bình 5,286 0,066 0,059 31,78 4,905 X (n=9) Max 6,36 0,069 0,059 38,09 17,42 Min 5,3 0,056 0,008 6,07 1,34 Trung bình 5,937 0,063 0,039 11,221 8,487 H (n=8) Max 6,06 0,06 0,093 69,19 2,83 Min 5,73 0,05 0,033 38,09 2,01 Trung bình 5,895 0,055 0,063 53,64 2,42 Ha (n=4) Max 6,72 0,076 0,043 48,61 7,42 Min 5,98 0,049 0,028 46,71 7,24 Trung bình 6,38 0,061 0,034 47,945 7,35
Kết quả trên cho thấy, hàm lượng các chất dinh dưỡng cơ bản trong đất chè của huyện Hải Hà thuộc dạng từ nghèo đến trung bình (N tổng số, P2O5 dễ tiêu, P2O5 tổng số và K2O tổng số).
Hàm lượng P2O5 tổng số trong đất chè của Hải Hà có cao hơn so với một số vùng chè khác của Việt Nam (P2O5 tổng số từ 0.03 – 0,05%)
Về mặt thổ nhưỡng, các loại đất thuộc nhóm đất xám có hàm lượng P2O5
tổng số thấp hơn các loại đất thuộc nhóm đất vàng đỏ.
Tuy nhiên, một số loại đất thuộc nhóm đất vàng đỏ lại có hàm lượng P2O5
dễ tiêu thuộc dạng nghèo trong khi hàm lượng P2O5 tổng số ở mức trung bình. Điều này cho thấy, có hiện tượng lân bị giữ chặt trong đất do đất tích lũy nhiều sắt, nhôm, hàm lượng sét vật lý cao. Trong quá trình trồng chè, đất có hiện tượng rửa trôi sét xuống tầng sâu, lân bị giữ chặt dưới dạng Phosphat sắt, nhôm. Vì vậy, cần chú ý đến các biện pháp bón Lân cho chè.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn huyện Hải Hà làm địa bàn nghiên cứu vì đây là một huyện có diện tích rộng nhất tỉnh, với điều kiện khí hậu, thời tiết phù hợp cho việc phát triển sản xuất chè. Các xã được chọn là những xã có sản phẩm chè thể hiện thế mạnh của huyện.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
a. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Bảng 3.4. Thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thu thập Nguồn thu thập Phương pháp
Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu, ĐKTN-KTXH của huyện
Sách báo, luận văn, luận án, Internet có liên quan…
Tra cứu và chọn lọc thông tin
Số liệu về năng suất, sản lượng chè của các hộ trong huyện qua các năm.
Ban thống kê của Huyện.
Tổng hợp từ các báo cáo cuối năm, các tài liệu sổ sách có liên quan của UBND huyện Hải Hà. Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019)
b. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Việc chọn hộ để điều tra căn cứ vào cách chọn ngẫu nhiên có sự tham gia của cán bộ địa phương. Tiến hành điều tra 100 hộ thuộc 3 xã trong huyện gồm: xã Quảng Long, xã Quảng Chính và xã Quảng Đức.
* Phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn theo bảng hỏi
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân
tiếp tham gia trồng chè, diện tích trồng chè của hộ, máy móc, vốn…để nắm bắt được tình hình sản xuất của hộ.
Phương pháp phỏng vấn theo bảng hỏi: Phỏng vấn các hộ nông dân sản
xuất chè bằng phiếu điều tra đã xây dựng từ trước gồm các chỉ tiêu về kinh phí, thu nhập, quy mô…để đánh giá được thực trạng sản xuất chè tại địa phương.
* Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo:
- Tham khảo ý kiến của các cán bộ địa phương có thể các đối tác khác? (Doanh nghiệp, tổ chức) để nắm rõ về tình hình sản xuất chè của huyện. Xã Quảng Long, Quảng Thinh, Quảng Thành chúng tôi tiến hành phỏng vấn 02 cán bộ và 02 cán bộ Huyện dựa trên bản hướng dẫn phỏng vấn đã được chuẩn bị trước. Đây là cán bộ quản lý các hoạt động sản xuất nông nghiệp, khuyến nông và phát triển thị trường. Bên cạnh đó, người được phỏng vấn đang là là những cán bộ có hiểu biết sâu về tình hình sản xuất chè trên địa bàn xã, họ nắm được định hướng cũng như chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương trong thời gian tới. Hoạt động phỏng vấn chuyên gia sẽ tập trung vào các vấn đề cụ thể sau đây: (1) Đặc điểm của các hệ thống nông nghiệp chính của địa phương; (2) Đặc điểm hệ thống sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn xã, huyện; (3) Đặc điểm về điều kiện sản xuất (Đất đai, khí hậu, thủy lợi, tập quán sản xuất); (4) Khó khăn – thuận lợi về sản xuất chè của các hộ nông dân và các chiến lược, chính sách phát triển nông nghiệp nói chung.
3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
* Tổng hợp tài liệu
Sau khi thu thập tiến hành sàng lọc, phân loại và ghi chép các thông tin nội dung vào bảng biểu, đồ thị, biểu đồ, tác giả, thời gian để trích dẫn cho vấn đề nghiên cứu.
* Xử lý số liệu
Thực hiện ghi chép lại qua việc phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra và nhập vào máy tính. Việc xử lý số liệu chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp thủ công và cách sử dụng một số phần mềm Excel, SPSS và phần mềm khác có liên quan.
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Các chỉ tiêu; thông tin; số liệu thống kê về đất đai; dân số và lao động; kết cấu hạ tầng; kết quả phát triển các ngành kinh tế; tình hình nguồn vốn và đầu tư;
tình hình phát triển kết cấu hạ tầng; áp dụng khoa học kỹ thuật; kết quả sản xuất…cũng sẽ được tiến hành thu thấp từ các nguồn số liệu thống kê, báo cảo của huyện, địa phương để qua đó phân tích làm rõ đặc điểm địa bàn nghiên cứu, cũng như một số nội dung của thực trạng sản xuất chè theo thời gian của địa bàn nghiên cứu.
3.2.4.2. Phương pháp so sánh
Một số số liệu thống kê và các số liệu của việc khảo sát, điều tra (Giống, phân bón, sử dụng thuốc BVTV, chăm sóc, bảo quản, thu hái, sản xuất, sự liên kết, tiêu thụ…) sẽ được tiến hành tính toán, phân tổ theo các nhóm đối tượng, các nội dung phân tích…để qua đó làm rõ thực trạng phát triển sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Hải Hà.
3.2.4.3. Phương pháp phân tích ma trận SWOT
Mục tiêu là tìm cách kết hợp giữa điểm mạnh, điểm yếu với cơ hội, thách thức trong sản xuất chè của các hộ nông dân nhằm phát huy tốt nhất các điểm mạnh, khai thác cơ hội, khắc phục các điểm yếu và đối phó với các thách thức.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh quy mô cơ cấu sản xuất chè của các hộ nông dân
* Phát triển theo chiều rộng và chiều sâu: Các yếu tố về diện tích, năng suất, sản