4.1.3 .Thực trạng quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
4.2.3. Nhận thức của người dân trong bảo vệ môi trường làng nghề
Chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Thường Tín nói chung và chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu vực làng nghề nói riêng, cho tới nay hầu hết chưa quan tâm đến môi trường và chưa có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.
Qua điều tra các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề Thường Tín cho thấy: 100% Chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh đều nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của mình có gây ra ô nhiễm môi trường nhưng không cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề nào tiến hành nộp đầy đủ phí nước thải công nghiệp và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường môi trường, xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường.
Bảng 4.24. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định và lập báo cáo, đề án bảo vệ môi trường của các cơ sở làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín
STT Yếu Tố Số lượng (N=60) Cơ cấu (%) 1 Không đủ kinh phí 17 28,33 2 Thủ tục hành chính phức tạp 28 46,67
3 Quy mô nhỏ ngại nâng cấp 5 8,33
4 Tâm lý ỷ lại cho rằng cả làng cùng gây ô nhiễm 10 16,67
Nguồn: Số liệu điều tra tổng hợp (2016) Chủ các cơ sở cho biết:
+ Không đủ kinh phí để thực hiện các biện pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thủ tục lập kế hoạch và báo cáo bảo vệ môi trường còn phức tạp.
+ Quan điểm về lợi ích kinh tế trước mắt đã và đang tồn tại trong nhận thức của người dân làng nghề.
+ Tâm lý e ngại, thích yên ổn sản xuất và không muốn hiện đại hóa máy móc vì cho rằng hiện tại đã đủ để sản xuất.
+ Đặc biệt là chủ CSSX họ nghĩ rằng cả làng đều gây ô nhiễm cho nên không phải trách nhiệm riêng của họ.
Tổ chức tham gia của cộng đồng vào giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường làng nghề nói riêng được chính quyền huyện Thường Tín hết sức coi trọng và quan tâm. Hàng loạt các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về môi trường và BVMT được triển khai, các cấp các ngành cùng với các tổ chức chính trị, đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Liên đoàn lao động... trong toàn bộ hệ thống chính trị cũng vào cuộc, phối kết hợp nhằm nâng cao ý thức BVMT của người dân nhất là với làng nghề. Kết quả bước đầu đã tạo ra được phong trào BVMT rộng khắp, từng bước nâng cao được nhận thức của người dân về BVMT. Tuy nhiên, tác động và hiệu quả thực tế của công tác này còn thấp, chưa lôi kéo được sự tham gia đông đảo của cộng đồng vào giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là tại các làng nghề.
Bảng 4.25. Nguồn thông tin về các chương trình bảo vệ môi trường của cộng đồng huyện Thường Tín
STT Các nguồn thông tin Số lượng (N=90) Cơ cấu (%)
1 Pano, áp phích, khẩu hiệu 14 15,56
2 Gia đình, bạn bè 18 20,00
3 Phương tiện truyền thông 33 36,67
4 Chính quyền, đoàn hội địa phương 25 27,77
Nguồn: Số liệu điều tra tổng hợp (2016) Công tác tuyên truyền và giáo dục về môi trường chưa thực sự được chú trọng tại các làng nghề, nội dung tuyên truyền không sâu, còn mang nặng tính hình thức, phong trào như: tập huấn, mít tinh hưởng ứng những ngày lễ về môi trường hay ra quân, chưa tập trung vào tư vấn chính sách và pháp luật. Do đó, công tác này thường chỉ mới tác động phần nào đến nhận thức mà chưa đi vào giải quyết những vấn đề cụ thể phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng xã, làng nghề, từng cơ sở sản xuất kinh doanh.
Nhiều hộ làng nghề chưa được chỉ dẫn cụ thể về luật bảo vệ môi trường và còn hiểu môi trường một cách chung chung, hoặc ngay như những nghị định triển khai luật môi trường cũng không được hiểu một cách cụ thể. Bên cạnh đó, đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên không được cung cấp đầy đủ kiến thức và tài liệu về BVMT, chỉ tham gia cho có phong trào nên hiệu quả của công tác tuyên truyền càng thấp đồng thời càng gây lãng phí ngân sách.