Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 51)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

a. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Bảng 3.4. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thu thập Nguồn thu thập Phương pháp

Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu, ĐKTN-KTXH của huyện

Sách báo, luận văn, luận án, Internet có liên quan…

Tra cứu và chọn lọc thông tin

Số liệu về năng suất, sản lượng chè của các hộ trong huyện qua các năm.

Ban thống kê của Huyện.

Tổng hợp từ các báo cáo cuối năm, các tài liệu sổ sách có liên quan của UBND huyện Hải Hà. Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019)

b. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Việc chọn hộ để điều tra căn cứ vào cách chọn ngẫu nhiên có sự tham gia của cán bộ địa phương. Tiến hành điều tra 100 hộ thuộc 3 xã trong huyện gồm: xã Quảng Long, xã Quảng Chính và xã Quảng Đức.

* Phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn theo bảng hỏi

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân

tiếp tham gia trồng chè, diện tích trồng chè của hộ, máy móc, vốn…để nắm bắt được tình hình sản xuất của hộ.

Phương pháp phỏng vấn theo bảng hỏi: Phỏng vấn các hộ nông dân sản

xuất chè bằng phiếu điều tra đã xây dựng từ trước gồm các chỉ tiêu về kinh phí, thu nhập, quy mô…để đánh giá được thực trạng sản xuất chè tại địa phương.

* Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo:

- Tham khảo ý kiến của các cán bộ địa phương có thể các đối tác khác? (Doanh nghiệp, tổ chức) để nắm rõ về tình hình sản xuất chè của huyện. Xã Quảng Long, Quảng Thinh, Quảng Thành chúng tôi tiến hành phỏng vấn 02 cán bộ và 02 cán bộ Huyện dựa trên bản hướng dẫn phỏng vấn đã được chuẩn bị trước. Đây là cán bộ quản lý các hoạt động sản xuất nông nghiệp, khuyến nông và phát triển thị trường. Bên cạnh đó, người được phỏng vấn đang là là những cán bộ có hiểu biết sâu về tình hình sản xuất chè trên địa bàn xã, họ nắm được định hướng cũng như chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương trong thời gian tới. Hoạt động phỏng vấn chuyên gia sẽ tập trung vào các vấn đề cụ thể sau đây: (1) Đặc điểm của các hệ thống nông nghiệp chính của địa phương; (2) Đặc điểm hệ thống sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn xã, huyện; (3) Đặc điểm về điều kiện sản xuất (Đất đai, khí hậu, thủy lợi, tập quán sản xuất); (4) Khó khăn – thuận lợi về sản xuất chè của các hộ nông dân và các chiến lược, chính sách phát triển nông nghiệp nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)