Phân loại đất của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 49)

Stt Nhóm và loại đất Diện tích Số lượng (ha) Cơ cấu (%) I Nhóm Bãi cát, cồn cát 4.047,8 7,88 1 Bãi cát ven biển, ven sông 249,6 0,49 2 Bãi cát ngập triều 3.798,2 7,39 II Nhóm đất mặn 2.017,4 3,93 3 Đất Mặn Sú, Vẹt, Đước 2.017,4 3,93 III Nhóm đất phèn 810,3 1,58 4 Đất Phèn trung bình 603,4 1,17 5 Đất Phèn tiềm tàng, mặt ít và trung bình 206,9 0,40 IV Nhóm đất phù sa 1.633,8 3,18 6 Đất Phù Sa không được bồi 1.059,6 2,06 7 Đất phù sa glây 110,1 0,21 8 Đất phù sa ngòi suối 464,0 0,90 V Nhóm đất xám 1.297,3 2,52 9 Đất xám trên phù sa cổ 268,4 0,52 10 Đất xám gờ glây 1.029,0 2,00 VI Nhóm đất đỏ vàng 31.353,3 61,01 11 Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch 11.126,7 21,65 12 Đất vàng đỏ trên đá mắc ma axít 9.555,2 18,59 13 Đất vàng nhạt trên đá cát 7.459,5 14,51 14 Đất nâu vàng trên phù sa cổ 1.655,1 3,22 15 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước 1.556,9 3,03 VII Nhóm đất mùn 2.932,8 5,71 16 Đất mùn đỏ vàng trên đá mắc ma axít 2.932,8 5,71 VIII Nhóm đất thung lũng 288,9 0,56 17 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 288,9 0,56 Tổng diện tích các loại đất 44.381,5 86,36 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hải Hà (2018)

Đặc điểm cụ thể của từng nhóm và loại đất như sau:

 Nhóm đất bãi Cát, Cồn Cát (C)

Nhóm đất bãi cát, cồn cát có diện tích 4.047,8 ha (7,88 % tổng diện tích tự nhiên), được hình thành ở ven biển, sông, chịu ảnh hưởng chặt chẽ của mẫu chất, đá mẹ.

 Nhóm đất Mặn (M)- Đất Mặn Sú, Vẹt, Đước (Mm)

Đất mặn hình thành từ những sản phẩm phù sa sông biển lắng đọng trong môi trường nước biển, do trầm tích biển hoặc ảnh hưởng của nước mặn tràn hoặc mặn mạch ven biển cửa sông và do muối NaCl có tổng số muối tan > 0,25% (tương đương với > 0,05% Cl).

Nhóm đất này không phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè

 Nhóm đất phèn (S):

Nhóm đất phèn có tổng diện tích 810,3 ha (1,58% diện tích tự nhiên). Đặc điểm chung là hình thái phẫu diện đất mặt thường có màu xám hoặc xám nâu, xuống các tầng dưới có màu xám hoặc xám xanh đen, glây mạnh, có chứa xác hữu cơ bán phân giải, một số nơi có xuất hiện kết von hình ống. Dưới nhóm đất phèn, có hai đơn vị đất: Đất phèn trung bình và Đất phèn mặn ít và trung bình.

Nhóm đất này không phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè

 Nhóm đất Phù Sa (P):

Nhóm đất phù sa có diện tích 1.633,8 ha (3,18% tổng diện tích tự nhiên), phân bố ven các sông Hà Cối, Tài Chi và tạo thành những bãi phù sa lớn. Các loại đất trong nhóm đất phù sa được hình thành trên các trầm tích sông, suối. Quá trình thổ nhưỡng xảy ra yếu, đất còn thể hiện rõ đặc tính xếp lớp có vật liệu phù sa do sự bồi đắp hàng năm bởi cấp hạt khác nhau và hàm lượng chất hữu cơ.

Nhóm đất này không phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè

 Nhóm đất Xám (X):

Nhóm đất xám có diện tích 1.297,3 ha (2,52% diện tích tự nhiên), được hình thành trên Phù Sa cổ. Trong quá trình hình thành bị ảnh hưởng rất mạnh của quá trình rửa trôi (Cả chiều sâu và bề mặt) nên đất thường có màu xám nhạt, thành phần cơ giới nhẹ, có tầng rửa trôi tương đối rõ. Quá trình trồng lúa nước đã làm xuất hiện tầng glay. Nhóm đất Xám được chia thành 2 loại: Đất Xám trên Phù Sa cổ (X) và Đất Xám Glay (Xg).

Nhóm đất này không phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè

 Nhóm đất Vàng Đỏ (F):

Nhóm đất vàng đỏ có diện tích 31.353,3 ha (61,01% diện tích tự nhiên), bao gồm 5 loại đất dưới nhóm:

o Đất Vàng Đỏ trên Đá phiến sa thạch (Fs):

Loại đất này có diện tích 11.126,7 ha (21,65% đất tự nhiên), phân bố ở các xã Quảng Sơn (3.759,1 ha), Cái Chiên (1.817,2 ha), Quảng Thành (884,3 ha), Quảng Đức (723,7 ha), Quảng Phong (604,6 ha), Quảng Chính (306,2 ha), Quảng Long (363,0 ha), Quảng Thịnh (152,2 ha) và Tiến Tới, Quảng Thắng. Đất được hình thành do sản phẩm phong hoá của đá sa phiến thạch, quá trình Feralit mạnh hình thành tầng đất mịn màu đỏ vàng.

o Đất vàng đỏ trên đá maxma axít (Fa):

Toàn huyện có 9.555,2 ha (18,59% đất tự nhiên), phân bố ở các xã Quảng Sơn (5.116,7 ha) và Quảng Đức (4.438,5 ha).

Khảo sát thực địa cho thấy, loại đất này đang được trồng cây ăn quả (vải, nhãn, bưởi…), keo, thông, quế và hồi. Những khu vực có độ dốc >250 chủ yếu rừng tái sinh.

o Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq):

Đất vàng nhạt trên đá cát có diện tích 7.459,5 ha (14,59% đất tự nhiên), phân bố ở các xã Quảng Đức (3.046,9 ha), Quảng Sơn (2.943,3 ha), Quảng Thành (914,5 ha), Cái Chiên (1.817,2 ha), Quảng Phong (179,5 ha), Quảng Thịnh (59,7 ha), Quảng Thắng (39,8 ha) và một số ít tại các xã Quảng Điền và Quảng Minh. Đất vàng nhạt phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá cát, có thành phần cơ giới thịt nặng.

 Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp):

Toàn huyện có 1.655,1 ha (3,22% đất tự nhiên), phân bố ở các xã Quảng Phong (819,2 ha), Quảng Long (404,7 ha), Quảng Chính (165,1 ha), Quảng Thịnh (128,7 ha), Quảng Thành (71,3 ha), Quảng Thắng (54,7 ha) và Quảng Sơn, Quảng Điền.

Nhóm đất này không phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè

 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (FL):

Diện tích 1.566,9 ha (3,03% đất tự nhiên), phân bố ở các xã Đường Hoa (432,9 ha), Quảng Đức (342,6 ha), Quảng Sơn (238 ha), Quảng Thành (161,4 ha), Quảng Thịnh (105,7 ha), Quảng Phong (81,6 ha), Quảng Thắng (80,2 ha), Quảng Long (51,3 ha), Quảng Chính (44 ha) và Quảng Minh, Quảng Điền. Đất có thành phần cơ giới thịt nặng đến sét.

 Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (H) - Đất mùn vàng đỏ trên đá maxma axít (Ha): Đất mùn vàng đỏ trên núi (Ha) huyện Hải Hà có diện tích 2.932,76 ha, chiếm 5,71% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung ở hai xã Quảng Đức (292,44 ha) và xã Quảng Sơn (2.640,32 ha).

Đất được hình thành từ sản phẩm phong hoá của các loại đá mẹ. Phân bố ở độ cao >900 m, có khí hậu mát, độ ẩm cao, thảm thực vật tự nhiên phát triển tốt; quá trình hình thành đất chủ đạo là quá trình hình thành và tích luỹ mùn; ngoài ra còn có các quá trình feralit, quá trình xói mòn rửa trôi nhưng mức độ yếu. Thảm thực vật nhìn chung còn tốt. Địa hình cao, dốc, hiểm trở, nên xói mòn mạnh. Đặc điểm cơ bản của đất mùn vàng đỏ trên núi là có hàm lượng chất hữu cơ cao.

Kết quả khảo sát thực địa, lấy mẫu phân tích, so sánh và đối chiếu với bản đồ thổ nhưỡng của huyện Hải Hà cho thấy, nhóm đất vàng đỏ chủ yếu được khai thác trồng các loại cây lâu năm như chè, ăn quả, keo ở những khu vực có độ dốc <250. Những khu vực có độ dốc lớn hơn hoặc cao trên 1.000 m so với mực nước biển chủ yếu là keo hoặc rừng tái sinh (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hải Hà, 2012).

Hình 3.4. Phẫu diện đặc trưng đất trồng chè huyện Hải Hà

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hải Hà (2012)

Đối chiếu với yêu cầu về thổ nhưỡng của cây chè nói chung thì việc khai thác nhóm đất này với những địa hình dốc <250 là hoàn toàn phù hợp.

 Nhóm đất thung lũng - Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D):

Nhóm đất này có 288,9 ha (0,56% đất tự nhiên), phân bố trên địa hình thấp, khó thoát nước, thuộc các xã Cái Chiên (112,8 ha), Quảng Phong (83,7 ha),

Đường Hoa (49,5 ha), Quảng Sơn (15,7 ha), Quảng Thành (13,89 ha) và Quảng Thịnh, Quảng Chính. Đất có hàm lượng dinh dưỡng từ trung bình đến khá.

*Đặc điểm nông hóa của đất trồng chè tại huyện Hải Hà

Để đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện hơn các yếu ảnh hưởng đến sự phân bố của cây chè tại Hải Hà, việc phân tích các chỉ tiêu nông hóa của đất trồng chè là cần thiết. Kết quả phân tích 50 mẫu đất được thể hiện trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)