Khối lượng chất thải phát sinh từ làng nghề Tiền Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 85 - 87)

Làng nghề Nước thải (m3/ngày)

Rác thải (kg/ngày)

CTR nguy hại (kg/ngày)

Tiền phong 300 1460 40

Nguồn: Số liệu điều tra, tổng hợp (2016) Đặc thù của quá trình sản xuất, gia công may mặc không phát sinh nước thải. Chỉ có nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt của người dân. Vì vậy, nước thải chủ yếu bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ. Phần lớn nước thải được thải trực tiếp xuống các kênh rạch và chảy vào các ao làng, gây ô nhiễm nguồn nước mặt.

Dù đã xây dựng cụm công nghiệp làng nghề, tuy nhiên hiện vẫn đang phải đối mặt với tình trạng rác thải quá tải gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ và mất an toàn lao động.

Hộp 4.1. Ý kiến người dân về tình hình rác thải tại làng nghề Tiền Phong

“Có những hộ mang vải thừa, bông vụn ra đốt ngay gần khu dân cư. Khói bốc lên khét lẹt khiến các hộ xung quanh không thể nào chịu được vì khó thở. Nếu cứ tiếp diễn thế này thì sức khỏe người dân trong xã sẽ bị ảnh hưởng, cả đời con cháu cũng phải chịu vạ lây”.

(Phỏng vấn bà Lê Thị Hiên, đội 5 Trát Cầu, vào hồi 08 giờ 15phút, ngày 23/11/2016, tại xã Tiền Phong) Theo khảo sát, tại các cơ sở sản xuất những nguyên liệu thừa, sản phẩm phụ: vải vụn, bông vụn… được thải ra, chất thành đống lớn trong nhiều ngày tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao. Trong khi đó, công tác phòng cháy, chữa cháy ở làng nghề lại chưa được quan tâm. Chưa kể, những hộ sản xuất nhỏ thường có thói quen đốt rác thải, nguyên liệu thừa một cách bừa bãi khiến bầu không khí ô nhiễm trầm trọng. Đáng ngại hơn, nước thải của các cơ sở sản xuất không qua xử lý, xả thẳng ra hệ thống thoát nước trong làng gây tắc nghẽn, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của cư dân trong thôn cũng như những người sống ở khu vực lân cận.

Chất thải rắn của làng nghề hiện nay chủ yếu là vải thừa, sản phẩm hỏng. Các loại chất thải này ít có giá trị sử dụng nên chủ yếu được thu gom, lưu trữ đem đốt, còn một phần thì vứt bừa bãi trên mặt đất gây mất mỹ quan môi trường và gây ô nhiễm không khí. Đối với các hộp đựng keo, sơn được thu gom bán đồng nát và rẻ lau dầu mỡ, dầu mỡ thải thì vứt bỏ tràn lan đang gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước. Đây là các chất thải thuộc loại nguy hại cần được thu gom, lưu trữ và xử lý theo đúng quy định.

* Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trường làng nghề mộc (Vạn Điểm): Số hộ làm nghề tại các làng nghề này đạt tỷ lệ từ 60 đến 80%. Nghề mộc đã tạo công việc làm ổn định và thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, hiện chưa có làng nghề nào quy hoạch được khu sản xuất tập trung mà vẫn đang sản xuất xen lẫn khu dân cư. Quá trình sản xuất chế biến gỗ, các hộ đã xả thải ra môi trường lượng bụi gỗ, bụi sơn rất lớn; bên cạnh đó, tình trạng vật liệu sản xuất và các phế phụ phẩm nghề mộc xếp lấn chiếm lề đường, lòng đường đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người dân.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường làng nghề mộc. Trong quá trình sản xuất, bụi gỗ được phát sinh ở hầu hết các công đoạn như cưa, xẻ,

khoan, phay, bào, chà...rồi phát tán ra môi trường ở các làng nghề rất lớn. Nhiều hộ gia đình còn tận dụng lòng đường, vỉa hè, khu công cộng làm nơi sản xuất hoặc sản xuất trong khuôn viên nhà mình nhưng sử dụng quạt thổi trực tiếp ra ngoài gây ảnh hưởng đến môi trường và những người đang sinh sống xung quanh. Sơn là một nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình sản xuất đồ gỗ, sơn có nhiều thành phần hóa chất độc hại gây nguy hiểm cho con người và bụi sơn có kích thước nhỏ, phát tán nhanh. Ngoài ra, nhiều hộ còn sử dụng hóa chất ngâm, tẩm gỗ, sau khi ngâm xong, nước thải chưa qua xử lý được thải trực tiếp ra môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)