Từ kết quả phân tích những kinh nghiệm trong quản lý môi trường làng nghề của các nước trên thế giới và một số tỉnh lân cận, ta có thể rút ra những bài học vận dụng cho công tác quản lý môi trường làng nghề đối với vấn đề quản lý môi trường của nước ta nói chung và của huyện Thường Tín nói riêng như sau:
Thứ nhất, Nhà nước cần phải đóng vai trò chủ chốt trong việc quản lý môi trường làng nghề. Bằng các công cụ quản lý của mình, Nhà nước là người ban hành luật pháp về quản lý môi trường làng nghề và tổ chức các hoạt động chống ô nhiễm môi trường làng nghề. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, Nhà nước cần mạnh tay và cứng rắn áp dụng các biện pháp xử lý đối với các trường hợp vi phạm.
Thứ hai, Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý môi trường làng nghề, đặc biệt là việc cụ thể hóa các văn bản về quản lý môi trường các làng nghề. Cho đến nay, trong hệ thống luật pháp của nước ta chưa có một văn bản nào quy định cụ thể về việc quản lý môi trương làng nghề, điều này gây khó khăn cho công tác quản lý môi trường các làng nghề.
Thứ ba, Quản lý môi trường làng nghề là nhiệm vụ của toàn xã hội do đó cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức của người dân, có các biện pháp cần thiết nhằm lôi kéo sự tham gia của cộng đồng vào việc giải quyết các vấn đề quản lý môi trường làng nghề.
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU